trực tuyến
🔴[TRỰC TIẾP] Trai đàn chẩn tế - Kết lễ Ngũ Bách Danh Giáp Thìn 2024 | Thời khóa 12/12

Thứ Sáu, 29/3/2024

tức 20/2 Giáp Thìn

Chính niệm, tà niệm là gì? Niệm thế nào để được Phật độ?

25/3/2020

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Tứ niệm xứ...

25/3/2020

-
aa
+

Trong Phật Pháp, một con người có năm căn lành thuộc về tâm, gồm có: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Đây là năm căn lành mà người học Phật cần làm tăng trưởng, sung mãn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về “niệm căn” qua cuộc trò chuyện giữa vua Mi-lan-đà và Tỳ-kheo Na-tiên với bài giảng “Niệm là gì? Cách niệm để được Phật độ?” của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Niệm là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về niệm căn, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giải thích về khái niệm của niệm: “Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Niệm Phật là nhớ nghĩ về Phật, nhớ tưởng, nghĩ tới Phật, gọi là niệm. Chúng ta niệm cha, niệm mẹ là ngồi đây mà nhớ về cha, về mẹ. Chữ niệm có nghĩa là nghĩ nhớ, khắc ghi”.

Niệm Phật là thường nhớ nghĩ đến Phật

Trong Hán tự, chữ “niệm” bao gồm bộ “kim” và bộ “tâm”. Sư Phụ giảng giải thêm: “Chữ niệm trên có bộ kim, bên dưới là bộ tâm tức là tâm trong thời hiện tại. Kim tức là hiện tại, là bây giờ. Cái tâm hiện tại đấy gọi là Niệm”.

Nhắc nhở tâm và “cầm nắm” tâm là công dụng của niệm

Trong cuộc trò chuyện với vua Mi-lan-đà về hành tướng của niệm, Đại đức Na-tiên khẳng định, niệm có hai chức năng: “Thứ nhất là nhắc nhở tâm, thứ hai là giúp tâm cầm nắm.” Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về hai chức năng này của niệm qua lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh để ứng dụng trong đời sống cũng như trong tu tập.

#1 Niệm có chức năng là nhắc nhở tâm

Về chức năng thứ nhất của niệm, Đại đức Na-tiên chỉ dạy: “Bất cứ một pháp nào phát sanh lên, niệm có bổn phận nhắc nhở tâm ghi nhận pháp ấy. Ghi nhận một cách thuần túy, khách quan”.

Niệm là nhắc nhở và ghi nhận những pháp khởi lên trong tâm của mỗi người

Để quý Phật tử dễ hiểu, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Ví dụ ngọn nến cháy bùng to lên, thì đấy là một pháp phát sinh ra, mình ghi nhận điều đó là niệm”. Như vậy, chức năng thứ nhất của niệm là nhắc nhở tâm ghi nhận những pháp ngoại cảnh hoặc trong tâm phát sinh lên.
Sư Phụ cũng dựa trên ví dụ mà Đại đức Na-tiên lấy cho Đức vua về vị quan đứng canh cửa, giám sát ở cổng thành mà giảng rằng: “Ví như người coi cổng, ông ấy theo dõi từng người vào, người ra. Ông ấy biết người này là người thiện, người này là người ác, người này đi vào làm việc, người này đi vào để ăn trộm. Chức năng của niệm giống như người gác cổng. Người gác cổng theo dõi, biết rõ từng người vào ra, từng pháp phát sinh ở ngoại cảnh vào trong tâm chúng ta”.

#2 Giúp tâm “cầm nắm” là chức năng thứ hai của niệm

Khi nói về chức năng “cầm nắm” của niệm, Đại đức Na-tiên giải thích: “Một pháp phát sanh lên, niệm không những nhắc nhở tâm ghi nhận pháp ấy mà còn "cầm nắm" trọn vẹn cái thiện, cái ác ấy nữa. Các pháp như Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực... nghĩa là ba bảy trợ đạo phẩm, tứ vô lượng tâm cũng phải được hiểu như vậy”.
Tiếp tục ví dụ về người gác cổng, Sư Phụ chia sẻ: “Niệm không chỉ là ghi nhớ mà còn cầm nắm trọn vẹn pháp ấy nữa. Ví dụ ông gác cổng đó, ông ấy không chỉ đứng một chỗ, biết người vào, người ra mà còn bám sát, theo dõi được. Xem người này vào trong thành đi đâu, hành tung thế nào. Chứ không phải chỉ đứng một chỗ theo dõi không. Chức năng của niệm còn phải có chức năng bám sát, nắm được nó, túm được nó”. Như vậy, bên cạnh chức năng nhắc nhở tâm thì niệm còn có chức năng là giúp tâm cầm nắm, bám sát và nắm bắt trọn vẹn các pháp ngoại cảnh hoặc nội tâm phát sinh.

