trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Quy y Tam Bảo là gì? Lỡ phạm giới sau khi quy y thì làm thế nào?
Bài viết 02/11/2023

Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên một cách đầy đủ; giúp quý bạn đọc có thêm hiểu biết về phúc báu nhận được sau khi quy y, cũng như các vấn đề cần biết về quy y Tam Bảo.

Quy y Tam Bảo là gì?

“Quy” là hướng về, quay về. “Y” là nhờ cậy, nương tựa. Vậy “quy y” tức là quay về nương tựa. Trong đạo Phật có cụm từ “quy y Tam Bảo”, tức là quay về nương tựa vào Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng.

Quy y Phật là một lòng nương tựa vào Đức Phật, không nương tựa vào bất kỳ một đối tượng nào khác dù đó là Trời, Thần hay quỷ vật... Bởi Đức Phật là bậc tự tại nhất, bậc vững chắc nhất, là chỗ nương tựa thật sự an lành cho tất cả chúng sinh, và Ngài ra đời là để cứu độ chúng sinh.

Quy y Pháp là chúng ta sẽ học, thâm nhập, thực hành Pháp Phật để hiểu rõ về thế giới này, thấu rõ đường đi của mình. Chúng ta quy y giáo Pháp; không quy y ngoại đạo, tà giáo. Bởi triết thuyết của đạo giáo khác đều không dẫn chúng sinh đi đến con đường giải thoát.

Quy y Tăng là quay về nương tựa những vị Tăng tu hành chân thật, có chính giới, chính Pháp của Phật. Khi đã quy y Tăng thì chúng ta không quy y theo thầy tà, bạn ác… Bởi chư Tăng là đoàn thể những người xuất gia tu hành hòa hợp, thanh tịnh, là những bậc chân tu cao quý, đang đi trên con đường ly tham, ly sân, ly si (từ bỏ tham, sân, si). Và chư Tăng cũng chính là người thay mặt Đức Phật giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp, làm lợi ích cho chúng sinh.

Ý nghĩa quy y Tam Bảo

1. Phước lành tăng lên ngàn lần

Quy y Tam Bảo sẽ giúp chúng ta tăng trưởng phúc báu. Trong kinh Đức Phật dạy: Một người quy y Tam Bảo, thọ trì 5 giới của Phật thì phúc báu có thể tăng lên ngàn lần. Có khi, phúc báu của chúng ta chỉ bằng một đốt ngón tay, nhưng về chùa làm lễ quy y Tam Bảo, sau đó thọ trì 5 giới của Phật thì phúc báu tăng lên 1000 đốt ngón tay, có thể cứu giúp chúng ta thoát khỏi nhiều tai nạn.

Quả phúc lớn sẽ che chở được tai họa cho chúng ta, còn quả phúc nhỏ thì không thể. Người ở đời nhiều tai họa, đau khổ, bất hạnh thì là người phúc mỏng, nghiệp dày. Ngược lại, người nào mà nhận được nhiều may mắn, tốt đẹp thì gọi là người phúc dày, nghiệp mỏng.

Vì thế, chúng ta ở đời, nên làm cho phúc báu của mình càng ngày càng tăng, càng dày. Và quy y Tam Bảo là một cách để được tăng trưởng phúc báu lên gấp 1000 lần.

Chư Tăng tác lễ quy y Tam Bảo cho quý nhân dân, Phật tử (chùa Ba Vàng)

Chư Tăng tác lễ quy y Tam Bảo cho quý nhân dân, Phật tử (chùa Ba Vàng)

2. Được chư Thiên, chư Thần hộ trì

Đức Phật dạy rằng: Một người thọ trì cấm giới của Phật, thọ một giới sẽ được 5 vị giới thần hộ trì, thọ cả 5 giới sẽ được 25 vị thần hộ trì.

Chính vì thế, những người đã quy y Tam Bảo, thọ trì giới cấm của Phật thì đi đâu cũng có chư Thần ủng hộ, tà ma không quấy nhiễu được. Không những thế, khi có giới thần hộ trì, chúng ta còn tránh được những hoạn nạn nhất định do nghiệp báo của bản thân tạo nên.

Tuy nhiên, nếu quy y xong, chúng ta lại xem thường giới của Phật, không giữ giới thì các giới thần sẽ bỏ đi, không hộ trì nữa. Cho nên, chúng ta phải kiên tâm tu giới.

3. Được kết duyên lành với Tam Bảo nhiều đời

Sau khi quy y, chúng ta mới chính thức trở thành một người Phật tử. Nhờ nhân duyên này, những kiếp sau, chúng ta đều được sinh vào nơi có Phật Pháp, có Tam Bảo. Còn nếu, chúng ta chỉ đi học Phật, hiểu Phật Pháp mà không quy y Tam Bảo, dù có sống tốt, kiếp sau tái sinh vào chỗ tốt thì chỗ ấy cũng không có Phật Pháp.

Cho nên, lễ quy y Tam Bảo rất quan trọng. Đó là một thiện duyên tối thắng cho chúng ta nhiều kiếp về sau có duyên với Tam Bảo.

Rất đông thiện nam, tín nữ về chùa Ba Vàng tham dự lễ quy y Tam Bảo

Rất đông thiện nam, tín nữ về chùa Ba Vàng tham dự lễ quy y Tam Bảo

Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không?

