Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Xá-vệ (Sāvatthī), Kỳ-đà-lâm (Jetavana), tại tinh xá ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).
…Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền định độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?
- Ở đây, bạch Thế Tôn,…Tôn giả A Nan (Ānanda) nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.
Thế Tôn bảo Tôn giả A Nan:
- Do vậy, này A Nan, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.
Tôn giả A Nan đáp: Dạ! Thưa vâng.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn. “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân”, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
…Tôn giả A Nan nói như vậy. Bậc Đạo sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả A Nan nói.
(Nguồn: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ - Tập 3, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, tr. 317-325, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu, Nxb. Tôn Giáo - Hà Nội, PL.2545 - DL.2001)
Phước báu xa lìa lời nói lưỡi hai chiều - Kinh Thập Thiện bài 8 | Thầy Thích Trúc Thái Minh
29/11/2024 77