trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Đăng ký khóa tu Khóa tu mùa hè Bài viết Thư viện kiến thức Câu chuyện chuyển hóa Tu học của Tăng chúng Truyện tranh Phật giáo Giải đáp thắc mắc Videos
Ý nghĩa Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh muốn gửi gắm nhân ngày Tết Trùng Cửu thông qua Lễ hội Hoa Cúc 2013 & 2016!
Bài viết 15/10/2020

“Sen tàn cúc lại nở hoa,
Hạ đi thu tới bài ca đất trời
Tiết mùa thu trời trong mây trắng
Khí mùa thu mát mẻ thanh lương”
Mùa thu là mùa của những chiếc lá vàng, là mùa của những cơn gió se lạnh, là thời điểm đẹp nhất trong năm. Và có lẽ càng đẹp hơn nữa khi mùa thu có Tết Trùng Cửu - một ngày Tết cổ xưa của dân Việt Nam ta.
Đối với chùa Ba Vàng thì Tết Trùng Cửu gắn liền với Lễ hội Hoa Cúc được tổ chức ba năm một lần. Nhân dịp Tết Trùng Cửu sắp đến, kính mời quý độc giả cùng tìm hiểu thông điệp của Lễ hội Hoa Cúc mà chùa Ba Vàng muốn gửi gắm qua bài viết dưới đây!

Tết Trùng Cửu là gì?

Theo phong tục tập quán của người Việt thì ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hằng năm được gọi là ngày Tết Trùng Cửu.
Trong diễn văn khai mạc Lễ hội Hoa Cúc 2016, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh phát biểu: “Tết Trùng Cửu lấy sự lặp lại của hai số 9, mùng 9 tháng 9 để nói lên sự cực thịnh của dương khí đất trời. Dương khí này tượng trưng cho sự sống của muôn loài, vì thế Tết này cũng còn được gọi là Tết Trùng Dương”.

Lễ hội Hoa Cúc 2016 được tổ chức tại chùa Ba Vàng nhân dịp Tết Trùng Cửu 09/9 âm lịch

Vì Tết Trùng Cửu là mùa hoa cúc nở rộ nên ngày này được gọi là Tết Hoa Cúc và mang ý nghĩa văn hóa rất sâu sắc như lời Sư Phụ chia sẻ: “Từ xưa vào ngày này, dân ta thường hái hoa cúc trưng bày trong nhà, tặng cho cha mẹ, cầu mong cha mẹ sống trường thọ với cháu con. Cũng vào ngày Tết này, người xưa nấu cơm gạo mới dâng lên cúng tiên tổ, cũng trời đất bày tỏ lòng hiếu thảo tri ân nên Tết này cũng được gọi là Tết Hoa Cúc, Tết Tri Ân”.

Thông điệp Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh muốn gửi gắm nhân ngày Tết Trùng Cửu - Lễ hội Hoa Cúc

Ba năm một lần, chùa Ba Vàng thường tổ chức Lễ hội Hoa Cúc vào ngày Tết Trùng Cửu (tức mùng 9/9 âm lịch) với mong muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc, hướng mọi người nhớ về nguồn cội, tiên tổ, ông bà với nếp sống biết giúp đỡ, yêu thương thông qua những đặc tính cao đẹp của bông hoa cúc.

Là đệ tử của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tiếp nối tinh thần của các vị Sư Tổ và biết được cuộc đời của Ngài Tam Tổ Huyền Quang gắn với hoa cúc, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã dành thời gian tìm hiểu về hoa cúc và thấy loài hoa này tuy dân dã nhưng lại có những ý nghĩa nhân văn rất cao đẹp.

Hoa cúc tượng trưng cho tính thủy chung, tình nghĩa bền chặt, keo sơn và vững bền

Sư Phụ chia sẻ: “Hoa cúc thật sự là một loài hoa rất đáng quý, rất đặc biệt. Hoa cúc có đặc tính mà người xưa gọi là “Hoa vô lạc địa, diệp bất ly thân”. Tức là hoa cúc dù có tàn cũng không rơi xuống đất, lá có héo cũng không rời cành. Cho nên hoa cúc được tượng trưng cho tính thủy chung, tình nghĩa bền chặt, keo sơn và vững bền. Người xưa quý hoa cúc ở điểm đó. Đặc biệt, màu sắc hoa cúc rất nhã nhặn, không sặc sỡ. Ngắm hoa cúc, người ta thấy thanh bình, sâu lắng. Cho nên người xưa rất quý hoa cúc. Hoa cúc có tác dụng rất tốt, cho nên người ta dùng cả hoa cúc làm trà, uống để giải nhiệt, mát gan, sáng mắt, bổ khí. Vì những lẽ đó mà hoa cúc đã được đưa vào trong bộ tứ bình: tùng, cúc, trúc, mai”.
Vì những đặc tính ấy mà hoa cúc đã được chọn làm biểu tượng cho đức tính của người quân tử trung - tín - hiếu - nghĩa.

Chủ đề “Lễ tri ân” là thông điệp được gửi gắm trong Lễ hội Hoa Cúc 2013 & 2016

Trong dịp Lễ hội Hoa Cúc 2016, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Với ý nghĩa như vậy, các Thầy mong muốn nhân Lễ hội Hoa Cúc này truyền tải đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn và đền ơn, thủy chung nhân nghĩa. Cho nên chùa Ba Vàng các Thầy năm 2013 đã tổ chức Lễ hội Hoa Cúc lần thứ nhất và tổ chức lần thứ hai với quy mô lớn hơn để phục vụ được đông đảo công chúng”.

Do đó, nhân ngày Tết Trùng Cửu cũng như tôn vinh những giá trị nhân văn cao đẹp qua hình ảnh hoa cúc, chùa Ba Vàng phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Uông Bí long trọng tổ chức Lễ hội Hoa Cúc lần đầu tiên vào năm 2013 và lần thứ hai năm 2016.

Hình ảnh Lễ hội Hoa Cúc 2013, 2016 tại chùa Ba Vàng nhân dịp Tết Trùng Cửu

Và cũng chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến Tết Trùng Cửu 9/9 Canh Tý (tức 25/10/2020), mời các bạn hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong Lễ hội Hoa Cúc trong dịp Tết Trùng Cửu năm 2013, 2016 qua hình ảnh dưới đây:

Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng lần đầu tiên được tổ chức năm 2013 thu hút nhiều lượt khách đến tham gia
Các hoạt động văn hóa quần chúng trong Lễ hội Hoa Cúc 2013 tại chùa Ba Vàng
Một góc tiểu cảnh nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Cúc năm 2016
Tác phẩm nghệ thuật từ những đóa hoa cúc được tạo dựng bởi những nghệ nhân tài hoa (ảnh Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng 2016
)

Tết Trùng Cửu - Lễ hội Hoa Cúc không chỉ mang nét đẹp của văn hóa truyền thống mà còn khơi gợi những giá trị đạo đức nhân văn trong lòng mỗi người. Mong rằng, những giá trị tốt đẹp ấy sẽ còn lan tỏa mãi để ai ai cũng sẽ là những bông hoa ngát hương thơm làm đẹp cho đời.

Tịnh Duyên