trực tuyến
🔴[TRỰC TIẾP] Trai đàn chẩn tế - Kết lễ Ngũ Bách Danh Giáp Thìn 2024 | Thời khóa 12/12

Thứ Năm, 28/3/2024

tức 19/2 Giáp Thìn

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Quyển thứ tư - Phẩm “Ngũ bá đệ tử thọ ký" thứ tám

26/6/2020

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch. Quyển thứ tư, Phẩm “Ngũ bá đệ tử thọ ký" thứ tám.

26/6/2020

-
aa
+

Phẩm “Ngũ bá đệ tử thọ ký" thứ tám

1. Lúc bấy giờ, ngài Mãn Từ Tử từ nơi Đức Phật nghe trí huệ phương tiện tùy cơ nghi nói pháp như thế, lại nghe thọ ký cho các vị đệ tử lớn sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại nghe việc nhơn duyên đời trước, lại nghe các Đức Phật có sức tự tại thần thông lớn, đặng điều chưa từng có, lòng thanh tịnh hớn hở, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật, đầu mặt lễ chân Phật, rồi đứng qua một bên chiêm ngưỡng dung nhan của Phật mắt không tạm rời, mà nghĩ thế này:
Thế Tôn rất riêng lạ, việc làm ít có, thuận theo bao nhiêu chủng tánh ở trong đời, dùng sức phương tiện tri kiến mà vì đó nói pháp, vớt chúng sanh ra khỏi các chỗ tham trước, chúng con ở nơi công đức của Phật không thể dùng lời nói mà tuyên bày được, chỉ có Đức Phật Thế Tôn hay biết bổn nguyện trong thâm tâm của chúng con.
2. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các ông thấy Mãn Từ Tử đây chăng? Ta thường khen ông là bậc nhứt trong hàng người nói pháp, cũng thường khen các món công đức của ông, ròng rặc siêng năng hộ trì giúp tuyên bày pháp của Ta, có thể chỉ dạy lợi mừng cho hàng bốn chúng(1) giải thích trọn vẹn Chánh pháp của Phật, mà làm nhiều lợi ích cho những người cùng đồng hạnh thanh tịnh. Ngoài Đức Như Lai, không ai có thể cùng tận chỗ biện bác ngôn luận của ông. Các ông chớ tưởng Mãn Từ Tử chỉ hay hộ trì trợ tuyên pháp của Ta thôi, ông cũng đã ở nơi chín mươi ức Đức Phật thuở quá khứ mà hộ trì trợ tuyên Chánh pháp của Phật, ở trong nhóm người nói pháp thuở đó cũng là bậc nhứt.
Ông lại ở Pháp không của chư Phật nói, thông suốt rành rẽ, đặng bốn món trí vô ngại, thường hay suy gẫm chắc chắn nói pháp thanh tịnh không có nghi lầm, đầy đủ sức thần thông của Bồ Tát tùy số thọ mạng mà thường tu hạnh thanh tịnh.
Người đời thuở Đức Phật kia đều gọi ông thiệt là Thanh-văn. Nhưng ông Mãn Từ Tử dùng phương tiện đó làm lợi ích cho vô lượng trăm nghìn chúng sanh, lại giáo hóa vô lượng vô số người khiến đứng nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ông vì muốn tịnh cõi Phật mà thường làm Phật sự giáo hóa chúng sanh.
Các Tỳ-kheo! Ông Mãn Từ Tử cũng đặng bậc nhứt ở trong hàng người nói pháp thuở bảy Đức Phật, nay ở nơi chỗ Ta trong hàng người nói pháp cũng là bậc nhứt.
Trong hàng người nói pháp thuở các Đức Phật trong Hiền kiếp về đương lai cũng lại là bậc nhứt, mà đều hộ trì giúp tuyên bày pháp của Phật. Ông cũng sẽ ở trong đời vị lai hộ trì trợ tuyên Chánh pháp của vô lượng vô biên các Đức Phật, giáo hóa làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh khiến an lập nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì tịnh cõi Phật mà thường siêng năng tinh tấn giáo hóa chúng sanh, lần lần đầy đủ đạo Bồ Tát.
