trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Phật tử tại gia có được trồng cây bồ đề?

Trong dân gian có câu: “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”, hay là “cây thị có ma, cây đa có thần”; nghĩa là những loại cổ thụ như cây đa, cây gạo, cây bồ đề… Những cây ấy là nhà của ma quỷ trú ngụ nên phải dè chừng, đề phòng, tránh xa. Theo phong thủy, vì cây đa thuộc về âm giới. Chính vì vậy, cây đa không nên trồng ở trước nhà, cây đa chỉ trồng ở đình chùa, miếu mạo hay nơi cổng làng, ngã ba đường. Thông thường, những cây có tuổi đời lâu năm, cành lá rậm rịt cùng nhiều hang hốc, bản thân cây gắn với vô số lời đồn kỳ bí khiến cây ngày càng linh thiêng trong mắt người dân. Không chỉ riêng mình cây đa gắn với đình chùa, đền miếu mà cây đa trở nên có linh, có thiêng; mà những cây cổ thụ lâu năm, hoặc trồng ven đường, hoặc nơi thường hay xảy ra tai nạn giao thông, người ta hay lập bát hương để thờ ở ngay gốc cây, bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì những điều như trên, cho nên nhiều hộ gia đình có tâm lý sợ trồng cây đa, cây bồ đề trước nhà.

Đức Phật từng dạy: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta. Một Tỳ-kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam Bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì, và sẽ không phạm tội. Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”.

Cây bồ đề gắn liền với câu chuyện về Đức Phật Thích Ca, là biểu tượng của sự may mắn. Vậy thì người Phật tử tại gia có được trồng cây bồ đề hay không?
Mời quý vị và các bạn lắng nghe video sau đây qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh nhé!