Phong tục thả cá chép ngày 23 Tết trở thành nét văn hóa lâu đời của người Việt. Vào ngày này, mọi người thường thả cá với quan niệm tiễn ông Công ông Táo về trời; hy vọng gia đình sẽ được nhiều điều may mắn, bình an trong năm mới.
Vậy quan niệm thả cá chép đưa ông Táo về trời có đúng không, nên thả cá thế nào để được thuận lợi, bình an? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Nguồn gốc phong tục thả cá chép về trời
Theo dân gian, tục thả cá chép trong lễ cúng ông Công ông Táo có thể xuất phát từ truyền thuyết “Cá chép hóa rồng”.
Tương truyền, từ xa xưa, ông Trời giao việc hô mưa gọi gió cho loài rồng. Tuy nhiên, số lượng rồng quá ít khiến nhiều nơi bị hạn hán.
Để giải quyết, ông Trời giao nhiệm vụ cho vua Thủy Tề, chọn loài vật đủ sức hóa rồng và tạo mưa. Sau nhiều thử thách, chỉ có một con cá chép đặc biệt, miệng ngậm ngọc đã vượt qua vũ môn và hóa rồng thành công.
Từ đó, dân gian đã dùng cá chép để cúng Thổ Công, với quan niệm cá chép có thể hóa rồng bay lên trời, gửi gắm ước vọng cho một năm mới tốt lành. Tuy nhiên, theo giáo lý đạo Phật, quan niệm dân gian này chưa đúng.
Thực hư việc thả cá chép đưa ông Công ông Táo về Trời
Với góc nhìn của đạo Phật, cá chép hóa rồng, hay phóng sinh cá chép để ông Công ông Táo cưỡi về trời là quan niệm không có thật. Bởi cá bơi xuống nước, ông Công ông Táo bay lên trời; vì vậy cá chép không phải là phương tiện di chuyển như dân gian quan niệm.
Tuy nhiên, phóng sinh vào cuối năm vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp. Chúng ta có thể phóng sinh các loài vật khác nhau, không nhất thiết phải là cá chép. Việc phóng sinh cuối năm hay làm các việc thiện khác như bố thí, cúng dường cho các vị chư Thiên, chư Thần sẽ mang đến phúc báu, những điều tốt đẹp trong năm mới.
Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy có vô số vị thần cai quản những vùng đất, xóm làng,... Cho nên, vào dịp Tết, ta nên thực hiện truyền thống cúng ông Công ông Táo (chính là hướng cúng đến các vị chư Thiên, chư Thần, Long thần, Thổ địa) để tác phước hồi hướng, tạ ơn các vị đã hộ trì cho gia đình mình trong năm vừa qua.
Thả cá chép lúc nào?
Chúng ta có thể phóng sinh tùy duyên, bất cứ lúc nào; không nhất thiết phải vào ngày 23 Tết. Bởi thực hành phóng sinh giúp mang lại phước báu cho mọi người. Như trong kinh Nhân quả, Đức Phật dạy:
“Đời xưa thương xót chúng sinh,
Phóng sinh thả cá cứu tình si mê,
Kiếp nay con cháu đề huề,
Hưởng thường ngũ phúc thọ bề như non.”
Khi thả cá chép khấn gì?
Chùa Ba Vàng xin gửi đến quý độc giả bài khấn phóng sinh qua đường link sau:
https://chuabavang.com/huong-dan-nghi-thuc-le-cung-phong-sinh-tai-nha-d2491.html
---
Trên đây là chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về ý nghĩa thả cá chép ngày ông Công ông Táo, giúp chúng ta thả cá với ý nghĩa thiết thực hơn - đó là thả cá chép phóng sinh theo tinh thần từ bi của đạo Phật.
Chúc quý vị có một năm mới tràn đầy hạnh phúc và an lạc!
Pháp thoại: Lời nguyện tiền kiếp của Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên
Pháp thoại: Lời nguyện tiền kiếp của Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên. Kính mời quý nhân dân Phật tử đón xem!
07/05/2024 2615
Xem thêm
Cách nhớ về kiếp trước: Giải mã chuyển kiếp luân hồi theo lời Phật dạy
Những phong tục tập quán ngày Tết - Lưu ý quan trọng để năm mới an lành
Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ người dân tái thiết sau bão Yagi
Giàu - nghèo: Cách để có tài sản theo lời Phật dạy
11 điều giúp phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, sống an lạc hạnh phúc