trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng - nét văn hóa tô bồi thêm giá trị đạo đức

Lễ hội Hoa Cúc là lễ hội thường kỳ được tổ chức tại chùa Ba Vàng. Đây không chỉ là hoạt động văn hóa tâm linh mang nét đặc trưng của tôn giáo - tín ngưỡng người Việt, mà còn mang tính giáo dục sâu sắc qua những thông điệp truyền thống về tình đoàn kết - gắn bó - keo sơn.
Qua 2 lần tổ chức vào năm 2013 và 2016, Lễ hội Hoa Cúc đã thu hút hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử và nhân dân thập phương về chùa hành hương lễ Phật, tham dự lễ hội.
Điều gì khiến Lễ hội Hoa Cúc thu hút đông đảo nhân dân và du khách như vậy? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội Hoa Cúc được diễn ra vào dịp Tết Trùng Cửu - mùng 9/9 âm lịch. Theo Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, ngày 9/9 âm lịch trong phong tục xưa của người Việt là Tết Trùng Dương, hay Tết Trùng Cửu, cũng là ngày Tết Hoa Cúc. Tết Trùng Cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ.

Lễ hội Hoa Cúc là lễ hội thường kỳ được tổ chức vào dịp Tết Trùng Cửu tại chùa Ba Vàng

Lễ hội Hoa Cúc là lễ hội thường kỳ được tổ chức vào dịp Tết Trùng Cửu tại chùa Ba Vàng

Năm 2013 và 2016, chùa Ba Vàng đã tổ chức thành công Lễ hội Hoa Cúc và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về ý nghĩa của Lễ hội. Năm nay, trong bối cảnh miền Trung đang gồng mình chống lũ, người dân miền Trung đang chịu nhiều cực khổ do ảnh hưởng của thiên tai, được sự cho phép và ủng hộ của chính quyền địa phương, chùa Ba Vàng đã kết hợp việc tổ chức Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng 2020 - Hướng về miền Trung thân yêu (từ ngày 25/10 - 27/10, tức 09/9 - 11/9/Canh Tý) kết hợp với nhiều hoạt động truyền tải thông điệp về tình yêu nước, đoàn kết, yêu thương dân tộc và quyên góp, từ thiện hướng tới đồng bào miền Trung.

Ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng

Hoa cúc là loài hoa mang vẻ đẹp thanh cao và ý nghĩa sâu sắc. Sư Phụ chia sẻ: “Hoa cúc có những nét đặc trưng đó là “hoa vô lạc địa, diệp bất ly chi”. Tức là hoa cúc dẫu có tàn cũng không rơi xuống đất, lá hoa cúc dẫu có héo cũng không rời cành. Cho nên hoa cúc được tượng trưng cho thủy chung, ân nghĩa, bền vững, sắc son. Với những biểu tượng như vậy, hoa cúc thật sự là một loài hoa quý chỉ đứng sau hoa sen”.

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng gửi gắm thông điệp đạo lý tại Lễ hội Hoa Cúc: “Mượn hoa cúc làm hội, nhờ hoa cúc nói về đạo lý sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn, đền ơn, thủy chung ân nghĩa, bền chặt keo sơn nơi tình người, tình đời. Đặc biệt, nhắm tới thế hệ trẻ tương lai của đất nước, mong cho các cháu nhờ duyên lành nơi cửa Phật mà sẽ trở thành những người công dân tài đức, cống hiến được nhiều cho quê hương, đất nước”.

Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc qua những thông điệp truyền thống về tình đoàn kết - gắn bó - keo sơn

Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc qua những thông điệp truyền thống về tình đoàn kết - gắn bó - keo sơn

Sư Phụ cũng mong mỏi: “Thông qua lễ hội này, mong sao nếp sống đạo đức ngày càng được tôn trọng và phát huy để nhân dân ta thật sự có một đời sống ấm no, hạnh phúc như lòng mong mỏi tha thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã hội ta được công bằng, dân chủ, văn minh giống như nghị quyết của Đảng đã đề ra”.

