trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Hướng dẫn nghi thức cúng thí thực cô hồn
18/04/2023

A. Lời Dẫn

Kính thưa quý Phật tử, để thực hiện nghi thức cúng thí thực cô hồn, các Phật tử cần đọc hiểu các nội dung hướng dẫn tại đây. Các nội dung đã được trình bày cụ thể từng mục, các Phật tử cần xem mục nào thì nhấn vào phần tên của mục đó tại phần mục lục.

Quý vị và các bạn tùy duyên tải và in tại đây (ấn vào tên bài): Hướng dẫn nghi thức cúng thí thực cô hồn

B. Hướng Dẫn Thực Hành Các Phần Trong Nghi Thức

- Tư thế: Theo hướng dẫn hoặc tùy duyên để phù hợp với địa thế.
- Tùy duyên có/không dùng pháp khí.
- Tùy duyên có/không thực hành: Trước khi vào khóa lễ đánh 3 tiếng chuông, 1 lễ hoặc vái.

Phần 1: Nguyện Hương
Số nén hương cắm khi cúng thí là tùy duyên 3 nén trở lên. Cắm vào bát hương/cốc gạo/lọ hoa. Tùy duyên cắm hương xong bạch Phật, hoặc bạch Phật xong cắm hương.

- Hướng dẫn cách đọc
+ [1] Trường hợp dùng hương nén, hương trầm…: Dùng hương đốt
+ [2] Trường hợp dùng hương tâm: Không dùng hương

Phần 2: Văn Khấn
2.1. Bạch thỉnh các mục tâm linh

- Các mục tâm linh thỉnh về đàn lễ: Đã có trong phần văn khấn của nghi thức.

2.2. Cúng dường
Nếu không phát tâm thì bỏ qua phần bạch này.
- Hình thức cúng dường: Cúng dường tịnh tài.

Phần 3: Lễ Tán Phật [3]
+ 1 hồi khánh trước khi vào phần đảnh lễ
+ Khi đảnh lễ: Khánh đánh vào từ chữ “Tâm” (Chí tâm đảnh lễ…).

- Trường hợp tu có hội chúng
+ Chủ sám xưng tán: Chí tâm đảnh lễ.
+ Đại chúng hòa: Từ chữ “Đảnh” hoặc chữ “Lễ” hoặc chữ “Nam”, nếu tiếp theo là “Nam mô” (chí tâm đảnh lễ: Nam mô…).

Phần 4: Tán Pháp [4]
- Trước khi tán Pháp: Khai chuông mõ.

Phần 5: Tụng Kinh [5]
- Tiêu đề bài kinh: Chủ sám đọc. Không đánh pháp khí.
- Cách đánh chuông, mõ khi tụng kinh.

Phần 6: Cúng Thực
[6] “b. Tụng thần chú cúng thực”
- Cách tụng: Tụng đủ số biến; tùy duyên tụng nhanh hoặc chậm; chuyển thần chú: có để tụng liền hoặc ngắt khi chuyển đọc thần chú.
- Tâm khi tụng chú:
+ Khi tụng chú thực: Quán tưởng các món thức ăn, nước có trong đàn lễ nhiều khắp hư không.
+ Phổ cúng dường: Giữ tâm thanh tịnh theo đếm số.

C. Các Hướng Dẫn Cần Lưu Ý Khi Thực Hành Nghi Thức

I. Thể Thức - Địa Điểm - Thời Gian

1. Thể Thức
Cúng thí thực: Từ nhân duyên: Cúng rằm mùng, mùng một, giỗ; khai/kết đàn (cầu an, bài 8); tuần thất; an sàng; về nhà mới; dựng vợ gả chồng cho con; khi sinh con đón về nhà và đầy tháng; cúng Tết Hàn Thực và Tết Đoan Ngọ; rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng…; các bài cúng về Tết: ông công ông Táo, giao thừa,...; rằm tháng Giêng, các nghi thức cúng lễ tại nhà trước và sau khi sang cát, bốc mộ, chuyển mộ.
Lưu ý: Các nghi thức thực hiện ở ngoài trời đã gộp mục hương linh cúng thí thực, nên không cúng thí thực nữa.
Ví dụ: Nghi thức động thổ, xây nhà; nghi thức thanh minh, tạ mộ, …