Qua vô lượng vô số kiếp sau, ông sẽ ở nơi cõi này thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hiệu là: Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Đức Phật đó lấy số thế giới Tam thiên đại thiên nhiều như số cát sông Hằng mà làm thành một cõi Phật. Đất bằng bảy thứ báu, thẳng bằng như bàn tay không có núi gò, khe suối, rạch ngòi. Nhà, đài bằng bảy thứ báu đầy dẫy trong đó, cung điện của các trời ở gần trên hư không, người cùng trời giao tiếp nhau, hai bên đều thấy được nhau, không có đường dữ cũng không có người nữ.
Tất cả chúng sanh đều do biến hóa sanh, không có dâm dục, đặng pháp thần thông lớn, thân chói ánh sáng, bay đi tự tại, chí niệm bền chắc, có đức tinh tấn trí huệ, tất cả đều thân sắc vàng đủ ba mươi hai tướng tốt để tự trang nghiêm.
Nhân dân nước đó thường dùng hai thức ăn: Một là Pháp hỷ thực, hai là Thiền duyệt thực(2). Có vô lượng vô số nghìn muôn ức na-do-tha các chúng Bồ-Tát đặng sức thần thông lớn, bốn trí vô ngại(3), khéo hay giáo hóa loài chúng sanh. Chúng Thanh-văn trong nước đó tính kể số đếm đều không thể biết được, đều đặng đầy đủ ba món Minh, sáu pháp Thần thông và tám món Giải thoát(4).
Cõi nước của Đức Phật đó có vô lượng công đức trang nghiêm thành tựu như thế, kiếp tên Bửu Minh, nước tên Thiện Tịnh. Phật đó sống lâu vô lượng vô số kiếp, pháp trụ đời rất lâu. Sau khi Phật diệt độ, dựng tháp bằng bảy thứ báu khắp cả nước đó".
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng :
3.-Các Tỳ-kheo lắng nghe
Đạo của Phật tử làm
Vì khéo học phương tiện
Chẳng thể nghĩ bàn được
Biết chúng ưa pháp nhỏ
Mà sợ nơi trí lớn
Cho nên các Bồ Tát
Làm Thanh-văn Duyên-giác
Dùng vô số phương tiện
Độ các loài chúng sanh,
Tự nói là Thanh-văn
Cách Phật đạo rất xa
Độ thoát vô lượng chúng
Thảy đều được thành tựu
Dầu ưa nhỏ, biếng lười
Sẽ khiến lần thành Phật.
Trong ẩn hạnh Bồ Tát
Ngoài hiện là Thanh-văn
Ít muốn, nhàm sanh tử
Thiệt tự tịnh cõi Phật
Bày ba độc cho người(5)
Lại hiện tướng tà kiến,
Đệ tử Ta như vậy
Phương tiện độ chúng sanh
Nếu Ta nói đủ cả
Các món việc hiện hóa
Chúng sanh nghe đó rồi
Thời lòng sanh nghi lầm.
4.-Nay Phú Lâu Na đây
Ở xưa nghìn ức Phật
Siêng tu đạo mình làm
Tuyên hộ các Phật pháp
Vì cầu huệ Vô thượng
Mà ở chỗ chư Phật
Hiện ở trên đệ tử
Học rộng có trí huệ
Nói pháp không sợ sệt
Hay khiến chúng vui mừng
Chưa từng có mỏi mệt
Để giúp nên việc Phật.
Đã được thần thông lớn
Đủ bốn trí vô ngại
Biết các căn lợi độn
Thường nói pháp thanh tịnh
Diễn xướng nghĩa như thế
Để dạy nghìn ức chúng
Khiến trụ pháp Đại thừa
Mà tự tịnh cõi Phật.
Đời sau cũng cúng dường
Vô lượng vô số Phật
Hộ trợ tuyên Chánh pháp
Cũng tự tịnh cõi Phật
Thường dùng các phương tiện
Nói pháp không e sợ
