trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Vì sao phải sống vô ngã vị tha?

Trong bài giảng sáng ngày 14/3/2018 (tức ngày 27 tháng Giêng năm Mậu Tuất), Sư Phụ giảng dạy đại chúng môn Tùng Lâm Pháp Yếu phần Sám hối sáu căn trong bộ Khóa Hư Lục của Hoàng đế Trần Thái Tông. Thầy đã nhấn mạnh cho đại chúng về tinh thần tu tập “Vô ngã vị tha”.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng dạy đại chúng môn Tùng Lâm Pháp Yếu.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng dạy đại chúng môn Tùng Lâm Pháp Yếu.

“Vô ngã vị tha” nghĩa là làm việc gì cũng không vì bản thân mình mà luôn nghĩ đến lợi ích của đại chúng. Bậc tiểu nhân hay đại nhân là ở tâm lượng chứ không phải ở thân xác hay tuổi tác. Người ấy phải luôn biết lo lắng, biết phục vụ, biết suy nghĩ, biết hi sinh cho đại chúng. Phải thực tập vì mọi người, tôn trọng mọi người, không bắt mọi người phải theo ý của mình. Trước khi làm một việc gì thì phải suy xét xem việc này có ảnh hưởng đến ai không? Có làm tổn hại ai không? Có phiền đến ai không? Có mang lại lợi ích cho ai không?

Toàn cảnh buổi học của đại chúng về chủ đề

Toàn cảnh buổi học của đại chúng về chủ đề "tinh thần tu tập vô ngã vị tha".

Lợi ích "vô ngã vị tha"

Khi thực hành như thế thì cũng là chúng ta đang thực hành hạnh bố thí để bỏ đi cái ích kỉ cá nhân, bỏ đi cái tôi bản ngã. Khi bản ngã dần nhỏ đi thì tâm chúng ta càng thêm lớn. Tâm rộng lớn thì mới có thể khế hợp với chư Bồ Tát, chư Phật mười phương. Các ngài luôn vì lợi ích của chúng sinh mà dùng mọi phương tiện thiện xảo để có thể giúp chúng sinh thoát được vòng sinh tử trầm luân.

“Bậc đại nhân sinh ra đời tất phải tận lực cứu giúp chúng sinh, không hạnh nào không đủ, không việc gì không làm, chẳng những đắc lực về thiền định, trí tuệ, lại có công giúp ích nước nhà”.  - Lời khuyên của vua Lý Nhân Tông với Mãn Giác Thiền sư.

“Phàm đã là bực nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng mình.” Lời Quốc sư Viên Chứng khuyên vua  Trần Thái Tông  khi ngài muốn bỏ ngôi vua vào núi tu hành.

“Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương… ăn rau, ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; Vận giấy, vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc”. - Trích Cư trần lạc đạo phú của đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

Những bậc đế vương trên ngôi cao, quyền lực đã không nghĩ đến việc thọ hưởng ngũ dục lại biết học đạo để dạy dân. Thật là phước lành cho đất nước.

Chư Tăng trong buổi học.

Chư Tăng trong buổi học.

Chư Ni trong buổi học.

Chư Ni trong buổi học.

Như vậy, tinh thần vô ngã vị tha là nét nhân cách độc đáo và xuyên suốt của những người con Phật trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Và có lẽ đó cũng là nét nhân cách mà không chỉ các Phật tử mà những con người trong xã hội hiện đại cũng cần hướng tới, nhằm xây dựng một xã hội Chân – Thiện – Mỹ với cuộc sống an vui hạnh phúc thật sự.