trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Trả lời những tranh cãi về việc chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường!
Tin tức khác 17/08/2022

“Chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường” hay tất cả những gì gắn với tên “chùa Ba Vàng” đều trở nên rất hot, rất được quan tâm. Việc này xuất phát từ những video cắt ghép nhằm bôi nhọ hình ảnh của chư Tăng trong buổi lễ đặt bát cúng dường mùa Vu lan 2022. 

Ngay khi những video, hình ảnh được đăng tải, rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau được đưa ra. Vậy đâu là câu trả lời chính xác nhất vấn đề này?

Trả lời câu hỏi: Cúng dường tiền có đúng Pháp luật hay không?

Về Pháp lý, bản chất hành vi “khất thực” là hành vi “xin” và hành vi “sớt bát cúng dường” là hành vi “cho” và được thực hiện dựa trên sự tự nguyện, không ép buộc nhưng gắn với niềm tin tâm linh của cả người xin và người cho. Từ nhiều năm gần đây, hoạt động này của chùa diễn ra một cách bình thường. Trong trường hợp này, chư Tăng có quyền nhận và được pháp luật bảo hộ. 

Chư Tăng Thái Lan nhận tiền cúng dường của Phật tử và được pháp luật bảo hộ

Chư Tăng Thái Lan nhận tiền cúng dường của Phật tử và được pháp luật bảo hộ

Bộ luật Dân sự Việt Nam không có quy định cấm, hạn chế hành vi “xin” của cá nhân, tổ chức nhưng cũng không có quy định chi tiết như hành vi, giao dịch “tặng cho” nhưng các hành vi nêu trên đều là các hành vi được phép thực hiện và được pháp luật công nhận, cụ thể:

- Bộ Luật Dân sự có quy định về quyền tặng cho là một quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản (Điều 194), quy định về giao dịch, hợp đồng tặng cho từ Điều 458 đến Điều 462.

- Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo công nhận quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho (Điều 7.1; Điều 56.1)

- Đồng thời các văn bản pháp luật nêu trên không có quy định cấm, hạn chế về các loại tài sản được phép dâng cúng, tặng cho. Vậy cần hiểu rằng, một chủ thể được phép “sớt bát cúng dường” (tặng cho) một chủ thể khác là vị khất sĩ, nhà tu hành (nhận tặng cho) bất kỳ tài sản nào hợp pháp, tức là bao gồm: tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 105 Bộ luật Dân sự).

Hành vi dâng cúng nhà tu hành bằng hoa, thức ăn, vật phẩm hay tiền, giấy tờ có giá đều là hành vi hợp pháp. Việc thực hiện hành vi bằng cử chỉ nào thì pháp luật không can thiệp. Như vậy, việc người bố thí quỳ, vái để thực hiện hành vi dâng cúng, thể hiện sự cung kính, ngưỡng mộ không trái với quy định pháp luật, nếu nó phù hợp với tôn giáo, đức tin của họ thì họ được phép tự do thực hiện.

Trả lời câu hỏi: Cúng dường tiền có đúng với giáo lý nhà Phật?

Được biết, trong Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, Đức Phật dạy: “…có người đàn bà hay đàn ông có bố thí và cúng dường cho Sa môn hay Bà La môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa…Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu sanh vào loài người, người ấy được giàu sang, có tài sản lớn”.

Trong bài kinh “Lâu đài tịnh xá” thuộc Kinh tạng Nam Truyền do Hòa thượng Thích Minh Châu Việt dịch, kể rằng: Khi Tỳ-xá-khư đã dâng lễ cúng dường bộ nữ trang đặc biệt trị giá chín trăm triệu đồng tiền vàng… Đức Thế Tôn chấp thuận bằng cách im lặng; bà Tỳ-xá-khư đã dùng tiền đó để xây tịnh thất trang hoàng như lâu đài để cúng dường Đức Phật cùng Tăng chúng, do Ngài Mục Kiều Liên giám sát công trình.

Thời Đức Phật, việc chư Tăng nhận đồ cúng dường là hoàn toàn bình thường

Thời Đức Phật, việc chư Tăng nhận đồ cúng dường là hoàn toàn bình thường

Ngay từ thời Đức Phật, Tăng đoàn vẫn được phép nhận tiền bạc từ thí chủ cúng dường. Bởi việc cúng dường lên Tam Bảo là một hình thức cho, tặng, biếu. Và Đức Phật cũng chưa bao giờ cấm nhận tiền bạc mà vấn đề quan trọng là nhận tiền bạc ấy vào việc gì? Đức Phật sử dụng vào việc cho Tăng đoàn tồn tại và xây dựng tịnh xá.

Trở lại với sự việc của chùa Ba Vàng, chùa Ba Vàng nhận tiền bạc cúng dường để làm gì?  Để chư Tăng là người thay mặt cho Tam Bảo quản lý, sử dụng tài sản mà đàn na tín thí để phục vụ cho việc Tam Bảo. Mà việc Tam Bảo là tô tượng, đúc chuông, xây dựng, sửa chữa chùa, tịnh xá, nuôi dưỡng chúng Tăng, in ấn kinh điển, hoằng dương Phật Pháp, từ thiện xã hội,...

Cúng dường tiền vàng cho Đức Phật và Tăng đoàn sinh ra công đức, lợi ích cho bản thân và gia đình

Cúng dường tiền vàng cho Đức Phật và Tăng đoàn sinh ra công đức, lợi ích cho bản thân và gia đình

Vậy nên, xin thưa với quý vị, dù trong bất cứ thời đại nào, việc thọ nhận sự cúng dường tiền bạc đúng Pháp không vi phạm đạo đức, không vi phạm Pháp luật. Và nếu người nhận là người xứng đáng được nhận và số tài sản đó được sử dụng vào đúng mục đích thì việc này này mang đến lợi ích ngay trong hiện tại cho người cúng dường; minh chứng là qua nhiều câu chuyện chuyển hóa nghiệp khổ liên quan đến bệnh tật, gia đình, con cái, công việc,…

Việc “nhắc tên” “chư Tăng chùa Ba Vàng nhận tiền do Phật tử cúng dường” trên mạng xã hội là do một bộ phận nhiều người không hiểu biết về Phật giáo, có ý định đang chia rẽ, vùi dập Phật Giáo, là những người ngoại đạo có ác tâm với đạo Phật. 

Tóm lại: Căn cứ vào Pháp Phật và pháp luật, sự phê phán chùa Ba Vàng gần đây trên báo chí và mạng xã hội là không có cơ sở. Mỗi người dân cần nhận diện và tư duy bản thân mình cần nhìn nhận dư luận theo hai chiều. Điều này sẽ giúp quý vị không bị đưa vào vòng xoáy nhân quả, tránh những quả báo khổ trong đời này và nhiều đời về sau.

Bài liên quan