Khoảnh khắc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, muôn hoa đua nở, muôn loài hạnh phúc. Bởi Ngài là một con người vô cùng đặc biệt, có đầy đủ tất cả các phẩm chất tốt đẹp, toàn diện trên mọi phương diện.
20/01/2025
Mục lục [Ẩn]
Khoảnh khắc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, muôn hoa đua nở, muôn loài hạnh phúc. Bởi Ngài là một con người vô cùng đặc biệt, có đầy đủ tất cả các phẩm chất tốt đẹp, toàn diện trên mọi phương diện. Trong thế gian này, không một ai có thể sánh bằng Đức Phật.
Để cùng tìm hiểu về sự cao quý của Đức Thế Tôn, xin mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây.
Đức Phật ra đời là một sự kiện vô cùng hiếm hoi
Sự kiện một vị Phật ra đời là một điều vô cùng hy hữu. Như trong kinh Đại Tập 17 - Bộ Bản Duyên VIII, Đức Phật dạy: “Như Lai ra đời thật khó được gặp, như hoa Ưu-đàm-bát mấy ngàn muôn kiếp mới nở một lần”. Một Đức Phật ra đời thì phải rất lâu sau đó mới có Đức Phật khác xuất hiện.
→ Xem thêm: 3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Sự ra đời của một vị Phật - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vô cùng hy hữu (ảnh minh họa)
Chúng ta nên biết, từ thời Đức Phật Ca Diếp đản sinh cho đến khi Đức Phật Thích Ca xuất hiện ở kiếp này cách nhau hàng triệu, tỷ năm. Và từ khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Đức Phật Di Lặc (Đức Phật kế tiếp) giáng sinh thì khoảng cách cũng lâu xa như vậy.
Qua đó, chúng ta thấy rằng, để một vị Phật đản sinh là vô cùng hiếm hoi, phải hội đủ tất cả duyên lành thì các Ngài mới xuất thế. Thời nay, chúng ta lại không có duyên phước được gặp Phật, không được sinh vào thời Phật tại thế.
Đức Phật là bậc toàn thiện, tôn quý nhất
Đức Phật là bậc hoàn thiện, viên mãn, tối thượng. Ngài là một con người có thật trong lịch sử, không phải tưởng tượng hay được các tín đồ xây dựng nên. Sự ra đời của Ngài là vô cùng quý báu, mang đến hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh. Sau đây là những đức hạnh, trí tuệ và sự vĩ đại của Đức Phật.
→ Xem thêm: Cuộc đời Đức Phật phần 1

Đức Phật là bậc hoàn thiện, viên mãn, tối thượng
1. Thân tướng đẹp đẽ, viên mãn
Thân tướng của Đức Phật hội tụ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp; đầy đủ, viên mãn, đẹp đẽ, không ai sánh bằng. Để có được thân tướng trọn vẹn như vậy, Đức Phật đã phải trải qua vô số kiếp tu tập. Nếu được nhìn thấy thân tướng của Ngài, chúng ta sẽ bị nhiếp phục, bởi ở Ngài toát lên tất cả mọi sự tôn quý, oai đức.
Như trong bài kinh “Kinh Công Đức Cúng Dường Xá Lợi Một Đồng Tiền Vàng - Bàn Tay Sinh Vàng” - Sách Một Trăm Truyện Tích Nhân Duyên Phật Giáo - Quyển IX. Các vị thanh văn, bài kinh số 83. Bàn tay vàng có đoạn: “Nhìn thấy Đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chiếu sáng quanh thân, oai nghi rực rỡ thù thắng vô cùng, Bảo Thủ liền sinh lòng hoan hỷ, kính tín, chấp tay bạch Phật rằng: “Xin Đức Thế Tôn và chư Tỳ-kheo Tăng từ bi thọ nhận lễ cúng dường của con”.
