trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Phước báu khi về chùa làm công quả: Cho đi là còn mãi!
Bài viết 16/01/2020

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng nói: “Sống trên cuộc đời này chúng ta phải biết cho ra. Nếu chỉ nghĩ vơ về cho mình, không hẳn đã tốt đâu. Sống ở trên đời phải với bàn tay rộng mở. Bàn tay nắm lại cuộc đời sẽ tăm tối biết bao. Cho nên có câu: “Xởi lởi thì trời cho, so đo trời lấy lại”.
Trong những ngày giáp Tết, tinh thần phụng sự, cho đi của Tăng, Ni Phật tử chùa Ba Vàng càng được tăng trưởng. Rất đông các Phật tử đã về chùa công quả, phụng sự Tam Bảo, góp phần công sức mình để làm đẹp cảnh chùa. Việc làm này mang lại ý nghĩa và lợi ích vô cùng to lớn. Chùa Ba Vàng kính mời quý Phật tử cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lợi ích của việc làm công quả tại chùa.

Tinh thần phụng sự “Cho đi là còn mãi!” của Phật tử chùa Ba Vàng khi Tết đến xuân về

Vào những ngày cuối năm, khắp nơi đều nhộn nhịp và rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Từ thành thị đến nông thôn, từ đầu làng đến cuối phố dòng người tấp nập mua sắm, chuẩn bị đón năm mới sắp đến với ước mong có niềm vui thật trọn vẹn. Hòa trong không khí vui tươi với mong muốn tạo một không gian tràn ngập sắc xuân trong chốn Thiền môn; chư Tăng, Ni và Phật tử chùa Ba Vàng đã triển khai công tác trang trí cảnh quan của chùa mang đậm vị thiền, ý đạo để chào đón xuân Canh Tý đang đến gần.

Những chậu hoa được chăm sóc bởi các Phật tử

Các Phật tử chăm sóc những chậu hoa chuẩn bị đón Tết

Phật tử rất vui khi được tham gia vận chuyển đá lên xe

Phật tử rất vui khi được tham gia vận chuyển đá lên xe

Những ngày này, chư Tăng, Ni và Phật tử tại chùa đang khẩn trương gấp rút chuẩn bị cho Tết nên khối lượng công việc rất nhiều. Nắm bắt được tình hình công việc, các Phật tử trong các đạo tràng đã dành thời gian cùng nhau về chùa làm Phật sự.

Chư Ni trang trí lối đi lên chiêm bái xá lợi Phật

Chư Ni trang trí lối đi lên chiêm bái xá lợi Phật

Các cô Phật tử đang trang trí khu vực tượng Phật Di Lặc

Các cô Phật tử đang trang trí khu vực tượng Phật Di Lặc

Với lòng kính tin Tam Bảo và nương theo tâm nguyện của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh: “Thượng cầu Phật đạo - Hạ hóa chúng sinh, mang ánh sáng Phật Pháp đến với chúng sinh”, nhiều Phật tử đã không kể ngày đêm sớm tối, gác lại việc nhà để lo việc Tam Bảo. Tinh thần công hiến của các Phật tử chỉ với một mong muốn sao cho du khách thập phương đến chùa, ai cũng thấy hoan hỷ, hào hứng phấn khởi như trở về nhà, và cảm nhận được cái Tết truyền thống ấm cúng, ý nghĩa của dân tộc. Đó là tinh thần “phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật” xứng đáng được tán thán.

Phật tử vận chuyển cây quất trong đêm

Phật tử vận chuyển cây quất trong đêm

Cho đi là còn mãi! - Lợi ích của việc làm công quả, hộ trì Tam Bảo

Trong kinh Tạp Bảo Tạng kể về câu chuyện của một vị Tỳ-kheo được một ngoại đạo Bà-la-môn đoán chỉ còn sống bảy ngày nữa là mạng chung. Hôm ấy, vị Tỳ-kheo đi ngang qua nơi ở của chư Tăng, thấy vách tường có lỗ hổng, liền bảo người nhồi bùn bít lại. Mấy hôm sau gặp lại ngoại đạo Bà-la-môn vẫn thấy Thầy Tỳ-kheo còn sống.
Bà-la-môn hỏi thầy Tỳ-kheo mấy hôm rồi Sư có làm gì không?
Thầy ấy trả lời: “Tôi thì cũng không làm gì. Chỉ có mấy hôm trước, tôi vào chỗ Tăng ở, thấy vách tường có một lỗ hổng, bèn tu bổ lại thôi”.
Bà-la-môn khen: “Chính Tăng là phước điền hết sức quan trọng, mới có thể khiến cho Sư đúng ra phải chết mà lại được trường thọ”.

