trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Đăng ký khóa tu Khóa tu mùa hè Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Truyện tranh Phật giáo Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Tiền kiếp Đức Phật cắt thân cứu đàn hổ đói - Lòng từ chấn động trời đất

Vào một kiếp quá khứ, tiền thân Đức Phật là vương tử Tát-đỏa, con trai của một vị quốc vương tên là Đại Xa.

Trong một cuộc dạo chơi trong rừng, vương tử Tát-đỏa cùng các huynh đệ gặp một đàn hổ đói. Ngài đã quyết định xẻ thịt để cứu sống đàn hổ. Nhiều người cũng hoài nghi về câu chuyện, không biết tình tiết đó có thật không, hay chỉ mang tính chất huyền thoại.

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Câu chuyện tiền kiếp Đức Phật cứu đàn hổ

Chuyện kể về một trong vô lượng kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni…

Thuở ấy, quốc vương Đại Xa có một cuộc sống giàu sang trong kinh thành. Ông có nhiều của cải, quân binh dũng mãnh và được mọi người khâm phục. Nhờ vào việc thường dùng đạo Phật để giáo hóa dân chúng, cuộc sống nhân dân cũng được hạnh phúc; không có chiến tranh, oán thù.

Hoàng hậu của nhà vua sinh được ba người con khôi ngô; đó là Thái tử Ma-ha Ba-la (vị vương tử thứ nhất), kế đến là Ma-ha Đề-bà và vương tử Ma-ha Tát-đỏa là con út.

Cuộc dạo chơi núi rừng và quyết định vĩ đại của vương tử

Một hôm, đại vương Đại Xa muốn dạo chơi ngắm cảnh rừng núi, ba vị vương tử đi theo cha.

Vì mải tìm hoa quả, nên các vị đã bỏ xa cha, đi lại cùng khắp, đến một khu rừng có nhiều cây trúc lớn. Khi đi tiếp về phía trước, các vương tử thấy một con hổ cái mới sinh một bầy hổ con được bảy ngày. Đàn hổ con nằm quanh mẹ, thân hình gầy yếu, trông rất đói khát. Chẳng bao lâu nữa có thể chúng sẽ bị chết.

Chẳng bao lâu nữa là đàn hổ sẽ chết vì đói

Chẳng bao lâu nữa là đàn hổ sẽ chết vì đói

Vương tử Tát-đỏa thấy vậy liền khởi lòng từ, thương xót cho đàn hổ yếu ớt. Khi biết những chú hổ chỉ ăn máu thịt tươi mới có thể đỡ gầy yếu, Ngài liền khởi lên ý niệm hiến thân mình cứu sống đàn hổ. Sau khi quán sát, tư duy, niệm đại bi của Ngài càng tăng trường.

Và rồi, vương tử lo lắng hai người anh sẽ cản trở việc lớn mà không đạt được kết quả. Ngài đã đi sau và để hai anh đi trước.

Vương tử hiến thân cứu đàn hổ

Bấy giờ, vương tử Tát-đỏa trở vào trong rừng, đến chỗ con hổ. Ngài cởi bỏ quần áo, mắc lên cành trúc; rồi thề nguyện:

Ta vì pháp giới, các chúng sinh

Chỉ cầu đạo Bồ-đề vô thượng

Khởi tâm đại Bi, không dao động

Xả bỏ thân phàm phu ưa thích

Bồ-đề không lo, không phiền não

Niềm vui của những người có trí

Chúng sinh ba cõi khổ mênh mông

Ta nay cứu vớt khiến an lạc.

Vương tử để thân nằm yên trước hổ đói. Nhưng do uy lực từ bi của Bồ-tát nên con hổ không thể làm gì Ngài.

Vương tử Tát-đỏa nằm yên trước những con hổ đói

Vương tử Tát-đỏa nằm yên trước những con hổ đói

Bồ-tát liền lên núi cao, gieo mình xuống đất. Nhưng các thần tiên đã đỡ vương tử nên không bị tổn thương.

Cuối cùng, Ngài liền dùng tre khô đâm vào cổ cho chảy máu, rồi tiến gần đến bên hổ. Lúc đó đại địa chấn động, gió thổi, nước dâng trào, bầu trời tối đen. Trong hư không, các vị chư Thiên tán thán lòng từ bi của Bồ-tát, không tham tiếc thân mà xả thân cứu khổ cho chúng sinh.

Ngài dùng cành tre, đâm vào cổ để máu chảy ra cho hổ dễ ăn thịt

Ngài dùng cành tre, đâm vào cổ để máu chảy ra cho hổ dễ ăn thịt

Và rồi, hổ đói thấy cổ Bồ-tát chảy máu, liền liếm và ăn thịt cho đến hết, chỉ còn lại xương.

