trực tuyến
🔴[TRỰC TIẾP] Trai đàn chẩn tế - Kết lễ Ngũ Bách Danh Giáp Thìn 2024 | Thời khóa 12/12

Thứ Sáu, 29/3/2024

tức 20/2 Giáp Thìn

“3 biểu hiện khi Phật Pháp bị tiêu hoại” - Tăng, Ni, Phật tử cần làm gì?

07/02/2020

Giáo Pháp của Đức Phật cao siêu màu nhiệm, nhưng cũng không ra khỏi quy luật sinh - trụ - hoại - diệt của thế gian. Biểu hiện của sự tiêu hoại Phật Pháp...

07/02/2020

-
aa
+

“Ở đây, này Kimbila, khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Đạo Sư; sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học Pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Đây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, Diệu Pháp được tồn tại lâu dài”. - Trích Kinh Tăng chi, chương Sáu Pháp, phẩm chư Thiên, Tôn giả Kimbila.

Đức Phật biết giáo Pháp của Ngài chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định và sẽ diệt tận. Lúc còn tại thế, cả cuộc đời Ngài không ngừng nghĩ đến chúng sinh. Khi sắp nhập Niết bàn, Ngài vẫn nghĩ đến chúng sinh. Ngài dạy: “Những ai có thể cứu độ, ở cõi trời, người, đều đã được cứu độ. Còn những ai chưa thể cứu độ, ta cũng đã tạo nhân duyên cứu độ về sau rồi” - Trích kinh Di giáo, Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập dịch.

Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn

Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn

Là người đệ tử Phật, chúng ta cần làm gì để giáo Pháp của Đức Thế Tôn được kéo dài. Kính mời quý Phật tử cùng đọc những lời dạy sau đây:

3 biểu hiện khiến giáo Pháp của Đức Thế Tôn bị tiêu hoại

Giáo Pháp của Đức Phật cao siêu màu nhiệm, nhưng cũng không ra khỏi quy luật sinh - trụ - hoại - diệt của thế gian. Khi nói về những biểu hiện của sự tiêu hoại Phật Pháp, Ngài Na Tiên dạy: “Có ba sự tiêu hoại cả thảy. Ấy là tiêu hoại sở đắc, giác ngộ. Thứ hai là tiêu hoại về hạnh kiểm, giới luật. Thứ ba là tiêu hoại về Tăng tướng, phẩm mạo”.
#1 Sự tiêu hoại về sở đắc, giác ngộ: “Ấy là khi mà tứ chúng không còn kiên tâm trì chí thực hành giáo Pháp cho đến nơi đến chốn. Chúng chỉ thực hành cho có lệ, được chút gì hay chút ấy, vì vậy chúng không còn có khả năng chứng ngộ đạo quả”.
#2 Sự tiêu hoại về hạnh kiểm, giới luật: “Đó là vào thời mà tứ chúng khinh thường những giới điều nhỏ, không thực hành, không tôn trọng những giới cấm lớn. Chúng mất tư cách, thiếu phẩm hạnh, thiếu hạnh kiểm, phá giới luật”.
#3 Sự tiêu hoại Tăng tướng, phẩm mạo: “Đến một lúc nào đó, Tăng chúng không còn mặc y cà-sa nữa. Chúng viện cớ phương tiện, viện cớ đi lại khó khăn, viện cớ “phá tướng”, nên không còn thích mặc y cà-sa vướng víu trên người, chúng thích mặc áo thế tục. Đến lúc ấy, chiếc y cà-sa màu vàng chỉ còn là một mảnh vải vàng tượng trưng, vắt qua lỗ tai mà thôi. Rồi đến lúc, chút vải vàng ấy cũng không còn nữa”.

Trước lời dạy của Ngài Na Tiên về biểu hiện tiêu hoại của Phật Pháp; Sư Phụ chia sẻ: “Chùa Ba Vàng quyết định toàn thể Tăng chúng đắp y của Phật cả ngày. Chư Tăng, Ni sẽ đắp y từ sáng đến tối để phân biệt Tăng và tục rõ ràng. Thầy tu không chấp cái áo, nhưng y cà-sa rất quý, thể hiện cho lý tưởng, hoài bão, của người tu sĩ. Đức Phật bắt buộc các Thầy cạo tóc là để khác với người thế gian. Phật dạy: “Các ông là Sa-môn, người xuất gia, hình tướng phải khác người thế tục”. Đó là điều đặc biệt bảo vệ cho Tăng đoàn”.