5 giới là tính quy định của người Phật tử tại gia. Muốn trở thành Phật tử tại gia thì người đó phải tu tập 5 giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa, nghiện ngập).

Tuy nhiên, nếu không giữ tròn được 5 giới thì chúng ta có thể giữ 3 giới: không trộm cắp, không tà dâm, không dối láo. Giữ được 3 giới này thì gọi là: thiểu phận Ưu Bà Tắc. Còn giữ được 5 giới thì gọi là: Mãn phận Ưu Bà Tắc, tức là viên mãn phận sự của người Phật tử.

Bởi Phật tử tại gia còn rất nhiều gia duyên, kể cả nghề nghiệp kiếm sống. Có nhiều người vẫn phải sống bằng nghề sát sinh, buôn bán, đánh cá, mổ lợn, mổ gà,... Ngay lập tức chưa thể chuyển nghề được cho nên, Đức Phật mới chế ra, có thể giữ 5 giới hoặc 3 giới thì vẫn được là Phật tử. Nhưng dần dần, chúng ta cố gắng tu tập để tiến lên.

Cho nên, nếu không giữ đủ 5 giới thì chúng ta vẫn được quy y, trở thành đệ tử Phật.

Khi đã quy y mà phạm giới có sao không?

Chúng ta đang thực tập giới luật, đã là thực tập thì chưa thể giỏi ngay được, cho nên trong quá trình thực tập thì có thể vi phạm (tức là phạm giới). Không thể khẳng định rằng, khi chúng ta thọ giới là ngay từ lúc đó cho đến khi chết, chúng ta không bao giờ phạm giới.

Chỉ có người nằm liệt giường thì mới không thể phạm giới. Nhưng nếu có thọ giới, thì họ không thể đắc giới được, vì họ không có khả năng trì giới. Người trì giới được là người phải có khả năng, đầy đủ mọi thứ để có thể phạm giới. Ví dụ, tay có thể đi ăn cắp được, miệng này có thể uống rượu, nói dối, chân tay có thể đánh người,... Nhưng trong các hoàn cảnh, nhân duyên; họ đều giữ, đều kìm được bản thân thì đó gọi là trì giới.

Cho nên, chúng ta chỉ đang là người thực tập giữ giới, chưa phải là người thuần thục, giỏi giang. Chúng ta vẫn có thể phạm giới sau khi quy y, đó là chuyện rất bình thường. Đã là phàm phu thì không ai tránh khỏi việc phạm giới, nhưng quan trọng là sau khi phạm, chúng ta biết lỗi và quyết tâm sửa thì vẫn là người đệ tử Phật.

Khi phạm giới nên sám hối thế nào để tiêu tội?

Khi phạm giới, chúng ta nên sám hối để cho thanh tịnh giới. Có 5 phương pháp sám hối trong nhà Phật, cụ thể là:

+ Tác pháp sám hối

+ Thủ tướng sám hối

+ Hồng danh sám hối

+ Phát tâm Bồ đề

+ Vô sinh sám hối

>> Quý bạn đọc tham khảo chi tiết các cách sám hối tại bài viết sau:

5 phương pháp sám hối giúp nghiệp tiêu, tâm an

Điều quan trọng nhất của sám hối đó là, đã sám hối rồi thì phải sửa chữa, không tái phạm. Nếu sám hối rồi mà tái phạm thì không có tác dụng. Bởi “sám” là ăn năn, “hối” là chừa bỏ; ăn năn mà không chừa bỏ thì không có tác dụng. Bên cạnh đó, khi sám hối, chúng ta cần phải làm cho tâm hổ thẹn lớn lên; bởi tâm ấy giúp chúng ta giữ được rất nhiều giới.

Các Phật tử thành kính chắp tay đối trước ban Tam Bảo

Các Phật tử thành kính chắp tay đối trước ban Tam Bảo

Sám hối giúp chúng ta được tiêu tội, được an vui. Phương pháp sám hối rất tốt, giúp tâm mình dần dần sạch trong và tích lũy được nhiều công đức phúc báu. Còn nếu không sám hối thì tội của chúng ta vẫn còn, không thay đổi.

Hướng dẫn đăng ký quy y Tam Bảo trực tiếp và trực tuyến tại chùa Ba Vàng

Quý nhân dân, Phật tử có thể quy y Tam bảo tại chùa Ba Vàng qua hai hình thức: Quy y Tam Bảo tại chùa hoặc Quy y Tam Bảo tại nhà.

Kính mời quý vị đón đọc chi tiết hướng dẫn cách quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng tại bài viết sau:

https://chuabavang.com/huong-dan-quy-y-tam-bao-truc-tiep-va-truc-tuyen-tai-chua-ba-vang-d4727.html

Hy vọng rằng, quý bạn đọc sẽ sớm trở thành những người Phật tử chân chính, thuận thành, mang lại lợi ích, phúc báu cho bản thân và mọi người xung quanh.

=============

Nếu quý vị có mong muốn tham gia vào CLB Cúc Vàng chùa Ba Vàng (CLB tập hợp các Phật tử đang tu tập theo chùa Ba Vàng) để sinh hoạt, tu tập, chuyển hóa nghiệp khổ, lan tỏa Phật Pháp, rộng khắp thế gian thì có thể truy cập đường link sau:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfqP7cQ4OyuYg78aN9IQ7UWvK0XXl1i_mQ4KYf_4IcCaIP2pg/viewform

Bài liên quan
Bài liên quan