2. Nhân cách vĩ đại, cao quý
Đức Phật xuất hiện một cách vi diệu, không giống như phàm nhân do nghiệp mà tái sinh. Chúng sinh bị nghiệp chi phối nên phải luân hồi, trả quả. Còn đối với Đức Phật - Ngài do đại nguyện từ bi cứu độ chúng sinh mà giáng trần, nguyện vào đời để cứu khổ muôn loài. Cho nên, khi Ngài xuất hiện, muôn loài hân hoan, muôn hoa đua nở, chim hót ca vang, nhạc trời reo vang,... Đó chính là phước báu của Ngài khi đản sinh nơi trần gian mang lại cho chúng sinh.
Ngay từ khi còn nhỏ, Ngài đã thể hiện phẩm chất từ bi, lòng thương người vô cùng đặc biệt. Không chỉ thương người, Ngài còn yêu quý, bao bọc, che chở muôn loài. Trong Phật giáo có ghi lại câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa (chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) từng cứu sống, bảo vệ, che chở cho con chim thiên nga khỏi sự giết hại của Đề Bà Đạt Đa.
→ Xem thêm: Bài học đặc biệt từ câu chuyện “Đức Phật và thiên nga nhỏ”
Hay trong kinh điển cũng ghi chép những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật, Ngài đã hy sinh thân mạng để cứu chúng sinh như: Câu chuyện tiền thân của Đức Phật xả thân cứu đàn hổ đói, câu chuyện tiền thân của Đức Phật cắt thịt mình để cứu sống cha mẹ,...
→ Xem thêm: Tiền kiếp Đức Phật cắt thân cứu đàn hổ đói - Lòng từ chấn động trời đất
Bên cạnh đó, Đức Phật còn là một con người vô cùng khiêm hạ. Sau khi thành đạo, mặc dù đã trở thành bậc Chính đẳng Chính giác, bậc tối thượng, tối thắng, trong thế gian không ai sánh kịp; nhưng Ngài vẫn dùng thiên nhãn để quan sát khắp các cõi, xem có ai đầy đủ giới đức và trí tuệ hơn Ngài để đến đảnh lễ. Tuy nhiên, khi không thấy một ai vượt hơn về mọi mặt, Ngài đã quay về đảnh lễ chính Pháp mà mình chứng đạt.
Trong quá trình thuyết Pháp độ sinh, mặc dù là ruộng phước tối thượng, nhận được mọi sự cúng dường của chư Thiên và loài người, nhưng Đức Phật không hề kiêu mạn. Ngài vẫn bình thản ôm bình bát đi xin ăn, thọ nhận sự cúng dường của chúng sinh. Từ một vị đế vương, Ngài hạ thân mình xuống làm vị hành khất để chúng sinh được kết duyên với Tam Bảo, được bố thí gieo trồng ruộng phước, đoạn trừ lòng tham, được hạnh phúc an vui,... Điều này càng làm nổi bật sự khiêm hạ, cao quý của Đức Thế Tôn.
3. Trí tuệ vượt trội, sáng soi
Ngay từ nhỏ, Ngài đã bộc lộ phẩm chất thông minh, tinh anh. Ngài học một biết mười, các Thầy dạy Ngài đều ngạc nhiên trước trí tuệ đó. Sau này, khi xuất gia tu hành, Đức Phật theo học các vị Thầy nổi tiếng về thiền định. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài chứng đạt những trạng thái ngang bằng với các vị Thầy của mình.