Độ chúng không kể được
Đều thành Nhứt thiết trí
Cúng dường các Như Lai
Hộ trì tạng Pháp bảo.
Sau đó đặng thành Phật
Hiệu gọi là Pháp Minh
Nước đó tên Thiện Tịnh
Bảy thứ báu hiệp thành
Kiếp tên là Bửu Minh
Chúng Bồ Tát rất đông
Số nhiều vô lượng ức
Đều đặng thần thông lớn
Sức oai đức đầy đủ
Khắp đầy cả nước đó
Thanh-văn cũng vô số
Ba minh, tám giải thoát
Đặng bốn trí vô ngại
Dùng hạng này làm Tăng.
Chúng sanh trong cõi đó
Dâm dục đều đã dứt
Thuần một biến hóa sanh
Thân trang nghiêm đủ tướng
Pháp hỷ, Thiền duyệt thực
Không tưởng món ăn khác.
Không có hàng nữ nhơn
Cũng không các đường dữ.
Phú Lâu Na Tỳ-kheo
Khi công đức trọn đầy
Sẽ đặng Tịnh Độ này
Chúng Hiền Thánh rất đông
Vô lượng việc như thế
Nay Ta chỉ nói lược.
5. Bấy giờ, một nghìn hai trăm vị A-la-hán, bậc tâm tự tại, nghĩ như vầy: “Chúng ta vui mừng đặng điều chưa từng có, nếu Đức Thế Tôn đều thọ ký cho như các đệ tử lớn khác thời sung sướng lắm”.
Đức Phật biết tâm niệm của các vị đó nên nói với ngài Đại Ca Diếp: “Một nghìn hai trăm vị A-la-hán đó, nay ta sẽ hiện tiền thứ tự mà thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác".
Trong chúng đó, đệ tử lớn của Ta là Kiều Trần Như Tỳ-kheo, sẽ cúng dường sáu muôn hai nghìn ức Đức Phật, vậy sau đặng thành Phật, hiệu là Phổ Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Năm trăm vị A-la-hán : Ông Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, ông Dà Gia Ca Diếp, ông Na Đề Ca Diếp, ông Ca Lưu Đà Di, ông Ưu Đà Di, ông A Nậu Lâu Đà, ông Ly Bà Đa, ông Kiếp Tân Na, ông Bạc Câu La, ông Châu Đà Tá, ông Dà Đà, v.v... đều sẽ đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều đồng một hiệu là Phổ Minh.
Bấy giờ Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
6.-Kiều Trần Như Tỳ-kheo
Sẽ gặp vô lượng Phật
Qua vô số kiếp sau
Mới đặng thành Chánh giác
Thường phóng quang minh lớn
Đầy đủ các thần thông
Danh dồn khắp mười phương
Tất cả đều tôn kính
Thường nói pháp Vô thượng
Nên hiệu là Phổ Minh
Cõi nước đó thanh tịnh
Bồ Tát đều dõng mãnh
Đều lên lầu gác đẹp
Dạo các nước mười phương
Đem đồ cúng Vô thượng
Hiến dâng các Đức Phật,
Làm việc cúng đó xong
Sanh lòng rất vui mừng
Giây lát về bổn quốc
Có sức thần như thế.
Phật thọ sáu muôn kiếp
Chánh pháp trụ bội thọ
Tượng pháp lại hơn Chánh
Pháp diệt trời, người lo
7.-Năm trăm Tỳ-kheo kia
Thứ tự sẽ làm Phật
Đồng hiệu là Phổ Minh
Thứ lớp thọ ký nhau.
Sau khi Ta diệt độ
Ông đó sẽ làm Phật
Thế gian của ông độ
Cũng như Ta ngày nay
Cõi nước đó nghiêm sạch
Và các sức thần thông
Chúng Thanh-văn, Bồ Tát
Chánh pháp cùng Tượng pháp
Thọ mạng kiếp nhiều ít
Đều như trên đã nói.
Ca Diếp! Ông đã biết
Năm trăm vị tự tại
Các chúng Thanh-văn khác
Cũng sẽ làm như thế
Vị nào vắng mặt đây
Ông nên vì tuyên nói.
