trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Nằm nghe Pháp có phạm lỗi không?
Hỏi: Con chào Thầy ạ.
Khi nghe Pháp của Thầy, con hiểu nhiều hơn về cách tu tập, từ đó con biết sống hướng thiện. Tối nào, con cũng nằm nghe Pháp, thế nhưng nhiều hôm con bị ngủ quên, vậy con có phạm lỗi không ạ? Con mong Thầy giải đáp cho con ạ.
Con xin tri ân công đức của Thầy ạ.
Đáp: Ban Quản trị trang Chùa Ba Vàng xin chào bạn Hoàng Minh Đức và xin gửi bạn câu trả lời từ quý Thầy như sau:

Khi nghe Pháp chúng ta hay phạm lỗi không cung kính Pháp (bất kính Pháp). Người cung kính Pháp là người thực hành Pháp; muốn thực hành được Pháp thì phải nghe Pháp; muốn nghe Pháp thì phải tùy duyên. 

Phật tử chúng ta vẫn bị gia duyên ràng buộc nên rất ít khi chắt lọc được thời gian chỉ để nghe Pháp mà không làm các việc khác. Nhưng nếu hằng ngày, chúng ta có thể cố gắng hoàn thành công việc để có thể dư ra một tiếng tụng kinh và nghe Pháp thì chúng ta biết rằng, nghiệp duyên của mình đã giảm đi một phần, khiến chúng ta chuyển bớt nghiệp của mình. Cho nên, những người sắp xếp được thời gian để có duyên cắt trừ tham ái, viễn ly một phần về tham dục, hướng tâm tới Pháp giải thoát, người này rất đáng tán thán và tùy hỷ. Thứ nữa, ngoài thời gian đó ra, khi làm việc và sinh hoạt khác mà chúng ta nghe Pháp thêm lại càng quý hơn nữa.

Còn những người bị gia duyên ràng buộc, chưa thể có đủ tâm hướng Pháp và không sắp xếp được công việc thì có thể nghe Pháp mọi lúc, mọi nơi. Có thể là trước khi đi ngủ, chúng ta mở Pháp ra nghe, nghe rồi ngủ quên đi cũng không sao. Đấy không phải là bất kính Pháp mà là tâm mình đang hướng tới Pháp. Cho nên, nghe Pháp lúc nằm, ngồi, làm việc,... không có tội, vì tâm chúng ta đang hướng Pháp, kính Pháp và mong muốn thực hành Pháp. Sự thực hành Pháp đó mang lại lợi ích thiết thực cho mình và có nhân duyên mang tới lợi ích cho người khác từ giáo Pháp của Phật. 

Nhưng chúng ta tuyệt đối không nghe Pháp khi vợ chồng đang dâm dục, vì khi ấy tâm chúng ta đang hướng tới việc tham ái, dâm dục, tham dâm.  Tâm ái dục lúc ấy rất cường thịnh, chúng ta không thể nào nghe được lời Pháp và cũng không thể thực hành Pháp được. 

Chúng ta có thể mở Pháp ở nhà, vừa làm việc vừa nghe, được câu nào quý câu ấy. Thứ nữa, mình nghe được, mọi người xung quanh cũng nghe được. Mong rằng, những người xung quanh nhờ nghe một câu Pháp tương ưng với điều mà họ đang quan tâm, họ sẽ ghi nhớ, thực hành mang tới lợi ích cho họ.

Chúc bạn cùng gia đình được an lạc và hạnh phúc!