trực tuyến
🔴[TRỰC TIẾP] Trai đàn chẩn tế - Kết lễ Ngũ Bách Danh Giáp Thìn 2024 | Thời khóa 12/12

Thứ Sáu, 29/3/2024

tức 20/2 Giáp Thìn

Phật dạy 10 điều giúp phụ nữ đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn

19/10/2019

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng đã chia sẻ với các cán bộ, giáo viên tại trường với chủ đề: “Phụ nữ làm thế nào để đẹp - giàu và hạnh phúc?”.

19/10/2019

-
aa
+

Đẹp là một nhu cầu tất yếu của nhân loại, đặc biệt là của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có được vẻ đẹp như mong muốn. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ làm đẹp, càng có nhiều người phụ nữ tìm kiếm cái đẹp thông qua việc phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng liệu đây có phải giải pháp giúp phụ nữ có được vẻ đẹp hoàn hảo và lâu dài? Câu hỏi làm thế nào để có được vẻ đẹp tự nhiên, chân thật từ ngoại hình đến tâm hồn? Đức Phật với trí tuệ siêu việt, Ngài đã thấu rõ rằng, đối với người nữ có vẻ đẹp hình tướng thôi là chưa đủ mà còn phải có cái đẹp xuất phát từ tâm hồn trong sáng, thiện lành của mình. Chính vì vậy mà Phật đã dạy cho chúng ta 10 điều giúp người phụ nữ đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn. Trong buổi giảng tại trường Đại học Kinh Tế - Quốc Dân, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng đã chia sẻ với các cán bộ, giáo viên tại trường với chủ đề: “Phụ nữ làm thế nào để đẹp - giàu và hạnh phúc?”.

Điều thứ nhất: không sân hận, thường vui vẻ

Sân hận được ví như ngọn lửa dữ, nó có thể tàn phá cả về thể xác và tâm hồn chúng ta. Sân cùng với tham và si được xem là ba độc lớn nhất của chúng sinh. Người thường mang tâm sân hận sẽ phải gánh chịu những cảm xúc phiền não, đau khổ hoặc bùng phát qua các hành động như cau có, quát tháo, thậm chí dẫn đến xô xát, đánh đập, tàn sát lẫn nhau. Dù bộc phát ra ngoài hay kìm nén trong tâm đều có thể sinh ra những năng lượng tiêu cực làm cơ thể trở nên mệt mỏi, gương mặt trở nên xấu xí. Ngược lại, tâm thường vui vẻ sẽ giúp cho mình có năng lượng tích cực, lạc quan và tươi trẻ. Thế gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nụ cười giúp hệ thần kinh được hưng phấn, tiếp sức cho mình thêm nhiều năng lượng mới. Nếu nguồn tâm luôn vui vẻ, hạnh phúc thì cuộc sống cũng sẽ được an lạc, trọn vẹn hơn.

Người không sân giận thì thường sẽ vui vẻ và an lạc

Người không sân giận thì thường sẽ vui vẻ và an lạc

Điều thứ hai: biết bố thí áo quần

Trong Kinh Tăng Chi II, Đức Phật dạy: “Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng. Đức Phật lại dạy có ba phần thuộc về người bố thí, đó là: “Trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”. Thực hành hạnh bố thí đúng Pháp với tâm hoan hỷ, tịnh tín sẽ mang lại phước báu thù thắng trong hiện tại và nhiều kiếp vị lai. Không chỉ tích lũy thêm nhiều phước báu, bố thí còn giúp xả bớt tâm bỏn xẻn, tham lam, ích kỷ; tăng trưởng được tâm từ bi để sống đời sống an vui, hạnh phúc. Việc bố thí quần áo với tâm hoan hỷ, thanh tịnh, tâm không mong cầu, không ngã mạn giúp người khác che kín thân thể, không bị lõa lồ, không bị đau khổ hay rét mướt sẽ được phước báo xinh đẹp.