Năm 2020, trong bối cảnh miền Trung thân yêu đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chùa Ba Vàng tổ chức Lễ Hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng 2020 - Hướng về miền Trung thân yêu, lấy hình tượng bông hoa cúc nhỏ bé nhưng dẫu có héo lá cũng không rời cành, cánh không rời nhụy, mang thông điệp hết sức ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, tình người, tương thân tương ái để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung đang chịu nhiều khó khăn vì mưa lũ.

Những sự kiện đặc biệt tại Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng

#1 Rước nước giếng Thần, pha trà cúng Phật

Giếng Thần hay Giếng Cổ có từ thời Trần là chứng nhân lịch sử của ngôi già lam Bảo Quang Tự xưa (tức chùa Ba Vàng nay). Mặc dù nằm ở độ cao 340m so với mặt nước biển, nhưng giếng không bao giờ cạn nước. Mạch nước này từ trong lòng núi chảy ra, quanh năm tươi mát.
Trong Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng, chư Tăng Ni, quý đại biểu cùng nhân dân, Phật tử sẽ được tham gia buổi lễ rước nước từ khu Giếng Thần chùa Ba Vàng rồi nấu lên, pha trà hoa cúc và dâng lên cúng Phật, cúng Tổ để tỏ lòng tri ân với Tam Bảo, với Thầy Tổ.

Nghi‌ ‌thức‌ ‌Tứ‌ ‌linh‌ ‌rước‌ ‌lục‌ ‌phẩm‌ ‌cúng‌ ‌dường‌ ‌tại‌ ‌Lễ‌ ‌hội‌ ‌Hoa‌ ‌Cúc‌ ‌chùa‌ ‌Ba‌ ‌Vàng‌ ‌năm‌ ‌2016‌

Nghi‌ ‌thức‌ ‌Tứ‌ ‌linh‌ ‌rước‌ ‌lục‌ ‌phẩm‌ ‌cúng‌ ‌dường‌ ‌tại‌ ‌Lễ‌ ‌hội‌ ‌Hoa‌ ‌Cúc‌ ‌chùa‌ ‌Ba‌ ‌Vàng‌ ‌năm‌ ‌2016‌

#2 Tụng kinh cầu quốc thái dân an

Trong các lễ hội tại chùa Ba Vàng, đây là một nghi lễ không thể thiếu. Chư Tăng Ni, Phật tử và nhân dân thập phương về tham dự lễ hội sẽ cùng nhau tụng kinh, phát nguyện thực hành lời Phật dạy để cầu cho đất nước được thái bình, nhân dân hạnh phúc. Dự kiến Lễ Hội Hoa Cúc năm nay, khi cả nước đang hướng về miền Trung, chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng sẽ cùng phát nguyện tu tập và nguyện cầu cho lũ lụt sớm qua đi, cuộc sống của bà con nơi đây sớm bình an trở lại.

#3 Buông thư trong không gian nghệ thuật thiền trà

Một trong những chương trình nổi bật trong Lễ hội Hoa Cúc tại chùa Ba Vàng là buổi Thưởng trà thanh tịnh, tinh tế.
Buổi thiền trà được diễn ra theo nghi thức Phật giáo. Trong buổi thiền trà có trà chủ (người điều khiển buổi trà), trà giả (người pha trà), thị giả (người mang bánh và trà lên cho trà chủ để dâng lên cúng Phật).

Thiền trà hoa cúc là một trong những hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo du khách và Phật tử

Thiền trà hoa cúc là một trong những hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo du khách và Phật tử

Được trải nghiệm nghệ thuật thiền trà trong không gian Thiền môn thanh tịnh, buông thư tâm hồn với những chén trà thơm hoa cúc, hòa quyện cùng vị bánh ngọt dịu chắc hẳn sẽ là trải nghiệm khó quên đối với mỗi quan khách tham dự.

#4 Xin chữ thư Pháp

Xin chữ thư pháp là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa truyền thống. Đến với Lễ Hội Hoa Cúc, nhân dân, du khách thập phương sẽ được xin những chữ thư pháp tùy theo ước vọng của mình và đây là hoạt động hoàn toàn miễn phí.

