trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN: Nhìn lại sự đồng hành, gắn bó của Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đất nước

40 năm về trước, ngày 07/11/1981, sự thành lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã tạo nên mốc lịch sử trọng đại không chỉ đối với chư Tăng Ni, Phật tử mà còn đối với hàng triệu người dân tộc Việt.

Bởi đây là lần đầu tiên Phật giáo Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của một tổ chức thống nhất từ Bắc vào Nam, từ Trung ương đến địa phương. Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ngày 07/11/2021), mời quý vị cùng nhìn lại những đóng góp to lớn của Phật giáo qua những thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước.

Đông đảo chư Tăng Ni tham gia hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 07/11/1981

Đông đảo chư Tăng Ni tham gia hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 07/11/1981

Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I trước Công nguyên, Phật giáo đã ăn sâu và bám rễ vào đời sống và văn hóa của người dân Việt thuở sơ khai bởi lẽ những giáo lý tốt đẹp của đạo Phật đã gắn bó và đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

Đặc biệt, vào thời kỳ phong kiến độc lập nhà Trần, mà điển hình là vị vua minh triết Trần Nhân Tông - người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm với tư tưởng cốt lõi “hòa quang đồng trần” (tinh thần nhập thế của Phật giáo), Ngài đã rất khéo léo kết hợp và vận dụng giáo lý đạo Phật vào công cuộc trị nước an dân, giúp đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước phát triển thịnh hưng.

Điển hình là Ngài đã áp dụng giáo lý đạo Phật để đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng nên đất nước ta đã ba lần đánh thắng đế chế Nguyên Mông, giữ gìn bờ cõi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Sau khi đất nước hòa bình, vua Trần Nhân Tông rất chú trọng đến việc xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, trong sạch giúp đất nước văn minh, phát triển.

Vua Trần Nhân Tông - vị vua minh quân sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm vào thế kỷ thứ XIII

Vua Trần Nhân Tông - vị vua minh quân sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm vào thế kỷ thứ XIII

Tiếp nối và lan tỏa tinh thần Phật giáo nhập thế, trong thời kỳ kháng chiến, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1947, giới Tăng Ni, Phật tử trong cả nước đã dấy lên phong trào “Cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào” mà tiêu biểu là sự kiện 27 nhà sư đã thành lập “Trung đội Phật tử” vào ngày 27/2/1947 để đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập Tổ quốc.

Đỉnh điểm là sự kiện tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức để phản đối những chính sách tàn bạo, thâm độc của chế độ Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo vào những năm 60 của thế kỷ XX đã làm thức tỉnh lương tri toàn nhân loại. Ngài hy sinh thân mạng để quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho con người, bảo vệ cho sự tồn vong của Phật giáo và hơn hết là vận mệnh của dân tộc. Sự kiện trên đã làm cho phong trào đấu tranh của Phật giáo càng trở nên mạnh mẽ, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và hơn cả là Phật giáo Việt Nam thoát khỏi cơn đại nạn.

Đó là những minh chứng rõ nét, chân thực minh chứng tinh thần yêu nước chân chính, sự đồng hành của Phật giáo Việt Nam hòa mình vào dòng chảy lịch sử dân tộc trong những năm tháng chiến tranh để tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập đất nước.

Sự kiện Hòa Thượng Thích Quảng Đức làm thức tỉnh lương tri toàn nhân loại

Sự kiện Hòa Thượng Thích Quảng Đức làm thức tỉnh lương tri toàn nhân loại

Đi qua những năm tháng bom đạn thì tinh thần “Phật Pháp bất ly thế gian” càng được tiếp tục phát huy trong thời kỳ đất nước hòa bình ổn định và vị trí vai trò của Phật giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng được khẳng định.

