trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Bài kinh: Sự Kiện “Thanh Tịnh” Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
Văn kinh 18/05/2023

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Xá-vệ (Sāvatthī), Kỳ-đà-lâm (Jetavana), tại tịnh xá ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).

…Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?

– Ở đây, bạch Thế Tôn,…Tôn giả A Nan (Ānanda) nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn.

Rồi Thế Tôn đến. Thế Tôn bảo Tôn giả A Nan:
– Do vậy, này A Nan, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.

Tôn giả A Nan đáp: Dạ! Thưa vâng.

Bạch Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này A Nan, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nại cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này A Nan, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch.” Bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

…Tôn giả A Nan nói như vậy. Bậc Đạo sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả A Nan nói.

(Trích soạn từ: Kinh Tạng Nam Truyền, Trung Bộ Kinh – Tập 3, phẩm Không Tánh, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, tr. 249 - 255, Việt dịch - Hòa thượng Thích Minh Châu)