Niệm còn có chức năng là giúp tâm nắm bắt trọn vẹn các pháp ngoại cảnh hoặc nội tâm phát sinh (ảnh minh họa)

Thế nào là chính niệm và tà niệm?

Trong đạo Phật thì chia niệm ra làm hai loại: gồm chính niệm và tà niệm. Vậy chính niệm và tà niệm là gì?

Chính niệm là gì?

Trong bài giảng, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Tứ niệm xứ, đấy là những chính niệm. Niệm về hơi thở, niệm về thân, niệm về cảm thọ, tứ niệm xứ, đấy là chính niệm. Chúng ta thực hành chính niệm thì sẽ đi đến chính quả”. Tựu chung lại, Sư Phụ cũng giải thích niệm nào có động cơ dẫn đến ly tham, ly sân, ly si thì đó là chính niệm.

Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm Phật,... (ảnh minh họa)

Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm Phật,... (ảnh minh họa)

Tà niệm là gì?

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giải thích về tà niệm như sau: “Tà niệm là nhớ nghĩ về những điều tà bậy, không chân chính. Nghĩ những chuyện tà dâm, nghĩ những chuyện lừa đảo, dối trá, nghĩ những chuyện ác hại người. Đấy là tà niệm”. Tựu chung lại, Sư Phụ chỉ dạy niệm nào có động cơ do tham, sân, si chi phối thì niệm đấy là niệm tà.

Tà niệm là nhớ nghĩ về những điều tà bậy, tà dâm không chân chính (ảnh minh họa)

Tà niệm là nhớ nghĩ về những điều tà bậy, tà dâm không chân chính (ảnh minh họa)

Chính niệm là sợi dây kết nối trong Bát Chính Đạo

Sau khi giảng về chính niệm và tà niệm, để có được lợi ích rốt ráo nhất Sư Phụ khuyên đại chúng nên thực tập tư duy theo chính niệm để cho mình được trang nghiêm, tiến đạo. Người không tư duy theo chính niệm, để tà niệm chi phối thì khó tiến đạo. Sư Phụ chia sẻ: “Chính niệm là một căn lành của chúng ta. Chính niệm là cốt lõi trong Pháp tu tập. Người tu tập phải thực tập chính niệm. Cho nên trong nhà thiền thường hay nói là chính niệm, tỉnh giác. Chúng ta thường bị đánh mất chính niệm chạy theo tà niệm. Chạy theo tà niệm nên mới khởi niệm sân si lên, rồi khởi tất cả những phiền não lên. Cho nên chúng ta phải thực tập chính niệm. Bắt đầu bước đến cổng chùa là nhớ: “À, đến chùa là phải trang nghiêm, phải chính niệm, phải tỉnh giác, phải cẩn thận, từng hành động, từng lời nói, việc làm”. Đến chùa lắng lòng thanh tịnh trang nghiêm thân tâm tỉnh giác là có công đức. Cho nên chính niệm là một chất liệu rất quan trọng trong việc tu tập. Thiếu chính niệm không thể tu tập được. Trong Bát Chính Đạo, chính niệm là sợi dây nối kết tất cả những cái khác lại. Không có chính niệm tức là tà niệm, là tán loạn là chúng ta không thể nào tu tập được. Người thường tà niệm thì không vào được đạo. Cho nên đại chúng nhớ phải thực tập chính niệm. Chính niệm là căn lành, là một trong năm thiện căn chúng ta phải tu tập”.

Sư Phụ cũng chỉ dạy, cả chùa mà thực hành được chính niệm thì ngôi chùa ấy rất trang nghiêm. Ai ai cũng chính niệm tỉnh giác thì không còn sân giận, cãi vã lẫn nhau. Sư Phụ cũng sách tấn đại chúng khi đến chùa cố gắng thực tập chính niệm để tăng trưởng được công đức, tiến tu trên bước đường học Phật.

Niệm thế nào để được Phật độ?

