trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Tâm nguyện của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đối với người cao tuổi
Bài viết 22/01/2020

“Một quốc gia mà không quan tâm đến người già thì sau này chính mình già, mình cũng không được quan tâm. Thế cho nên Liên Hiệp Quốc lập ra được một ngày Quốc tế người cao tuổi là phúc lành của nhân loại, là điều rất tốt. Một quốc gia nào chăm sóc cho người già thì quốc gia đấy sẽ rất tốt”. - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

Sư Phụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới thế hệ người cao tuổi. Chính vì vậy, những năm gần đây chùa Ba Vàng đã tổ chức chương trình lễ Chúc thọ cho người cao tuổi vào dịp Tết Nguyên đán để động viên khích lệ tinh thần của các cụ. Qua đó, cũng giúp các cụ được vui vẻ, hoan hỷ, kết duyên với Phật Pháp và con cháu cũng có dịp để tri ân những bậc cha mẹ đã vất vả sinh thành, nuôi dưỡng mình khôn lớn.

“Già” là một sự thật của cuộc đời con người

Sinh - già - bệnh - chết là quy luật tất yếu của cuộc sống. Mỗi người ai cũng đều phải trải qua quy luật vô thường, đó là bốn cái khổ mà trong kinh Đức Phật đã dạy. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng nói: “Cuộc đời chúng ta có bốn ngọn núi gọi là sinh, lão, bệnh tử, không ai không phải trải qua. Nếu chúng ta được sống thọ thì ai cũng sẽ đến tuổi già. Già là một sự thật của cuộc đời con người, vì có trẻ thì sẽ có già”.

Sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật tất yếu của cuộc sống

Sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật tất yếu của cuộc sống

Mỗi ngày một già đi là sự thật bất biến của đời người, giống như hoa tươi cũng sẽ có ngày héo tàn, như lá xanh rồi cũng vàng úa, xác xơ, và tóc xanh rồi cũng sẽ bạc. Chấp nhận được sự thật ấy, chúng ta có thể dễ dàng an nhiên tự tại trong cuộc đời vô thường này hơn; biết bản thân cần gì nhất, làm những gì tốt nhất để chính mình không sống lãng phí trong suốt chặng đường đời.

>>> Người Cao Tuổi Nên Làm Gì Để Tích Thật Nhiều Phước?

Tuổi thơ của Sư Phụ gần gũi với người cao tuổi

Từ nhỏ, Sư Phụ đã có thói quen ngồi nói chuyện với các cụ già, những người lớn tuổi trong làng. Có lẽ những ngày tháng đó đã giúp Sư Phụ hiểu sâu sắc về tâm lý của người cao tuổi. Người cao tuổi rất cần sự quan tâm từ con cháu, từ những người xung quanh. Vì vậy trên nhiều quốc gia, các công ty tổ chức đãi ngộ, cho phép người cao tuổi được cống hiến sức lao động; bởi người cao tuổi làm việc có kinh nghiệm, chắc chắn, sâu sắc và cẩn thận. Sư Phụ chia sẻ: “Một quốc gia mà không quan tâm đến người già thì sau này chính mình già, mình cũng không được quan tâm. Thế cho nên Liên Hiệp Quốc lập ra được một ngày Quốc tế người cao tuổi là phúc lành của nhân loại, là điều rất tốt. Một quốc gia nào chăm sóc cho người già thì quốc gia đấy sẽ rất tốt”.
Người xưa có câu: “Kính lão đắc thọ”, cung kính các cụ lão, những người cao tuổi thì sẽ được tuổi thọ dài lâu. Để được kính trọng lúc tuổi già thì chính lúc tuổi còn trẻ, chúng ta phải kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi. Đó cũng là quy luật nhân quả trong đạo Phật. Người cao tuổi cũng từng có tuổi trẻ, họ đã dành cả tuổi trẻ, thanh xuân, công sức và trí tuệ để thực hiện những hoài bão ước mơ để đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi đến tuổi xế chiều, lúc con cái trưởng thành thì người cao tuổi phải được nghỉ ngơi, được hưởng thụ thanh thản. Không có thế hệ các cụ sẽ không có thế hệ con cháu. Bởi vậy, bổn phận trách nhiệm của con cái, tuổi trẻ là phải biết ơn thế hệ những người đi trước, chăm sóc giúp các cụ được vui vẻ, sống thanh thản, an lạc trong tuổi xế chiều.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh rất quan tâm tới người cao tuổi