8. Bấy giờ, năm trăm vị A-la-hán ở trước Phật đặng thọ ký xong, vui mừng hớn hở, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đứng trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, ăn năn lỗi của mình mà tự trách: Thế Tôn, chúng con thường nghĩ như vầy, tự cho mình đã được rốt ráo diệt độ, nay mới biết đó là như người vô trí. Vì sao? Chúng con đáng được trí huệ của Như Lai mà bèn tự lấy trí nhỏ cho là đủ.
Thế Tôn! Thí như có người đến nhà bạn thân say rượu mà nằm, lúc đó người bạn thân có việc quan phải đi, lấy châu báu vô giá cột trong áo của gã say, cho đó rồi đi. Gã đó say nằm đều không hay biết, sau khi dậy bèn dạo đi đến nước khác, vì việc ăn mặc mà phải gắng sức cầu tìm rất là khổ nhọc, nếu có được chút ít bèn cho là đủ.
Lúc sau người bạn thân gặp gỡ thấy gã bèn bảo rằng: “Lạ thay! Anh này, sao lại vì ăn mặc mà đến nỗi này. Ta lúc trước muốn cho anh được an vui tha hồ thụ năm món dục, ở ngày tháng năm đó, đem châu báu vô giá cột vào trong áo anh, nay vẫn còn đó mà anh không biết, lại đi nhọc nhằn sầu khổ để cầu tự nuôi sống thực là khờ lắm; nay anh nên đem ngọc báu đó đổi chác lấy đồ cần dùng thời thường được vừa ý không chỗ thiếu thốn.
Đức Phật cũng lại như vậy, lúc làm Bồ Tát giáo hóa chúng con khiến phát lòng cầu Nhứt thiết trí, mà chúng con liền bỏ quên không hay không biết. Đã được đạo A-la-hán tự nói là diệt độ, khổ nhọc nuôi sống đặng chút ít cho là đủ, tất cả trí nguyện vẫn còn chẳng mất. Ngày nay Đức Thế Tôn giác ngộ chúng con mà nói rằng: “Các Tỳ-kheo! Đạo của các ông không phải rốt ráo diệt. Ta từ lâu đã khiến các ông gieo căn lành của Phật, dùng sức phương tiện chỉ tướng Niết-bàn, mà các ông cho là thiệc được diệt độ”.
Thế Tôn! Chúng con nay mới biết mình thiệt là Bồ Tát được thọ ký sẽ thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì nhơn duyên đó lòng rất vui mừng được điều chưa từng có.
Bấy giờ, ông A Nhã Kiều Trần Như muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
9.-Chúng con nghe Vô thượng
Tiếng thọ ký an ổn
Vui mừng chưa từng có
Lạy Phật trí vô lượng.
Nay ở trước Thế Tôn
Tự hối các lỗi quấy
Trong Phật báu vô lượng
Được chút phần Niết-bàn
Như người ngu vô trí
Bèn tự cho là đủ.
Thí như người nghèo cùng
Qua đến nhà thân hữu
Nhà đó rất giàu lớn
Bày đủ các tiệc ngon
Đem châu báu vô giá
Cột dính trong vạt áo
Thầm cho rồi bỏ đi
Gã say nằm không hay
Sau khi gã đã dậy
Dạo đi đến nước khác
Cầu ăn mặc tự sống
Nuôi sống rất khốn khổ
Được ít cho là đủ
Chẳng lại muốn đồ tốt
Chẳng biết trong vạt áo
Có châu báu vô giá
Người thân hữu cho châu
Sau gặp gã nghèo này
Khổ thiết trách gã rồi
Chỉ cho châu trong áo.
Gã nghèo thấy châu đó
Lòng gã rất vui mừng
Giàu có các của cải
Tha hồ hưởng ngũ dục
Chúng con cũng như vậy
Thế Tôn từ lâu xưa
Thường thường giáo hóa cho
Khiến gieo nguyện Vô thượng.
Chúng con vì vô trí
Chẳng hay cũng chẳng biết
Được chút phần Niết-bàn
Cho đủ chẳng cầu nữa.
Nay Phật giác ngộ con
Nói chẳng phải thiệt diệt
Đặng Phật huệ Vô thượng
Đó mới là thiệt diệt.
Con nay từ Phật nghe
Thọ ký việc trang nghiêm
Cùng tuần tự thọ ký
Thân tâm khắp mừng vui.