Đặc biệt, khi chứng quả vị Phật, tâm Ngài hoàn toàn lắng trong, an định, tất cả mọi phiền não đều dứt hết. Ngài thấu tỏ mọi lẽ huyền vi của vũ trụ, Ngài thấy trời đất này, con người sinh ra từ đâu; kiếp người sao phải già, bệnh và chết; con người chết rồi còn hay hết; sau khi chết thì con người sẽ tái sinh về đâu;... Ngài đã tìm thấy chân lý, trí tuệ sáng tỏ hoàn toàn, không có một thứ gì có thể làm che mờ trí tuệ của Ngài. Như trong bài kinh “Lô Già” - Trường Bộ Kinh có đoạn: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc…”
Khi thành đạo, Đức Phật phát sinh rất nhiều công năng diệu dụng, chứng lục thần thông. Ngài có thiên nhãn thông - nhìn thấy khắp tất cả, xuyên qua cả tường vách, núi non; thiên nhĩ thông - nghe mọi âm thanh từ nhỏ đến lớn; tha tâm thông - biết được tâm ý của người khác đang nghĩ gì; thần túc thông - rất nhiều thần thông biến hóa; túc mạng thông - biết được vô số các kiếp trở về trước; lậu tận thông - sạch hết mọi cáu bẩn trong tâm, tâm thanh tịnh, quang minh.
Không chỉ vậy, giáo Pháp mà Ngài chứng đạt được còn giúp chúng sinh thoát khỏi mê mờ, lầm lạc, chấm dứt khổ đau, đạt được hạnh phúc tối thượng. Sau khi thành đạo, Đức Phật chuyển bánh xe Pháp, tiếp độ 5 anh em ông Kiều Trần Như, sau đó xây dựng Tăng đoàn lớn mạnh. Trong suốt 49 năm hoằng Pháp độ sinh, Ngài đã đi giáo hóa khắp nơi, độ cho vô số từ vua quan cho đến thường dân, giai cấp hạ tiện nhất cho đến khắp các cõi giới. Ngày nay, giáo lý đạo Phật vẫn tiếp tục được hoằng truyền khắp nơi, giúp bao người thoát khổ, an vui, được an lành, hạnh phúc.
4. Không có một ai sánh bằng Đức Phật
Ngay từ khi đản sinh, Đức Phật đã tuyên bố dõng dạc: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” - tức là Đức Phật là bậc tôn quý nhất.
→ Xem thêm: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn
Trong cuốn “Ý Nghĩa Kinh Hành Niệm Phật” - Bài Kệ Kinh Hành có đoạn:
“Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhứt thiết vô hữu như Phật giả”.
Đoạn kệ trên nhấn mạnh rằng: Trên trời dưới đất không ai sánh bằng Đức Phật. Tất cả những điều chúng ta thấy cũng không thể so sánh với Ngài.
Hay trong bài kinh “Một Sự Xuất Hiện Vi Diệu” - Đại Tạng Kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Một Người, phần Như Lai, Đức Phật dạy: “Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu, khó gặp được ở đời. Một người, khi xuất hiện ở đời, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác”.
Chúng ta thấy rằng, đầu óc của mình còn u tối, còn nhiều điều không hiểu biết, ngay cả thân tứ đại cũng không biết nó vận hành ra sao. Nhưng Đức Phật thì khác, Ngài thông suốt, biết hết tất cả. Hay trên đời chúng ta bị trói buộc đủ thứ: nhà cửa, vợ chồng, của cải,... còn Ngài đã hoàn toàn tự tại, không có thứ gì có thể trói buộc Ngài. Trên thế gian này, rất khó có ai sạch hết mọi tham dục, nhưng Ngài đã tận diệt tất cả mọi tham dục. Ngài đã thấu triệt tất cả, trí tuệ vô song, được gọi là toàn giác; không có một ai sánh bằng Ngài.
Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về sự vĩ đại và cao quý của Đức Phật. Ngài là tấm gương sáng ngời để hàng hậu học noi theo. Ở Ngài hội tụ đầy đủ tất cả các phẩm chất từ, bi, trí, dũng. Sự xuất hiện của Ngài không chỉ mang lại công bằng, tốt đẹp mà còn khơi dậy những giá trị cao quý nhất trong mỗi con người. Đặc biệt, với lòng từ bi, yêu thương vô hạn, Ngài đã chỉ ra con đường giúp chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau, được an lạc, hạnh phúc.
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...