trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Kinh Nguyệt Dụ (Phần 2) - Xứng Đáng Thuyết Pháp Thanh Tịnh
Văn kinh 17/04/2021

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong vườn Trúc, Ca Lan Đà, thành Vương Xá.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo như thế nào mới đáng là thanh tịnh thuyết Pháp?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế Tôn là gốc Pháp, là con mắt Pháp, là nơi nương tựa của Pháp. Cúi xin Thế Tôn nói rộng, chúng con sau khi nghe sẽ nhận lãnh phụng hành. 

Phật nói với Tỳ-kheo: Hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà giảng nói. Tỳ-kheo thuyết Pháp cho người mà khởi tâm như vầy: “Ta thuyết Pháp cho những người mà sau khi người đó đã có tâm tịnh tín làm gốc đối, ta sẽ được cúng dường y phục, ngọa cụ, chăn nệm và thuốc men.” Thuyết như vậy, gọi là thuyết Pháp không thanh tịnh. 
Hoặc có Tỳ-kheo thuyết Pháp cho người, khởi nghĩ như vầy: “Chính Pháp luật được Thế Tôn hiển hiện, lìa các nhiệt não, không đợi thời tiết, ngay nơi hiện thân này, duyên nơi tự tâm mà giác tri, hướng thẳng Niết Bàn. Nhưng chúng sinh thì đắm chìm trong già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Những chúng sinh như vậy nếu nghe được chính Pháp sẽ được làm cho ích lợi, an lạc lâu dài. Do nhân duyên chính Pháp này, bằng tâm từ, tâm bi, tâm thương xót, và tâm muốn chính Pháp được trụ thế lâu dài mà thuyết cho người.” Đó gọi là thuyết pháp thanh tịnh. 
Chỉ có Tỳ-kheo Ca Diếp mới có tâm thanh tịnh như vậy mà vì người thuyết Pháp; rằng “Chính Pháp luật của Như Lai,… cho đến vì tâm muốn làm chính Pháp được trụ thế lâu dài mà vì người thuyết Pháp.”
Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy học như vậy, thuyết Pháp như vậy: Chính Pháp luật của Như Lai,… cho đến tâm muốn khiến cho chính Pháp được thường trụ lâu dài mà vì người thuyết Pháp.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.