trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Phật tử không về chùa được, cúng dường chư Tăng thì hương linh có nhận được không?
Bài viết 31/08/2020

“Đúng theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết. Cho nên mới gọi “Tâm xuất là Phật biết, Phật chứng”. Các con muốn cúng dường thì ngay từ nhà, khi các con phát tâm là Đức Phật đã chứng cho rồi, mười phương chư Phật đã chứng biết”. - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Với lòng tin kính Tam Bảo, tôn kính chư Tăng - một trong ba ngôi quý báu nhất của thế gian, nhiều Phật tử ở xa chùa cả nghìn cây số hoặc không đủ duyên về chùa nhưng vẫn phát tâm gửi vật phẩm, tịnh tài về chùa để cúng dường lên Tăng chúng. Tuy nhiên, nhiều Phật tử đặt ra câu hỏi là không về chùa được mà cúng dường chư Tăng để hồi hướng phước báu cho hương linh thì có được lợi ích hay không?
Để giải đáp thắc mắc trên, chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử bài viết: “Phật tử không về chùa được, cúng dường chư Tăng thì hương linh có nhận được không?” sau đây!

Nhân duyên để hương linh nhận được phước báu

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Thế còn chúng ta cúng dường đến Tam Bảo, đến chúng Tăng, hồi hướng phước báu ấy cho thân nhân mình thì chắc chắn hương linh nhà mình được thọ hưởng phước phần. Lớn hay nhỏ là còn tùy thuộc vào duyên của mình và duyên của người nhận, nhưng mà chắc chắn có phước. hương linh có phước thì sẽ bớt khổ hơn. Việc cúng dường lên Tam Bảo đến chúng Tăng để hồi hướng phước báu cho hương linh, cho người thân của mình là hiệu quả nhất, là lợi ích lớn nhất”.

>>> Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?

Đây cũng là phương pháp Đức Thế Tôn của chúng ta chỉ dạy trong các bài kinh Nikaya, kinh Vu Lan Bồn, kinh Địa Tạng... Để cúng dường sinh được phước báu thù thắng, hương linh nhận được phước báu cần hội đủ các duyên:

Về phía người nhận cúng dường, trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí, Đức Phật dạy: “Những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si”.
Từ lời Đức Phật dạy, chúng ta thấy rằng việc cúng dường lên Tăng đoàn tu tập phạm hạnh đang thực hành các pháp giải thoát sẽ giúp hương linh có được phúc báu hồi hướng.

Chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập trong rừng thiền làm lợi ích cho chúng sinh

Chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập trong rừng thiền làm lợi ích cho chúng sinh

Về phía người cúng dường, chắc hẳn chúng ta đều mong muốn có được phước báu lớn để hồi hướng phần phúc ấy cho thân quyến của mình.
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Đúng theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết. Cho nên mới gọi “Tâm xuất là Phật biết, Phật chứng”. Các con muốn cúng dường thì ngay từ nhà, khi các con phát tâm là Đức Phật đã chứng cho rồi, mười phương chư Phật đã chứng biết”.
Do vậy, khi không đủ duyên về chùa thì chúng ta có thể cúng dường Tam Bảo, chư Tăng bằng cách gửi từ xa về chùa thì cũng được phước báu. Và phần phước ấy, chúng ta có thể hồi hướng cho hương linh để họ tăng thêm phước báu, có cơ duyên sinh lên những cảnh giới cao hơn.

Phật tử không về chùa được nhưng phát tâm cúng dường tại nhà thì hương linh vẫn nhận được phước báu

Phật tử không về chùa được nhưng phát tâm cúng dường tại nhà thì hương linh vẫn nhận được phước báu

Bên cạnh đó, Sư Phụ từng chỉ dạy: “Có được phúc là do chúng ta làm việc thiện. Quả phúc lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào lực của tâm trong khi làm việc thiện. Năng lực tâm mình phát ra như thế nào thì phúc báu của mình như vậy. Cũng làm một việc thiện như vậy nhưng mà mình được quả phúc khác nhau. Và quả phúc đến nhanh hay chậm cũng do tốc lực tâm của mình. Nếu chúng ta làm việc thiện với tâm nhiệt thành, mạnh mẽ thì quả phúc đến rất nhanh. Còn cũng làm việc thiện ấy nhưng làm với tâm lờ đờ, lững thững, miễn cưỡng thì quả phúc có nhưng nó vừa nhỏ, vừa đến chậm”.
Cũng trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”.
Như vậy, y lời Đức Phật và sự chỉ dạy trên Sư Phụ, chúng ta thấy rằng khi phát tâm cúng dường Tam Bảo người dâng cúng nên khởi tín tâm đối với Phật, tín tâm đối với Pháp, và tín tâm đối với chư Tăng phạm hạnh.

