trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Đức Phật dạy về công đức sáu pháp hòa kính (lục hòa)
Văn kinh 30/05/2022

Đức Phật dạy sáu pháp hòa kính đem đến lợi ích lớn cho nhân thiên muôn loài.

  • Tu sáu pháp hòa kính khiến cho chánh Pháp, khiến cho Tam Bảo được trụ lâu dài lợi ích chúng sinh

Kinh Bát Nê Hoàn, Đức Phật dạy:
"Này các Tỳ-kheo, có sáu pháp tôn trọng nên khéo nhớ nghĩ, thực hành, thì chánh Pháp có thể được trụ lâu dài."

Kinh Du Hành, Đức Phật dạy:
"Này các Tỳ-kheo, lại có sáu pháp bất thối làm cho chánh Pháp tăng trưởng không bị hao tổn đó là sáu pháp hòa kính." 

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy:
"Vì thường siêng tu tập sáu pháp hòa kính nên có thể làm cho dòng giống Tăng chẳng dứt." 

Tiểu kinh Rừng Sừng Bò, Chấm Dứt Sự Tranh Luận, Đức Phật dạy:

"Này các Tỳ-kheo, nếu thực hành sáu pháp hòa kính, thì dù ở Đông, Tây, Nam, Bắc, theo chốn nơi đi đến, hoặc dừng, hoặc đi, đều khiến cho các Tỳ-kheo đạt được an lạc, xa lìa các sự tranh chấp. Cho đến sau khi Ta nhập Niết-bàn, đều khiến cho các chúng Tỳ-kheo, dù ở nơi đâu, cũng thường được an lạc, như Ta hiện tại ở đời thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chẳng khác." 

  • Tu sáu pháp hòa kính là Sa-môn chân chánh, tăng già thanh tịnh

Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật dạy:
"Sa-môn là người tuyển trạch sáu căn, liễu đạt sáu thông, chuyên niệm sáu niệm, an trụ sáu kính pháp và hành sáu trọng pháp. Người như vậy mới gọi là Sa-môn chân chánh." 

Kinh Trung bộ, Đức Phật dạy:
"Này các Tỳ-kheo, sáu pháp hòa kính cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp nhất trí, nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Như vậy gọi là tăng già thanh tịnh." 

  • Tu sáu pháp hòa kính được Niết Bàn

Kinh Châu Na, Đức Phật dạy:
"Sáu pháp hoà kính là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho hòa thuận, được là Sa-môn, được sự nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn." 

  • Tu sáu pháp hòa kính đưa đến hạnh phúc

    Kinh Tiểu bộ, Đức Phật dạy:
    "Này các Tỳ-kheo, có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại hạnh phúc cho nhiều người, đem lại lợi ích cho nhiều người, đem lại hạnh phúc cho chư Thiên và loài người, đó chính là pháp hòa kính.” 
  • Tu sáu pháp hòa kính được gặp tất cả chư Phật

Kinh Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sinh Đâu Suất Thiên, Đức Phật dạy:
“Những chúng sinh nào, nếu tu các nghiệp thanh tịnh, thực hành sáu pháp hòa kính, kiên định không nghi ngờ, sẽ được sinh lên cõi trời Đâu Suất, gặp Bồ-tát Di Lặc và theo Bồ-tát xuống lại cõi Diêm Phù Đề, được nghe pháp đệ nhất, vào đời vị lai, được gặp tất cả chư Phật đời Hiền kiếp.” 

  • Tu sáu pháp hòa kính làm Thầy dẫn đường

Kinh Đại Tập Đức Phật dạy:
"Nên một lòng cầu pháp không nhàm chán, thường muốn nói rộng, chí không mỏi mệt, đánh trống pháp, dựng cờ pháp, dùng mặt trời trí tuệ xua tan ngu si đen tối. Tu sáu pháp hòa kính, thường làm thầy dẫn dắt, làm đèn sáng cho đời. Đây là ruộng phước cao quý nhất, làm an ổn chúng sinh, được công đức thù thắng mọi người đều tôn trọng." 

Tu sáu pháp hòa kính, đem đến lợi ích lớn, quả báo lớn, làm lợi ích cho nhân thiên và muôn loài như vậy, đệ tử chúng con nguyện tinh tấn phụng hành.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!