Phật tử thuộc đạo tràng Minh Long hoan hỷ khi được về chùa làm công quả

Phật tử thuộc đạo tràng Minh Long hoan hỷ khi được về chùa làm công quả

Các cô chú Phật tử làm việc tại vườn Bạch Ngọc chùa Ba Vàng

Các cô chú Phật tử làm việc tại vườn Bạch Ngọc chùa Ba Vàng

Một câu chuyện khác trong nhà Phật nói về vua nước Càn Đà Vệ. Trên đường đi đánh trận trở về kinh đô, vua bị bệnh rất nặng. Vị quan ngự y vào thăm mạch và xem sắc diện nói rằng: “Đức vua mạng sống tính bằng ngày. Chắc chỉ còn ba ngày nữa thôi, chứ không thể sống hơn được”. Nghe vậy, đoàn tùy tùng hỏa tốc tích cực đưa xa giá của vua trở về kinh đô. Trên đường đi, phái đoàn ghé qua một ngôi chùa cổ. Đức vua thấy ngôi chùa đổ nát, thấy các tháp thờ Phật không còn nguyên vẹn, vua rất xót xa nên ra lệnh cho các quan ở địa phương đó xây dựng và tu bổ lại ngôi chùa này, đồng thời vua cũng phát tâm xuất tiền của hoàng cung để trùng tu lại ngôi chùa và tháp thờ Phật. Sau đó, đoàn xe đưa vua trở về kinh đô. Tự nhiên, đến ngày hôm sau bệnh của vua được thuyên giảm. Về đến kinh đô thì bệnh của vua khỏi hẳn, sức khỏe của vua hoàn toàn bình phục. Ai cũng trầm trồ và ngạc nhiên, tin rằng chính việc phát tâm tu bổ chùa tháp ấy khiến phước báu được kéo dài nâng đỡ thọ mạng của vua.
Qua hai câu chuyện, chúng ta nhận ra rằng “cho đi chính là nhận lại”. Vị Tỳ-kheo biết trét bùn đất vào lỗ thủng của Tăng phòng, cũng chính là trợ duyên cho các vị Tăng được tu tập tốt, nơi ăn chốn nghỉ được đảm bảo. Cũng vậy, vua Càn Đà Vệ có tâm hộ trì Tam Bảo, trùng tu lại ngôi chùa, ngôi tháp đó cũng chính là tâm vì muốn Phật Pháp được trường tồn trên thế gian. Một ngôi chùa mọc lên thì sẽ làm lợi ích cho biết bao người được tin sâu nhân quả, biết bố thí cúng dường gieo nhân thiện lành. Người người biết sống thiện, biết tô bồi phúc báu thì xã hội sẽ văn minh, phát triển giàu mạnh hơn. Đúng như lời Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng nói: “Người có tâm phụng sự, muốn đem niềm vui, đem các giá trị chân thật đến cho mọi người, người ấy sẽ được báo đáp tốt đẹp. Khi có tâm phụng sự là tạo ra phước báu cho chính mình. Tâm biết vì người sẽ sinh ra phước báu”. Chính phước báu ấy khiến cho vị Sư Thầy, vua nước Càn Đà Vệ chuyển được nghiệp và tăng tuổi thọ của chính mình.

Cây cầu tre được đóng và thiết kế tỉ mỉ bởi bàn tay khéo léo của Phật tử

Cây cầu tre được đóng và thiết kế tỉ mỉ bởi bàn tay khéo léo của Phật tử

Hai bạn trẻ hoan hỷ khi được đi treo cờ hai bên con đường lên chùa

Hai bạn trẻ hoan hỷ khi được đi treo cờ hai bên con đường lên chùa

Các cô Phật tử đang tổng vệ sinh khu vực nhà Phật tử

Các cô Phật tử đang tổng vệ sinh khu vực nhà Phật tử

Khi chúng ta bố thí công sức của mình với tâm hoan hỷ, chân thành, thì chúng ta sẽ rất hạnh phúc. Sư Phụ chia sẻ: “Người bố thí là tự tâm mình được hoan hỷ. Cho đi là hạnh phúc”. Trong thế gian, không gì tối thắng bằng ruộng phước lành của Tam Bảo.

Niềm hân hoan của Phật tử khi được về chùa làm công quả, phụng sự Tam Bảo

Niềm hân hoan của Phật tử khi được về chùa làm công quả, phụng sự Tam Bảo

Tam Bảo còn thường hằng ở thế gian, thì chúng sinh sẽ bớt khổ đau. Cho nên, dù chỉ gieo chút tâm thiện lành như hạt cải vào ruộng phước của Tam Bảo, thì quả báo sẽ rất lớn vì sẽ có rất nhiều người, vô số chúng sinh được lợi ích. Hy vọng rằng, khi hiểu được lợi ích lớn lao mà việc làm công quả đem lại, các Phật tử sẽ biết năng làm việc thiện lành, siêng tu học và thực hành lời Phật dạy tinh tấn hơn, để làm lợi ích cho mình, cho người không chỉ kiếp này mà còn nhiều kiếp về sau.

Tịnh Duyên