Về phía người được hồi hướng phước báu, trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy khi chúng ta hồi hướng phước báu đến cho người đã mất thì họ sẽ được thọ nhận một phần phước báu. Ở đây, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng giảng giải: Phần phước này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào người được hồi hướng. Nếu họ sinh được tâm hoan hỷ, vui vẻ thì họ nhận được phần phước rất lớn, và ngược lại họ chỉ nhận được một phần phước nhỏ.
Sư Phụ chia sẻ: “Giống như bà Thanh Đề, khi đại Tăng chú nguyện hồi hướng cho bà ấy thì bà khởi được tâm xả tham. Bà không có tâm tham, ích kỷ nữa và bà được hưởng trọn vẹn phước báu mà chư Phật và chúng Tăng hồi hướng cho bà ấy. Phước báu đầy đủ như thế, cho nên bà mới được sinh Thiên ngay trong ngày hôm đấy”.

Về phía đồ cúng dường: Vật cúng dường thanh tịnh (phù hợp với việc tu tập và hoằng Pháp)

Hương linh cách bao nhiêu kiếp thì nhận được phước báu?

Có nhiều Phật tử thắc mắc, khi cúng dường chư Tăng thì chúng ta có thể hồi hướng phước báu đến thân quyến quá vãng trong bao nhiêu kiếp trở lại? Về vấn đề này, chúng ta cùng đến với bài kinh Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường thuộc Tiểu bộ kinh Nikaya mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng:
Có nhóm người vì làm ác mà bị đọa sinh vào địa ngục, sau đó tái sinh vào loài ngạ quỷ. Trải qua 184 kiếp, vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các ngạ quỷ này đi loanh quanh khắp nơi, chúng mong ước vua Bình Sa - là quyến thuộc của chúng trong nhiều kiếp về trước sẽ làm lễ cúng dường Đức Phật và hồi hướng công đức ấy cho chúng. Thế nhưng, khi dâng lễ, nhà vua lại không hồi hướng nên các ngạ quỷ không nhận được thí vật nào, chúng rất thất vọng và thốt tiếng kêu thảm thiết mỗi đêm ở hoàng cung.
Những âm thanh ấy khiến vua Bình Sa hoảng sợ và ông đã đến bạch Phật. Sau khi được Đức Phật chỉ dạy, vua Bình Sa xin được cúng dường lên Phật và sẽ hồi hướng công đức lễ vật ấy cho các ngạ quỷ. Ngày cúng dường Đức Thế Tôn, vua Bình Sa hồi hướng nên các ngạ quỷ được thọ nhận phước báu, đều được an lạc, hoan hỷ và được thoát kiếp ngạ quỷ đói khổ, sinh lên cõi Trời.
Qua đây chúng ta biết rằng, nếu hương linh ngạ quỷ có duyên huyết thống với chúng ta, họ sẽ luôn theo và cầu cứu mình dù là cách bao nhiêu kiếp. Duyên hội ngộ này, không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian.

Từ lời Sư Phụ giảng, chúng ta thấy rằng dù ở nơi nào, gần chùa hay xa chùa chúng ta cũng có thể cúng dường chư Tăng tu tập phạm hạnh trai giới và hồi hướng phúc này đến cho hương linh, thì chúng sẽ nhận được phần phúc báu đó và được tăng phúc tiêu nghiệp.
Mùa Vu Lan năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các Phật tử không thể về chùa, nhưng nếu với tâm thành kính, muốn báo hiếu ông bà, tiên tổ, người thân đã quá vãng bằng cách cúng dường Tam Bảo thì thân quyến đều được hưởng phần phước báu thù thắng.

Đức Tín

Bài liên quan