#5 Ngắm nhìn không gian triển lãm độc đáo: Sáng tạo và mang sắc màu văn hóa dân tộc

Trong ba ngày diễn ra Lễ hội Hoa Cúc, khuôn viên chùa Ba Vàng ngập tràn sắc hoa với rất nhiều loài hoa cúc đến từ các nơi trên thế giới. Đặc biệt, những bông hoa cúc sẽ được các nghệ nhân thiết kế thành các chủ đề độc đáo, sáng tạo. Với sự kết hợp hài hòa phong cách hiện đại và cổ kính, Lễ hội Hoa Cúc hứa hẹn sẽ đem lại cho người thưởng lãm những khám phá đầy bất ngờ, thú vị.

Một góc tiểu cảnh tại Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng năm 2016 được trang trí bằng những bông hoa cúc rực rỡ sắc màu

Một góc tiểu cảnh tại Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng năm 2016 được trang trí bằng những bông hoa cúc rực rỡ sắc màu

Mái nhà tranh - không gian ấm áp, thân thuộc của mỗi làng quê Việt Nam

Mái nhà tranh - không gian ấm áp, thân thuộc của mỗi làng quê Việt Nam

Lễ hội Hoa Cúc - Tết Trùng Dương chùa Ba Vàng năm 2020 sẽ được tổ chức từ ngày chủ nhật 25/10 đến thứ ba 27/10

Lễ hội Hoa Cúc - Tết Trùng Dương chùa Ba Vàng năm 2020 sẽ được tổ chức từ ngày chủ nhật 25/10 đến thứ ba 27/10

Bên cạnh những phút giây thư giãn, tĩnh lặng trước vẻ đẹp chân phương mộc mạc của hoa cúc, người thưởng lãm còn được bồi đắp trong tâm hồn những giá trị đạo đức cao quý của con người.
Không những thế, chùa Ba Vàng còn bày trí không gian lễ hội đan xen các Làng Hoa, với các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống như: nghệ thuật chèo; các trò chơi dân gian; hội họa; ẩm thực chay, tái hiện những gánh hàng rong chợ quê;… Cảnh sắc độc đáo này hứa hẹn sẽ mang đến cho người tham dự những cung bậc cảm xúc đặc biệt.

Cách di chuyển về chùa Ba Vàng tham dự lễ hội Hoa Cúc

Có 02 cách phổ biến để di chuyển về chùa Ba Vàng:

1. Di chuyển bằng phương tiện công cộng (ô tô, xe khách,…)
Nếu bắt đầu từ Hà Nội, tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm,... đều có xe khách đi TP. Uông Bí (khoảng 100 ngàn/1 lượt). Khi đến TP. Uông Bí, bạn có thể dễ dàng bắt xe ôm hoặc taxi lên chùa Ba Vàng.

2. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy)
Nếu bắt đầu từ Hà Nội, các bạn có thể đi dọc theo quốc lộ 18 (khoảng cách từ Hà Nội về chùa Ba Vàng là 120km) và dừng chân tại tuyến đường trong (Viện kiểm sát) hoặc tuyến đường ngoài (Liên đoàn lao động thành phố Uông Bí). Tại hai điểm này, các bạn có thể hỏi người dân lối vào chùa.
Nhà chùa có bãi gửi xe miễn phí cho các du khách và Phật tử.

Cách di chuyển về chùa Ba Vàng để tham gia Lễ hội Hoa Cúc

Cách di chuyển về chùa Ba Vàng để tham gia Lễ hội Hoa Cúc

Với không gian độc đáo với sự khoe sắc của các loài hoa cúc trong và ngoài nước, cùng nhiều hoạt động văn hóa mang tinh thần dân tộc và Phật giáo: keo sơn, gắn bó, yêu thương lúc khó khăn, hoạn nạn như bông hoa cúc héo cũng không rời nhụy.
Mong rằng Lễ hội Hoa Cúc sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu cái đẹp, trân trọng giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, mong muốn tìm sự bình yên cho tâm hồn.

Kính mời nhân dân, quý Phật tử trở về chùa Ba Vàng tham dự Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng 2020 - Hướng về miền Trung thân yêu vào ngày 25-27/10 (tức 09/9 - 11/9/Canh Tý) để lễ Phật lễ Tổ “thấy hoa cúc nở nhớ miền Trung”, ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung đang chịu nhiều khó khăn vì mưa lũ.

Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa những ý nghĩa biểu trưng tốt đẹp của bông hoa cúc để chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc và an vui.

Hạnh Duyên

Bài liên quan