Tăng, Ni, Phật tử cần làm gì để kéo dài Phật Pháp ở thế gian?

Khi nghi ngờ về thời gian tồn tại giáo Pháp của Đức Thế Tôn, đức vua Mi Lan Đà hỏi: “Thưa đại đức! Khi đức Thế Tôn cho phép nữ giới vào tu, ngài có nói là giáo Pháp chỉ còn tồn tại năm ngàn năm. Nhưng khi sắp Niết bàn, đức Thế Tôn lại nói với Subhaddā rằng: Chừng nào chư Tỳ-kheo đệ tử của Như Lai, có đức tin đầy đủ, biết thực hành đúng đắn giáo Pháp của Như Lai thì chừng ấy trong thế gian sẽ không mất quả vị A La Hán!”.

Đại đức Na Tiên đưa ra ví dụ: “Ví như một cái hồ với sức chứa như vậy, mạch nước rỉ ra hằng ngày như vậy thì khi mùa hạ đến, chừng vài tháng là hồ cạn; nhưng nếu năm, bảy ngày lại có những trận mưa lớn thì thời hạn cạn nước của cái hồ kia sẽ thế nào, hở đại vương?”

Vua Mi Lan Đà đáp: “Dĩ nhiên là có thể kéo dài thêm một tuần, hai tuần hoặc một tháng, hai tháng nữa cũng chưa biết chừng!”

Đại đức Na Tiên trả lời: “Cái hồ chính là giáo Pháp, thời hạn khô nước chính là giáo Pháp đến thời phải tiêu hoại, nước mưa tuôn đổ thêm chính là phẩm hạnh tu tập của tứ chúng. Nếu tứ chúng tu hành đúng đắn, thực hành trọn đủ và nghiêm túc về giới, về định, về tuệ thì giáo Pháp sẽ lâu dài hơn năm ngàn năm; và bốn đạo, bốn quả, sẽ còn tồn tại trên thế gian lâu dài hơn thời hạn giáo Pháp bị tiêu hoại, có phải vậy không, đại vương?”
Vua Mi Lan Đà đáp: “Vâng, đúng thế!”

Từ lời dạy của Đại đức Na Tiên, chúng ta biết rằng, thời gian giáo Pháp tồn tại phụ thuộc vào sự tu học của Tăng, Ni, Phật tử. Nếu Tăng, Ni, Phật tử tinh tấn tu hành thì giáo Pháp sẽ kéo dài ở thế gian. Nếu sống buông lung, phóng dật, chẳng chịu tu tập thì giáo Pháp sẽ nhanh chóng tiêu hoại. Chúng ta cũng mong mỏi nhiều người thực hành giáo Pháp, mang giáo Pháp giúp chúng sinh bớt khổ.

Chư Tăng Ni và Phật tử hướng tâm để lắng nghe những lời Pháp nhũ của Sư Phụ

Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng chăm chỉ học Pháp từ Sư Phụ

Sư Phụ chỉ dạy: “Giáo Pháp của Phật, tồn tại ngắn hay dài, ảnh hưởng ở chính Tăng, Ni và Phật tử chúng ta. Với tâm nguyện thực hành giáo Pháp để Phật Pháp được lâu dài thì toàn thể Tăng, Ni, Phật tử đều phải quyết tâm tu tập, học hiểu giáo Pháp, ứng dụng tu hành để giáo Pháp được lâu dài, làm lợi ích cho chúng sinh, cho nhân loại”. Trong thời khóa kiểm tâm tại chùa Ba Vàng - các cư sỹ có thể chân thật chia sẻ những khúc mắc trong tâm sau một ngày làm việc

Trong thời khóa kiểm tâm tại chùa Ba Vàng - các cư sỹ chân thật chia sẻ những tâm niệm trong ngày

Như vậy, trách nhiệm của tứ chúng không chỉ là học và thực hành giáo Pháp của Phật mà còn phải hộ trì Tam Bảo để chính Pháp được tồn tại lâu dài. Mong rằng, mỗi người đệ tử Phật sẽ luôn phát tâm dũng mãnh tu trì giới luật của Phật, đem đạo vào đời, giúp cho đời bớt khổ để ai cũng được sống trong tình yêu thương, thấm nhuần mưa Pháp!

Tịnh Duyên

Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Hành hương đất Phật - Tứ thánh tích: Cần phải đến ít nhất một lần trong đời

Bài viết🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Bài viết 🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.