2. Địa Điểm
- Cửa nhà, hiên nhà, sân, sân thượng, cửa cơ quan, cửa hàng.
- Nếu nhà ở chung cư không có hiên, sân thì có thể cúng thí trong nhà tại vị trí gần cửa sổ, hoặc cửa chính.
Lưu ý: Nếu do duyên khi cúng thí phải quay lưng với ban thờ trong nhà thì cũng không sao.

3. Thời Gian
- Tùy duyên trong ngày (không kiêng giờ, sáng, tối, đêm).
- Thực hiện đúng tuần tự theo hướng dẫn của các nghi thức.
- Trường hợp cúng thí thực được kết hợp với các lễ cúng: Cúng thí thực, phải sau khi đã cúng Phật tại lễ chính.
- Trường hợp cúng thí thực được kết hợp khi tu bát quan trai,…: Có thể cúng trước khi thọ trai, để hạ phần vật thực đã cúng để thọ thực.

II. Sắm Lễ – Bày Lễ

- Mâm cơm (chay: rau, củ, quả; tam tịnh nhục).
- Hương, hoa, trà, quả, cháo, gạo, muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (số lượng tùy ý, không kiêng kỵ số lượng, chủng loại)
- Chậu hoặc bát nước sạch có/không có (hoa; cốc nước), đặt trên bàn/ghế, không để dưới đất.
- Cốc gạo để cắm hương.

Giải thích:
+ Bát nước (cánh hoa) có ý nghĩa là để cho hương linh nếu họ muốn rửa thì họ rửa.
+ Cốc bé đặt giữa chậu nước cúng thí mang ý nghĩa tượng trưng cho việc múc nước.
+ Vật thực tam tịnh nhục: Tam là ba; Tịnh: thanh tịnh; Nhục: thịt. Ba nhân duyên dùng, thọ thực thịt chúng sinh đúng pháp, thanh tịnh.
Ba nhân duyên đó là: Không tự tay giết chúng sinh để lấy thịt đó; không xui người khác giết chúng sinh để lấy thịt đó; không nghe thấy tiếng kêu của chúng sinh đó, khi chúng sinh đó bị giết.

Lưu ý:
- Lễ cúng Phật xong có thể dùng lại để cúng thí thực (Lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh và hương linh thì không được).
- Các vật thực khởi tâm mua về để dùng nhưng sau đó chưa dùng mà đem dâng cúng thì cũng được.
- Những vật thực được cho, biếu tặng cần phải biết là đồ tịnh mới cúng, nếu không biết thì không nên dâng cúng.
- Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.

III. Tâm Khi Cúng Lễ

- Tâm trước khi làm lễ: Tâm giác ngộ: Biết nhân quả của việc cúng lễ này; mong muốn sự bố thí này, khiến các hương linh được thọ thực; mong các hương linh được kết duyên với Tam Bảo; việc làm đúng hướng dẫn trong nghi thức.
- Trong khi làm lễ: Phật tử cần giữ tâm thanh tịnh, không khởi tâm mình độ được cho hương linh, nên an trú tâm trong niệm nương tựa Tam Bảo, nhờ nơi Tam Bảo mà thực hành pháp thí này.

D. Hướng Dẫn Cho Phật Tử Ở Xa Muốn Cúng Dường Tam Bảo Về Chùa Ba Vàng

Thể theo nguyện vọng của Phật tử ở xa muốn cúng dường về chùa thông qua tài khoản. Chùa Ba Vàng xin thông báo số tài khoản duy nhất dành để cúng dường cầu an cầu siêu sau đây:
Link: https://chuabavang.com/thong-bao-so-tai-khoan-cua-chua-ba-vang-d781.html