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh rất quan tâm tới người cao tuổi

Đối với cha mẹ - những người có công sinh thành, dưỡng dục, Sư Phụ dặn dò: “Cha mẹ tuy già, nhưng vẫn là “cái nóc” của ngôi nhà. Nếu mất cha, mất mẹ, thì ngôi nhà trở nên trống trải vô cùng, tình cảm anh em phai nhạt. Các cụ có thể không làm gì, nhưng mà vẫn là “cái nóc” cho con cái tụ về sum họp, là suối nguồn yêu thương của con cái, cháu chắt. Vì còn cha, còn mẹ thì anh em còn có giềng mối để về”.

Sư Phụ gửi gắm tâm nguyện đến người cao tuổi

Đối với các Phật tử cao tuổi đang tu học tại chùa Ba Vàng, Sư Phụ bày tỏ tấm lòng yêu quý và kính trọng sâu sắc. Đồng thời Sư Phụ cũng mong muốn những người Phật tử được sống dưới mái “nhà” Ba Vàng thân thương, thanh nhàn; được cống hiến, phụng sự Tam Bảo để tích lũy được phúc báu cho nhiều đời nhiều kiếp về sau. Sư Phụ chia sẻ: “Thầy Thái Minh rất mong các cụ “già sống gương mẫu”, già càng phải tu tập để làm gương cho con cháu noi theo. Một ngày còn sống, là một ngày phải cố gắng rèn luyện. Thầy rất vui vì các cụ đã có duyên rất thù thắng được về chùa Ba Vàng để tu tập, tích lũy được phúc báu, phụng sự mọi người”. Việc đi chùa tu tập là điều phúc lành, tốt đẹp. Bởi ở chùa được thân cận bạn hữu đồng tu, những người bạn thiện lành; được hộ trì Tam Bảo; được thân cận các bậc trí tuệ, thiện tri thức giúp đỡ trên con đường tu hành thành đạo Bồ đề.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh rất vui khi các cụ già có đủ nhân duyên thù thắng được về chùa Ba Vàng tu tập

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh rất vui khi các cụ già có đủ nhân duyên thù thắng được về chùa Ba Vàng tu tập

Phật tử người cao tuổi về chùa Ba Vàng tu học

Phật tử người cao tuổi về chùa Ba Vàng tu học

Sư Phụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến người cao tuổi

Sư Phụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến người cao tuổi

Sư Phụ cũng bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc đến các cụ, những người cao tuổi: “Thứ nhất là tâm nguyện của Thầy được bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng vô cùng đối với những người cao tuổi. Thứ hai là hoan hỷ với các cụ đã về chùa để mà tu dưỡng, rèn luyện. Thầy mong là các cụ dù không làm được việc gì to lớn nhưng sống đạo đức, gương mẫu để con cháu được phước lành. Mình sống tốt, sống đạo đức, sống gương mẫu là con cháu được nhờ”. Một người cao tuổi dù không làm gì nhưng biết tu tâm mình theo đúng lời Phật dạy; một người như vậy sẽ làm cho tất cả các con cháu được hạnh phúc. Các cụ còn khỏe ngày nào, sống xứng đáng ngày đấy, sống thật ý nghĩa trọn vẹn từng ngày, từng phút giây để làm bao điều lợi ích cho mình, lợi ích cho con cháu, lợi ích cho nhiều người. Đó là sống già mà sống có ý nghĩa, sống có gương mẫu.
Những lời chia sẻ chân thành của Sư Phụ đến những người cao tuổi thật sâu sắc và cảm động. Mỗi một lời chia sẻ của Sư Phụ đều mang một trách nhiệm lớn lao cùng với lòng biết ơn vô bờ, lòng kính trọng và tình cảm thương yêu như một người con đối với đấng sinh thành. Thầy là một tấm gương điển hình về hiếu hạnh để chúng ta noi theo. Thực hành hạnh hiếu thảo đến những cha mẹ, ông bà, những người đã sinh thành dưỡng dục, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta nên người thì chắc chắn người con ấy cũng được hạnh phúc, nhiều người tôn trọng.

Tịnh Duyên