Lòng từ bi chấn động trời đất

Bấy giờ, hai vị vương tử thấy đất trời chấn động, biết ngay em mình đã bỏ thân cho hổ đói ăn thịt. Họ quay lại chỗ đàn hổ, thấy quần áo vương tử Tát-đỏa trên cành trúc; hài cốt và tóc chỗ dọc, chỗ ngang; máu chảy thấm bẩn cả đất. Hai vị vương tử vô cùng buồn khổ, khóc lóc thở than đến ngất đi, lâu sau mới tỉnh lại.

Khi thấy áo của vương tử Tát-đỏa trên cây, máu chảy thấm đất, hai vị vương tử khóc lóc thảm thiết

Khi thấy áo của vương tử Tát-đỏa trên cây, máu chảy thấm đất, hai vị vương tử khóc lóc thảm thiết

Ở hoàng cung, hoàng hậu cũng bất ngờ mơ thấy ác mộng, nghĩ ngay nhất định có việc khác lạ. Khi nghe thị nữ báo tin bên ngoài đang tìm kiếm vương tử, hoàng hậu vô cùng sợ hãi, lo buồn, nước mắt lưng tròng.

Nhà vua liền gạt nước mắt để an ủi hoàng hậu. Nhưng rồi, các vị đại thần đem việc vị vương tử xả thân tâu đầy đủ cho nhà vua biết. Nhà vua và hoàng hậu nghe rồi vô cùng bi thương nghẹn ngào. Khi đi tới chỗ rừng trúc, đến vùng đất xả thân của Bồ-tát (vương tử), nhìn thấy hài cốt lăn lóc khắp nơi, vua và hoàng hậu khóc ngất đi, tâm ý mê loạn, không còn biết gì nữa. Các vị đại thần dùng nước tưới khắp người vua và hoàng hậu, hồi lâu mới tỉnh lại.

Bấy giờ, mọi người cùng nhau thu nhặt xá lợi thân còn lại của Bồ-tát, đặt trong tháp để cúng dường.

Sau này, vị Thái tử (vương tử thứ nhất) là Ngài Bồ tát Di lặc (Từ Thị), vương tử thứ hai là Ngài Văn Thù Sư Lợi (Mạn-thù-thất-lị). Hổ mẹ là bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề (hoặc gọi là Kiều Đàm Di), là di mẫu của Đức Phật. Bảy con cọp sau này trở thành các vị Tỳ-kheo là: năm anh em ông Kiều Trần Như, Ngài Mục-liên và Ngài Xá lợi Phất. Còn Bồ-tát Tát-đỏa chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bồ-tát cắt thịt cứu mạng đàn hổ là việc có thật hay không?

Nếu mới tu học Phật Pháp, có thể nhiều người nghi ngờ việc làm sao con người có thật mà có thể cắt thân mình để cứu mạng chúng sinh. Nhưng, đối với các vị Bồ-tát, khi thực sự tu tập và thực hành Phật Pháp lòng từ bi sẽ sinh ra. Những việc xả thân vì chúng sinh như vậy là có thể làm được.

Trong các công hạnh của một vị Bồ-tát có bố thí Ba-la-mật. Tức là bố thí không thấy người nhận, không thấy vật thí và không thấy người bố thí; nghĩa là tâm mình không còn dính mắc khi bố thí. Người nào có thể bố thí như vậy sẽ đem lại lợi ích cho mình và người nhận.

Từ bỏ những thứ bên ngoài như tiền bạc, vợ con,... chưa phải là sự từ bỏ khó nhất, mà cái khó nhất là cả thân mạng để vì chúng sinh. Cho nên, bố thí Ba-la-mật là bố thí cao thượng. Trong bố thí thì có bố thí nội tài, ngoại tài, bố thí Pháp, bố thí vô úy. Việc xả thân cứu hổ của Bồ-tát là bố thí nội tài, có nghĩa là bố thí tài sản ở nơi thân tứ đại này, là thân thể, máu thịt, gân xương, sức lực.

Trong lộ trình hành Bồ-tát đạo, các vị Bồ-tát đều thực hành bố thí như vậy mới có thể khẳng định rằng, tôi sẵn sàng hy sinh cả thân mạng này vì chúng sinh.

Bài kinh Bố Thí Thân Mạng Cầu Vô Thượng Bồ Đề

Link: https://chuabavang.com/bai-kinh-bo-thi-than-mang-cau-vo-thuong-bo-de-d3801.html

Câu chuyện về lòng từ bi của vị Bồ-tát - tiền thân của Đức Phật đã giúp chúng ta cảm nhận được tâm từ bi cao thượng của Ngài. Nhờ xả thân vì chúng sinh trong nhiều kiếp, thực hành bố thí Ba-la-mật, Ngài đã thành tựu chí nguyện, mở ra con đường thoát khổ cho chính mình và chúng sinh.

Và ngày nay, Phật giáo cũng mang lại những giá trị thiết thực trong cuộc sống, giúp cho nhiều gia đình, xã hội trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bài liên quan