Ngày nay, nhiều người mong muốn làm các việc thiện để hồi hướng công đức cho gia đình, tổ tiên, với ước nguyện cầu bình an, sức khoẻ và thuận lợi trong cuộc sống.
Nhưng làm sao để tạo ra công đức? Hồi hướng công đức như thế nào để giảm bớt tai ương và gia tăng phước báu? Kính mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Phước báu là gì? Hồi hướng công đức là gì?
“Phước” là kết quả của các việc thiện, đem đến sự an lành, may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc cho chúng ta.
“Hồi” là hồi lại, thu về; “hướng” là hướng đến, hướng tới. “Hồi hướng” trong nhà Phật là sau khi làm việc thiện, sinh ra phước báu thì chúng ta “thu” phước ấy về, hướng công đức ấy đến cho ai đó.
Cách để tạo ra công đức phước báu
Khi chúng ta làm những việc thiện, phước báu sẽ sinh ra và tâm chúng ta cũng được mở rộng, hoan hỷ và vui vẻ hơn. Trong Kinh Thập Thiện, Đức Phật có dạy về 10 điều thiện là: “Thân không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Khẩu không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không nói lời ác khẩu. Ý không tham, không sân, không si".
Tựu chung lại, chúng ta nên bố thí, trì giới và tu tập. Trong Kinh Nhân Quả, Đức Phật cũng dạy: “Tất cả nam nữ ở thế gian, giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ trước mà cảm quả báo. Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ việc sát hại mà phóng sinh và thứ tư cần trì trai và bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau”.
Cách hồi hướng công đức được nhiều lợi ích
Hồi hướng bằng tâm chân thật
Khi hồi hướng cho người khác để người ta được giác ngộ, sáng tỏ chân lý, nhận được phước báu,... thì chúng ta phải thật tâm mong muốn như vậy. Lúc đó, phước của chúng ta không mất đi mà còn lớn thêm.
Chúng ta không nên ích kỷ, sợ người hơn mình nên chỉ hồi hướng miệng cho người ta mà thiếu sự chân thành. Điều này khiến hồi hướng không được bao nhiêu và phước báu khó được lan toả.
Ngoài ra, khi chúng ta làm một việc thiện, sinh ra được phước báu, chúng ta hồi hướng cho gia đình, thân quyến hoặc ai đó; việc nhận được phước thế nào còn phải tùy thuộc vào nghiệp duyên của chính họ. Về phía bản thân chúng ta, phước báu sẽ không bị giảm đi.
Hồi hướng công đức với tâm rộng lớn
Bên cạnh đó, chúng ta chân thật hồi hướng với tâm rộng lớn, tâm xả tham thì phước báu, thiện pháp sẽ được nhân rộng ra.
Ví dụ, chúng ta có thể phát tâm hồi hướng dũng mãnh, chia sẻ cho mọi người như trong câu hồi hướng ”Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả…”. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được phước báu lớn.
Mong rằng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc hồi hướng công đức, phước báu.
Kính chúc các bạn sẽ biết áp dụng lời Phật dạy, tích lũy được nhiều công đức và thành công trong cuộc sống. Đừng quên hồi hướng công đức bằng tâm chân thật và rộng lớn, phước báu sẽ từ đó lan tỏa và mang lại lợi ích cho muôn loài!
Phước báu xa lìa lời nói lưỡi hai chiều - Kinh Thập Thiện bài 8 | Thầy Thích Trúc Thái Minh
29/11/2024 372
Xem thêm
8 cách thai giáo cho con đúng cách giúp bé khỏe mạnh, thông minh
Sai lầm khi coi bói và cách tự chuyển hóa vận mệnh theo lời Phật dạy
Kiếp luân hồi: Sự tái sinh chuyển kiếp và cách thoát khỏi khổ đau
10 cách sống lâu, sống thọ, được hạnh phúc, bình an | Lời Phật dạy
Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống và cách tha thứ để được hạnh phúc