trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Đăng ký khóa tu Khóa tu mùa hè Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Truyện tranh Phật giáo Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Dọn bãi biển Tuần Châu sau bão Yagi: Phật tử từ Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội,... cùng chung tay làm sạch môi trường biển
An sinh xã hội 23/09/2024

Nhắc đến Quảng Ninh, nhiều người thường dành những tình cảm yêu mến, tự hào đến vùng đất này - nơi có tiềm lực phát triển mạnh mẽ với rừng vàng, biển bạc, có Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thế giới,...

Thế nhưng, vùng đất xinh đẹp ấy vừa trải qua một biến cố lớn sau bão Yagi. Chú Khánh - hiện đang công tác ở đội cảnh quan môi trường Tuần Châu chia sẻ: “Năm nay tôi 60 tuổi, từ bé đến giờ chưa thấy trận bão nào to thế này… Những bè nuôi hải sản dạt vào đây là nguồn sinh sống của ngư dân Quảng Ninh và ngư dân các tỉnh thành lân cận. Nhiều người sống dở, chết dở khi thấy tài sản cả đời tích góp nay đã bị mất hết. Có gia đình cắm cả sổ đỏ để đầu tư kiếm kế sinh nhai, nhưng nay đã bị bão đánh tan tác, không còn gì cả; nhiều nhà mất trắng… Cũng mong là khu vực này nhanh được dọn dẹp xong để biển sạch, mọi người về đây tham quan”.

Chú Khánh gỡ bè để vận chuyển lên bờ

Chú Khánh gỡ bè để vận chuyển lên bờ

Bờ biển Tuần Châu những ngày này đang bị ô nhiễm khá nặng nề, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp trước kia bị phá hủy bởi hàng trăm bè nuôi hải sản và các loại rác thải dạt vào. Trước tình hình đó, cùng với sự kêu gọi của chính quyền địa phương, rất nhiều người dân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đã chung tay cùng bà con nơi đây khắc phục hậu quả sau bão. Nhận thức được trách nhiệm cộng đồng, hưởng ứng tinh thần của người dân Việt hỗ trợ đồng bào sau bão Yagi - Phật Pháp đồng hành cùng dân tộc, các Phật tử chùa Ba Vàng đến từ Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội,... cũng nhanh chóng thu xếp công việc để về Quảng Ninh hỗ trợ.

Rất nhiều rác thải, bè nuôi hải sản ngổn ngang trên bờ biển Tuần Châu

Rất nhiều rác thải, bè nuôi hải sản ngổn ngang trên bờ biển Tuần Châu

Chị Hiền - hiện đang sinh sống tại Hà Nội chia sẻ: Chị thấy báo đài đưa tin về việc người dân ở các tỉnh thành khác cũng về hỗ trợ, khi ấy, chị cảm nhận được tinh thần dân tộc rất cao, thấy yêu Tổ quốc của mình rất nhiều.

Chị Hiền (mặc áo mưa tím) cùng các Phật tử tích cực tham gia vận chuyển bè nuôi hải sản lên bờ

Chị Hiền (mặc áo mưa tím) cùng các Phật tử tích cực tham gia vận chuyển bè nuôi hải sản lên bờ

Ngày mọi người đến bờ biển Tuần Châu dọn dẹp, cũng là một ngày trời mưa tầm tã, trời khá lạnh, vai áo các Phật tử ngấm mưa; nhưng điều đó không cản trở tinh thần của các Phật tử. Mọi người đều nhiệt tình, gắng sức, quên hết mệt mỏi. Mỗi người một việc, ai nấy cũng hướng tới cái chung, mong cho cảnh quan môi trường được sạch đẹp trở lại.

Các Phật tử đến từ sáng sớm, sẵn sàng tham gia làm sạch cảnh quan môi trường biển

Các Phật tử đến từ sáng sớm, sẵn sàng tham gia làm sạch cảnh quan môi trường biển

Các Phật tử chung tay dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão tại bờ biển Tuần Châu

Các Phật tử chung tay dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão tại bờ biển Tuần Châu

Ai nấy đều nhiệt tình dọn dẹp, mong cho cảnh quan môi trường được sạch đẹp trở lại

Ai nấy đều nhiệt tình dọn dẹp, mong cho cảnh quan môi trường được sạch đẹp trở lại

Trong những ngày qua, đã có nhiều người dân ở các tỉnh thành trên cả nước về đây để cùng hỗ trợ khắc phục. Là một người sinh sống tại Quảng Ninh, chú Tuyến chia sẻ: “Khối lượng công việc nhiều, công ty cảnh quan môi trường ở Tuần Châu phải tăng cường nhân lực. Không những vậy, người dân ở khắp nơi cũng về Quảng Ninh để hỗ trợ bà con dọn dẹp bãi biển Tuần Châu; thấy rất vui và tự hào…

Nụ cười hạnh phúc khi cùng các Phật tử tham gia dọn dẹp của chú Tuyến (mặc áo xanh nước biển)

Nụ cười hạnh phúc khi cùng các Phật tử tham gia dọn dẹp của chú Tuyến (mặc áo xanh nước biển)

Mong rằng, mỗi chúng ta hãy cùng chung sức, đồng lòng hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh thành trên cả nước nói chung bị thiệt hại sau bão lũ, để tiếp tục phát huy, lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta từ bao đời nay. Bởi sự đồng cảm và sẻ chia trong lúc khó khăn chính là động lực để chúng ta cùng nhau dựng xây lại quê hương, vững mạnh hơn, đoàn kết hơn, vươn lên sau mọi thử thách.

Bài liên quan