Phật tử chùa Ba Vàng thực hành Pháp bố thí

Phật tử chùa Ba Vàng thực hành Pháp bố thí

Điều thứ ba: yêu kính cha mẹ

Sư Phụ có chỉ dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Người biết yêu kính phụng dưỡng cha mẹ chắc chắn sẽ được phước báu vô lượng. Cha mẹ chính là hai vị Phật sống trong nhà, hiếu kính cha mẹ sẽ được phước báu như cúng dường chư Phật. Sư Phụ từng căn dặn: “Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ to lớn như trời biển; trọn một đời cha mẹ cực khổ, hy sinh tất cả vì con”. Người không có tâm yêu kính cha mẹ thì khó có thể khởi sinh tâm từ bi với hết thảy chúng sinh. Ngược lại, người biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ với tất cả tâm biết ơn và chân thành sẽ luôn nỗ lực sống hướng thiện, chân chính để cha mẹ được vui lòng. Người nào yêu kính cha mẹ như vậy sẽ được an lạc và được phước báu xinh đẹp.

Các bạn khóa sinh chí thành đảnh lễ cha mẹ trong buổi lễ rửa chân tại Khóa tu mùa hè

Các bạn khóa sinh chí thành đảnh lễ cha mẹ trong buổi lễ rửa chân tại Khóa tu mùa hè

Điều thứ tư: kính trọng các bậc Hiền Thánh

Trong bài kinh Điềm Lành Tối Thượng, Đức Phật dạy:
“Không thân cận kẻ ngu
Nên gần gũi bậc trí
Tôn kính người hiền thiện
Là điềm lành tối thượng”.
Bậc Hiền Thánh là những người có trí tuệ, đạo đức, có hạnh nguyện thanh cao; là người chân thật thực hành và tuyên dương chính Pháp. Người xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”; người biết tôn kính, gần gũi các bậc hiền thiện để học hỏi những đức tính tốt đẹp, hướng tới cuộc sống lành thiện, bỏ ác làm lành thì chắc chắn người đó sẽ được tăng trưởng trí tuệ. Người biết kính trọng bậc Hiền Thánh cũng sẽ đoạn trừ được tâm kiêu căng, ngã mạn - là những chướng ngại ngăn che trí tuệ, khiến chúng sinh chìm đắm trong mê lầm, chấp trước. Do vậy, gần gũi người hiền thiện thì thân tâm luôn được an lạc, dung mạo được trang nghiêm tốt đẹp.

Cô gái thành kính chắp tay trang nghiêm khi Tăng đoàn khất thực đi ngang qua

Cô gái thành kính chắp tay trang nghiêm khi Tăng đoàn khất thực đi ngang qua

Điều thứ năm, sáu, bảy, tám: tu sửa trang nghiêm nơi Tam Bảo, quét dọn chùa chiền, điện thờ Phật và chỗ ở của chúng Tăng

Tam Bảo là ba ngôi quý báu của thế gian. Phật là bậc Giác Ngộ, Ngài thương xót và cứu giúp tất cả chúng sinh. Ngài cũng là người đã tu A Tăng kỳ kiếp, rèn luyện thân tâm, trau dồi đức hạnh, tích tập đầy đủ tất cả các công đức phước báu đều đầy đủ, viên mãn và trở thành bậc Toàn Giác. Pháp chính là những lời dạy của Đức Phật, hiện nay được lưu truyền trong Tam Tạng Kinh Điển. Tăng là đoàn thể những người xuất gia, là những người lấy lý tưởng của Phật, làm lý tưởng của mình: “Trên nguyện cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”, giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền chính Pháp đến các chúng sinh. Vì vậy, Tam Bảo chính là ruộng phước điền của chúng sinh, là nơi để chúng ta nương tựa. Chùa chiền, tịnh xá là nơi duy nhất đầy đủ sự hiện diện của ba ngôi báu này.
Chúng ta phát tâm siêng năng quét dọn chùa chiền, làm sạch sẽ, trang nghiêm tịnh xá là phụng sự chúng sinh, cúng dường Tam Bảo. Người thực hành việc quét dọn với tâm hoan hỷ, thành kính, mượn tướng của việc quét dọn bên ngoài để dọn dẹp nội tâm được sạch sẽ. Tâm sạch sẽ, thanh tịnh sinh ra được tướng mạo xinh đẹp, khả ái, ưa nhìn.

