trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Bài kinh: Gieo nhân gì để được đủ duyên hướng dẫn hội chúng tu lục hòa
Văn kinh 26/06/2022

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Các Thầy nên nhớ nghĩ pháp lục trọng, kính trọng, giữ mãi trong lòng đừng cho quên mất. Thế nào là sáu?

Ở đây Tỳ-kheo thân hành niệm từ, như ngắm hình trong gương, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Khẩu hành niệm từ, như ngắm hình trong gương, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Ý hành niệm từ, như ngắm hình trong gương, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Được các thứ pháp lợi, hay cùng các người Phạm hạnh dùng chung, cũng không có tưởng bỏn xẻn. Pháp này đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất. 

Có các cấm giới không hư không bại, hoàn toàn không thiếu sót, được người trí quý. Lại muốn cho giới này bủa khắp cho người khiến đồng mùi vị này. Pháp này đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Chánh kiến Hiền Thánh được xuất yếu. Cái thấy như thế muốn các người Phạm hạnh cùng đồng pháp này, cũng đáng kính, đáng quý chớ để quên mất.

Nếu được đồ lợi dưỡng, nên nhớ phân phát, chớ khởi tưởng tham. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Đó là, Tỳ-kheo! Có pháp lục trọng này, đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Thế nên, các Tỳ-kheo! Thường nên tu hành thân, khẩu, ý.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Đức Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

(Trích soạn từ: Bài kinh số 1, Hòa thượng Thích Thanh Từ – Việt dịch. Xem: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tăng Nhất A-Hàm – Tập 2, Phẩm Lục Trọng (1), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr. 424-425)