-- HẾT PHẨM TÁM --


>>> Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Quyển thứ tư - Phẩm “Thọ học vô học nhơn ký" thứ chín

THÍCH NGHĨA
(1) Bốn chúng là: 1) Tỳ-kheo, 2) Tỳ-kheo ni, 3) Ưu-bà-tắc, 4) Ưu-bà-di.
(2) Pháp hỷ thực: Lãnh hội pháp mầu, lòng vui mừng, thân khoan khoái gọi là “Pháp hỷ thực”.
Thiền duyệt thực: Trụ trong thiền định, tâm an, thân khoẻ gọi là “Thiền duyệt thực”.
(3) Bốn vô ngại trí: 1) Pháp vô ngại (có trí nói pháp suốt thông). 2) Từ vô ngại (lời tiếng đầy đủ không trệ). 3) Nghĩa vô-ngại (nghĩa lý thấu đáo). 4) Nhạo thuyết vô ngại (thường ưa thích nói pháp).
(4) Tám món giải thoát: 1) Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát, 2) Nội vô sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát, 3) Tịnh bội xả thân tác chứng giải thoát, 4) Hư không xứ giải thoát, 5) Thức vô biên xứ giải thoát, 6) Vô sở hữu xứ giải thoát, 7) Phi hữu tưởng phi vô tưởng giải thoát, 8) Diệt thọ tưởng giải thoát.
(5) Ba độc: Tham, sân, si.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Đời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP vưng chiếu dịch

Xem thêm

Kinh Di Giáo - Năm Giác Quan

Văn kinh🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Kinh Di Giáo - Giữ Giới

Văn kinh🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Bài kinh: Tại Gia - Xuất Gia

Văn kinh🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Bài kinh: Văn Thù Vấn Phật

Văn kinh🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Bài Kinh: Nghiệp Báo Sai Biệt

Văn kinh🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Kinh Trợ Duyên Cho Người Hấp Hối

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị tr...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị tr...

Kinh Tuổi Xế Chiều

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi c...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi c...

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Văn kinh🞄 16/02/2024

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Kinh Chiêm Bái Thánh Tích

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời Thế Tôn trú tại Kusinàrà, rừng Sàlà dạy Tôn giả Ananda: Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ t...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời Thế Tôn trú tại Kusinàrà, rừng Sàlà dạy Tôn giả Ananda: Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ t...

Kinh Quả Báo

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Ma Kiệt Đà, tại tịnh xá Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Ma Kiệt Đà, tại tịnh xá Trúc Lâm...

Kinh Nguồn Gốc Khổ Đau

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạc...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạc...

Kinh Hàng Ma

Văn kinh🞄 15/02/2024

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

Kinh Nhân Quả

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội...

Bài kinh: Châu Báu (Ratana Sutta)

Văn kinh🞄 28/01/2024

Cao thượng, biết cao thượng, cho đem lại cao thượng, bậc Vô thượng thuyết giảng, pháp cao thượng thù thắng, như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu, mong với sự thật này, được sống chân hạnh phúc.

Văn kinh 🞄 28/01/2024

Cao thượng, biết cao thượng, cho đem lại cao thượng, bậc Vô thượng thuyết giảng, pháp cao thượng thù thắng, như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu, mong với sự thật này, được sống chân hạnh phúc.

Bài kinh: Cội Phước

Văn kinh🞄 12/01/2024

Một thời, Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do sự có mặt của ba pháp...

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Một thời, Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do sự có mặt của ba pháp...

Bài kinh: Người Mang Hạnh Phúc Cho Nhân Loại

Văn kinh🞄 12/01/2024

Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.

Bài kinh: Bỏ Ác, Làm Lành

Văn kinh🞄 12/01/2024

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm? Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán...

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm? Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán...

Bài kinh: Bổn Phận Người Gia Chủ

Văn kinh🞄 12/01/2024

Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ kheo; hộ trì chúng Tỷ kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ kheo; hộ trì chúng Tỷ kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.