Em bé nhặt những chiếc lá để làm sạch một khu vườn tại chùa

Em bé nhặt những chiếc lá để làm sạch một khu vườn tại chùa

Các Phật tử hoan hỷ nhặt rác và lá cây rụng trong khuôn viên của chùa Ba Vàng

Các Phật tử hoan hỷ nhặt rác và lá cây rụng trong khuôn viên của chùa Ba Vàng

Điều thứ chín: thấy người xấu xí không khinh chê mà khởi tâm thương xót và tôn trọng

Nhân gian có câu: “Cười người hôm trước hôm sau người cười”. Đã sinh ra trên đời không một ai muốn mình xấu xí. Những người có dung mạo không tốt thường sống trong sự mặc cảm, đau khổ, bị mọi người xa lánh và gặp nhiều thiệt thòi trong giao tiếp xã hội cũng như công việc. Do vậy, với mỗi người chúng ta, ai nấy đều nên khởi tâm thương xót, chia sẻ và tôn trọng họ. Đây chính là pháp thực tập về tâm từ bi rộng lớn. Khinh chê dung mạo người khác cũng chính là mình tự gieo nhân xấu, sẽ gặt phải quả báo bị xấu xí nhiều đời nhiều kiếp về sau.

Phật tử chùa Ba Vàng hân hoan khi được làm phận sự của mình tại chùa

Phật tử chùa Ba Vàng hân hoan khi được làm phận sự của mình tại chùa

Điều thứ mười thấy người xinh đẹp biết rằng đó là phước nhân từ quá khứ

Với nhân quả đã gieo thì mỗi người đều được hưởng những phước báu khác nhau. Có thể là xinh đẹp hoặc xấu xí, an vui hoặc đau khổ, thành công hay thất bại. Vậy nên phải hiểu rõ nhân quả, khi thấy người thành công, tướng mạo tốt lành đều là nhân duyên tốt mà họ đã gieo trồng. Mình không nên ghen ghét, đố kỵ mà hãy cùng tán thán, hoản hỷ với họ. Vì vậy, muốn có quả báo xinh đẹp, chúng ta cần gieo nhân tùy hỉ với người; thực hành gieo các nhân lành để chuyển hóa được tâm tính và tướng mạo.

Cô gái thành kính chắp tay lễ Phật

Cô gái thành kính chắp tay lễ Phật

Vào dịp lễ Tết rất nhiều các chị em phụ nữ về chùa để tham quan vãn cảnh với sắc xuân Ba Vàng

Vào dịp lễ Tết rất nhiều các chị em phụ nữ về chùa để tham quan vãn cảnh với sắc xuân Ba Vàng

Phụ nữ vốn được gọi là phái đẹp. Mong muốn hướng tới cái đẹp là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của mỗi người. Qua lời chỉ dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chúng ta hiểu được rằng, vẻ đẹp tâm hồn là một điều rất quý và đó cũng là phước báu của mỗi người. “Những người thực sự yêu kính Phật Pháp, tin sâu nhân quả và thực hành những lời Phật dạy, sẽ được quả báo xinh đẹp. Khi tâm của chúng ta đẹp lên, trang nghiêm lên thì tướng cũng sẽ đẹp, trang nghiêm lên. Đấy là sự thật. Đây mới là cái đẹp lâu dài”. Đó chính là những điều mà Sư Phụ muốn gửi tới tất cả những người phụ nữ cao cả của chúng ta. Mong rằng những người mẹ, người vợ ấy hiểu sâu được nhân quả, ứng dụng thực hành để đạt được vẻ đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn.

Minh Tâm

Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Hành hương đất Phật - Tứ thánh tích: Cần phải đến ít nhất một lần trong đời

Bài viết🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Bài viết 🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.