Đối với người đệ tử Phật thì điểm tựa tâm linh vững chắc nhất đó là từ nơi Tam Bảo. Những lúc bế tắc, khó khăn mà được nương tựa vào Tam Bảo, được nghe những lời Phật dạy thì mọi chướng duyên nghịch cảnh đều có thể vượt qua. Trong bài giảng, Sư Phụ chia sẻ về bản chất của việc độ chúng sinh trong mình là: “Lấy niệm chính để độ niệm tà.”

Để đại chúng dễ hiểu, dễ áp dụng, Sư Phụ lấy ví dụ về việc khởi suy nghĩ nản chí khi đến ngày học Pháp trời mưa rét. Sư Phụ chia sẻ: “Hôm nay, đại chúng khởi niệm đi chùa học: “Rét thế này tôi cũng đi để tinh tấn trừ niệm lười biếng!” Đấy là chính niệm, trừ cái lười biếng. Chứ hôm nay, không đi chùa theo cái niệm là: “Thôi, hôm nay vắng mình không có sao. Rét thế này thôi, mình ở nhà, cho bảo đảm sức khỏe để còn tu lâu dài”. Cái niệm ấy là niệm tà. Nhưng mình nghe lời Phật dạy là tinh tấn, khó khăn, gian khổ phải quyết vượt qua. Y theo lời Phật dạy thì đây chính là Phật độ luôn niệm tà. Phật này là Phật ở trong ta, độ luôn niệm tà đấy. Còn đợi Phật ở phương Tây đến thì có khi xa; hay đợi Phật ở trên chùa về độ mình thì xa, mà phải Phật ngay trong tâm này. Cho nên trong kinh thường dạy là: Thiện tri thức ở xa không độ được, mà phải thiện tri thức ngay trong tâm mình. Làm thế nào để khơi dậy được thiện tri thức trong tâm mình thì phải học Pháp Phật mới độ được”.

Từ lời dạy trên Sư Phụ, chúng ta hiểu rằng, trong tâm ta có chính niệm và tà niệm. Chính niệm được tăng trưởng, thành tựu dựa trên giáo Pháp và những lời dạy của Đức Phật. Nếu chính niệm vững mạnh, kiên cố thì sẽ độ được những niệm bất thiện trong mình.

Thường xuyên tu học Phật Pháp, tư duy về những lời Phật dạy để khơi dậy thiện tri thức trong tâm của mình

Sư Phụ cũng chia sẻ thêm: “Chính niệm trong tâm mình cũng gọi là Phật phân thân. Đức Phật phân thân vào trong tâm mình độ chúng sinh tà mê trong tâm mình. Vậy phải làm sao có Phật phân thân? Phải khơi dậy được cụ Phật trong tâm mình, độ cho mình. Đợi thiện tri thức bên ngoài cứu mình không nổi, không kịp. Trong tâm mình khởi niệm bất thiện rất nhanh, mình dễ theo nó ngay. Không ai chạy đến cứu mình kịp cả, lúc ấy chỉ có Phật trong tâm mình mới cứu được mình thôi. Nếu ngay lúc ấy có ông Phật thường trực ở trong tâm mình xuất hiện bảo: “Không được! Dừng ngay cái niệm này!” Dừng được nó, tức là Phật độ mình trong tâm mình đấy. Cho nên cuộc đấu tranh độ chúng sinh ngay trong tâm mình là như vậy”. Qua lời Sư Phụ giảng chúng ta biết rằng, người tu Phật cần phải khơi dậy vị Phật ngay trong tâm của mình. Nếu vị Phật trong tâm luôn thường trực thì sẽ giúp chúng ta giải quyết những tâm bất thiện trong từng tâm niệm của mình. Nếu những tâm niệm bất thiện được giải quyết thì tâm niệm thiện lành sẽ tăng trưởng. Từ đó hành động lời nói việc làm cũng thiện theo.
Trên đây là bài viết về hành tướng của niệm dựa trên bài giảng của mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Mong rằng, qua bài viết này, quý Phật tử sẽ hiểu được bản chất của niệm, của chính niệm và tà niệm. Từ đó biết cách làm tăng trưởng chính niệm, kiểm thúc tà niệm, ứng dụng vào trong cuộc sống cũng như trên con đường học Phật.

Hạnh Hòa

Bài liên quan
Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Hành hương đất Phật - Tứ thánh tích: Cần phải đến ít nhất một lần trong đời

Bài viết🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Bài viết 🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.