trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
5 điều nên làm để trở thành nhân viên xuất sắc theo lời Đức Phật dạy
Bài viết 23/03/2020

Bên cạnh những phẩm chất của người lãnh đạo cần có chúng ta đã tìm hiểu ở bài “Bí quyết để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên mà người lãnh đạo nên biết”; Đức Phật cũng dạy cho chúng ta về bổn phận, trách nhiệm của người nhân viên đối với công việc và cấp trên của mình. Bởi nếu công ty chỉ lãnh đạo giỏi thôi là chưa đủ, mà từng nhân viên cũng là nhân tố tạo nên sự thành công cho công ty.
Vậy, để trở thành một nhân viên xuất sắc cần có những đức tính tốt đẹp nào?
Mời quý Phật tử và bạn đọc cùng tìm hiểu lời Đức Phật dạy về bổn phận, trách nhiệm của một nhân viên đối với lãnh đạo qua lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Những đức tính một nhân viên cần có để được lãnh đạo tin tưởng

Trong Trường Bộ II, kinh Giáo Thọ Thi-ca-la việt, Đức Phật dạy: “Này Gia chủ tử, các hạng tôi tớ, lao công được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như vậy, có lòng thương đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Dậy trước khi chủ dậy, đi ngủ sau chủ, tự bằng lòng với các vật đã cho, khéo làm các công việc, đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.” Từ lời dạy của Đức Phật, Sư Phụ đã giảng chi tiết để đại chúng được hiểu và áp dụng vào cuộc sống.

Nhân viên phải chăm chỉ, tích cực trong công việc

Trách nhiệm của người làm công với gia chủ theo lời Đức Phật dạy là: “Dậy trước khi chủ dậy, đi ngủ sau chủ”. Về ý này, Sư Phụ chia sẻ: “Người đó phải biết chăm chỉ, ngủ sau chủ, dậy trước chủ. Nếu ở nhà mình có người ăn ở thì phải đi ngủ sau ông chủ, sau bà chủ mình còn thu vén công việc; sáng mình phải dậy sớm một chút đấy là bổn phận”.

Tận tâm, chăm chỉ với công việc được giao chính yêu cầu đối với người nhân viên

Tận tâm, chăm chỉ với công việc được giao chính yêu cầu đối với người nhân viên

Từ lời dạy của Sư Phụ chúng ta có thể lấy đó áp dụng vào trong công việc tại các văn phòng, công ty, xí nghiệp. Người nhân viên tốt đi làm thì cố gắng đi làm đúng giờ hoặc sớm hơn lãnh đạo để sắp xếp, bố trí công việc trong ngày. Hết giờ làm thì dành thời gian để sắp xếp, lên lịch cho công việc cho ngày mai. Người nhân viên tốt là người chăm chỉ, tích cực, năng động hoàn thành công việc được giao.

Hài lòng với những thứ được nhận

Đức tính thứ hai của người nhân viên cần có là phải biết vui lòng với tất cả các vật chất mà được người chủ cho. Về vấn đề này, Sư Phụ chia sẻ: “Người ta cho thế nào thì bổn phận mình, mình cứ vui đã, không đòi hỏi nhiều, người ở như thế thì rất quý. Đừng đòi hỏi nhiều, ông chủ, bà chủ thấy mình tốt thì sẽ có những bù đắp xứng đáng; chứ mình mới đến làm mình đã đòi hỏi phải thế này, phải thế kia thì không hay chút nào. Cho nên, Phật dạy phải biết hài lòng, bằng lòng với những cái người chủ cho mình”.

Hãy vui vì những điều bạn cống hiến, mọi thứ đều được người lãnh đạo nhìn nhận và bù đắp xứng đáng

Hiện nay, có một thực trạng là một số sinh viên mới ra trường khi đi xin việc, dù chưa có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nhưng lại đòi hỏi công ty phải trả lương hậu hĩnh. Nhưng các bạn chưa hiểu được rằng, trước khi có mức lương cao, đãi ngộ tốt, chúng ta cần có thời gian để chứng minh năng lực của mình với công ty. Từ lời Sư Phụ chia sẻ, bài học chúng ta rút ra được rằng ở cương vị là nhân viên, chúng ta cần cống hiến hết sức mình, sáng tạo, hăng say trong công việc, khi lãnh đạo thấy được năng lực, tinh thần làm việc của mình sẽ có những đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng.

Quán xuyến tốt các công việc được giao

Điều thứ ba về lời Phật dạy, Sư Phụ chia sẻ: “Thứ ba phải biết khéo lo các công việc, làm công việc phải biết khéo quán xuyến để cho công việc được tốt”. Đây là đức tính tối quan trọng đối của một người nhân viên. Nếu người nhân viên biết khéo léo lo, chu toàn công việc được giao thì chắc chắn sẽ được lãnh đạo tin tưởng. Ngược lại, nếu công việc được lãnh đạo giao phó mà chúng ta không hoàn thành được thì sẽ mất đi sự tín nhiệm, lòng tin của người lãnh đạo.

Có tinh thần trách nhiệm trong công việc là điều người lãnh đạo rất cần ở mỗi nhân viên

Có tinh thần trách nhiệm trong công việc là điều người lãnh đạo rất cần ở mỗi nhân viên

Mang lại danh tiếng tốt cho người lãnh đạo mình

Hiện nay, tại các công ty cũng có hiện tượng nhân viên hay so sánh, nói xấu lãnh đạo. Theo lời Sư Phụ dạy thì đây là việc làm không tốt, sẽ làm mất đức của mình. Một người nhân viên tốt phải biết khen ngợi, tán thán những việc làm tốt đẹp của lãnh đạo, chứ không đi nói xấu, bêu rếu lãnh đạo. Về vấn đề này, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Thứ tư là phải biết đem những danh tiếng tốt đến cho chủ. Là người cấp dưới phải biết đem danh tốt đến cho chủ của mình, phải biết ca ngợi cấp trên. Đệ tử phải biết khen cái đức hay của Thầy. Con cái phải khen đức tốt của cha, mẹ. Người ở phải biết khen cái tốt của chủ thì đấy mới đúng nghĩa. Người ta còn gọi là: “Ăn cây nào biết rào cây đấy”. Chứ mình ở nhà người ta, làm cho người ta nhưng lại đi nói xấu người ta thì không được rồi. Đệ tử ở với Thầy, Thầy dạy, Thầy nuôi ăn học mà đi nói xấu thì mất hết đức. Con mà đi nói xấu cha mẹ cũng không được. Người dưới phải biết khen đức của người trên. Kinh Phật dạy tán thán khen ngợi những gì xứng đáng mình sẽ được vô lượng phước báu. Bổn phận mình là người dưới, biết tôn trọng, kính trọng người trên mình vẫn được phước báu, làm tròn bổn phận này”.

>>> Doanh nhân nên làm gì để tích lũy phước báu?

Cảm ơn người đã giúp đỡ mình có được vị trí như ngày hôm nay là điều mà người nhân viên nên làm

Cảm ơn người đã giúp đỡ mình có được vị trí như ngày hôm nay là điều mà người nhân viên nên làm

Từ lời dạy của Đức Phật qua sự giảng giải của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chúng ta biết rằng để trở thành người nhân viên tốt, chúng ta cần rèn luyện 5 điều Đức Phật dạy. Mong rằng, sẽ nhiều người biết áp dụng lời Đức Phật dạy, biết chăm chỉ làm việc, hài lòng với những gì được nhận và biết tán dương cấp trên thì chắc chắn sẽ được lãnh đạo tin tưởng, ưu ái và trọng dụng.

Diệu Hiếu

Bài liên quan