Phương châm “Đạo Pháp - Dân Tộc - Chủ Nghĩa Xã Hội” được thể hiện sâu sắc và mạnh mẽ trong những năm gần đây, mà cụ thể là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Thực hiện yêu cầu của GHPGVN, cùng tinh thần hướng về dân tộc, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, chư Tăng Ni chùa Ba Vàng đã thiết lập đàn tràng tụng kinh cầu quốc thái dân an, tụng kinh Tam Bảo, kinh Dược Sư với mong nguyện đất nước sớm thoát khỏi dịch bệnh, trở lại cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Toàn thể chư Tăng Ni chùa Ba Vàng thiết lập đàn tràng tụng kinh cầu quốc thái dân an

Toàn thể chư Tăng Ni chùa Ba Vàng thiết lập đàn tràng tụng kinh cầu quốc thái dân an

Cùng với đó, dưới sự phát động của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, chư Tăng Ni ba miền Bắc Trung Nam sẵn sàng “Gấp áo cà sa, khoác áo blouse” kết thành làn sóng mạnh mẽ, chung sức, chung lòng cùng nhau tham gia vào công cuộc phòng chống dịch bằng các việc làm ý nghĩa như: đóng góp cho quỹ Vaccine phòng chống COVID-19, ủng hộ nhiều vật tư, trang thiết bị y tế, phối hợp với MTTQ các cấp và chính quyền địa phương tại địa bàn trong công tác cứu trợ, chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch,... Đây là việc làm thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng từ bi của người con Phật, luôn luôn mong muốn giúp đỡ, sẻ chia và đồng hành cùng đất nước trong những tháng ngày khó khăn nhất.

Chư Tăng 3 miền trực tiếp tham gia vào công cuộc chống dịch COVID-19

Chư Tăng 3 miền trực tiếp tham gia vào công cuộc chống dịch COVID-19

Không những vậy, trong chiến dịch phòng chống COVID-19, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng Ni Phật tử chùa Ba Vàng cũng rất tích cực trong các hoạt động thiện nguyện như:
- Hàng tỷ đồng được chùa Ba Vàng gửi tới UBMTTQ và gửi tới đại diện các quý Thầy tại các tỉnh thành phía Nam để hỗ trợ người dân vơi bớt đi những khó khăn khi đối mặt với dịch bệnh.
- Rất nhiều phần quà được trao tặng cho bà con khó khăn vùng dịch, các cơ sở y tế và khu cách ly như tiền mặt, khẩu trang, quần áo bảo hộ,... cùng các nhu yếu phẩm cần thiết.
- Chùa Ba Vàng đã phối hợp với chính quyền địa phương thành phố Uông Bí để bố trí, sắp xếp một khu vực độc lập tại chùa làm cơ sở cách ly tập truпg cho những người dân từ miền Nam trở về Quảng Ninh.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng trăm tấn nông sản không tiêu thụ; trước tình hình đó Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng chùa Ba Vàng phát động các Phật tử trong CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa “giải cứu” nông sản cho bà con nhân dân trong vùng dịch,...

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng Ni và các Phật tử chùa Ba Vàng tích cực trong việc hỗ trợ bà con nhân dân vượt qua khó khăn trong tình hình dịch bệnh.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng Ni và các Phật tử chùa Ba Vàng tích cực trong việc hỗ trợ bà con nhân dân vượt qua khó khăn trong tình hình dịch bệnh.

Đặc biệt, trên tinh thần “Phật Pháp đồng hành cùng dân tộc”, chùa Ba Vàng đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy những tinh thần đạo đức cao đẹp, kế thừa lời Đức Phật dạy thông qua các hoạt động tu học Phật Pháp vào các ngày mùng 8, 14, 30, (29 tháng thiếu) để giúp quý Phật tử ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống mà từ đó chuyển hóa nghiệp khổ: bệnh tật, thất thoát tài sản, gia đình bất hòa, con cái hư hỏng,...

Bên cạnh đó, chùa Ba Vàng cũng thành lập môi trường tu học, rèn luyện đạo đức dành cho thế hệ trẻ mang tên: CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng, CLB La Hầu La, Tuổi trẻ khám phá vườn tâm, Khóa tu mùa hè nhằm giáo dục đạo đức nhân quả, mang lại những giá trị tốt đẹp cho trí tuệ và tâm hồn cho những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhìn lại chặng đường lịch sử những gì Phật giáo đã đóng góp cho dân tộc, đem lợi lợi ích cho quần sinh, Phật tử chúng ta hãy cùng hướng tâm tri ân đến Đức Thế Tôn, các vị Tổ Sư cũng như tri ân chư Tôn đức Tăng Ni tu hành thanh tịnh đã tiếp nối mạng mạch Phật Pháp để giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Đồng thời, chúng ta hãy tiếp tục cố gắng nỗ lực tu tập, thực hành giáo Pháp để mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển, tốt đẹp.