Những đóng góp to lớn của Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo Pháp
26/11/2022
Cuộc đời và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân gắn liền với những đóng góp to lớn cho dân tộc, cho đạo Pháp...
26/11/2022
Mục Lục [Ẩn]
Cuộc đời và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân gắn liền với những đóng góp to lớn cho dân tộc, cho đạo Pháp. Bởi Ngài không chỉ là một bậc minh quân sáng suốt, có trách nhiệm với dân, với nước mà còn là một vị tu sĩ Phật giáo đạo cao đức trọng, hành hạnh đầu đà miên mật, tích cực phát triển nền Phật giáo nước nhà.
Nhân kỷ niệm 764 năm ngày sinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông, kính mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu những đóng góp to lớn của Ngài trong quá trình xây dựng đất nước và hoằng truyền Phật Pháp qua bài viết dưới đây.
Xây dựng đất nước thái bình dựa trên pháp tu lục hòa
Một điều xuyên suốt trong tư tưởng trị nước của vua Trần Nhân Tông là Ngài lấy triết lý đạo Phật (pháp tu lục hòa) làm tư tưởng chủ đạo để cố kết lòng người, vun bồi trí đức, cùng nhau xây dựng cuộc sống an lạc, xây dựng đất nước thái bình.
Trong những năm đầu xuất gia, Ngài vẫn luôn quan tâm đến những công việc triều chính quan trọng của đất nước. Khi ấy, Ngài ở Phủ Thiên Trường (Nam Định ngày nay) dạy con gánh vác việc giang sơn bởi nhận thức chính trị của vua Trần Anh Tông (con trai vua Trần Nhân Tông) bấy giờ chưa sâu sắc.
Khi đất nước hòa bình, Ngài chú trọng tới việc giáo dục, tuyển chọn hệ thống quan lại, xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, trong sạch, có như vậy xã hội mới công bằng, bình đẳng, phát triển.
Vì thương dân, thương nước nên Ngài rất nêu cao đạo đức của bậc minh quân. Làm vua phải có đạo đức, vì lợi ích chúng sinh chứ không riêng bản thân. Cho nên, vào năm 1304, khi đến kinh đô Thăng Long, Ngài đã tiến hành lễ thọ giới Bồ Tát (bao gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh) cho Vua Trần Anh Tông cùng các vương hầu, quan lại trong triều đình.

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã áp dụng pháp tu lục hòa để xây dựng đất nước Đại Việt thái bình, thịnh trị
Về ngoại giao, Ngài nỗ lực xây dựng mối quan hệ hữu nghị thân thiết với quốc gia láng giềng nằm ở biên giới phía Nam đó là Chiêm Thành.
Thứ nữa, để củng cố nền hòa bình lâu dài, Ngài chủ động thả các tù binh quân Nguyên - Mông mà quân ta đã bắt được trong hai cuộc chiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi bang giao giữa hai nước, điều đó thể hiện sự khôn khéo, mềm dẻo trong chính sách đối ngoại Đại Việt thời bấy giờ.
Có lẽ vì vậy mà Trần Nhân Tông được thế giới đánh giá là một đại diện tiêu biểu nhất về tinh thần hòa giải. Vào đầu năm 2012, trường Đại học Harvard ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ - một trường đại học danh tiếng trên thế giới - đã lập Giải thưởng Trần Nhân Tông về hòa giải. Đây là giải thưởng quốc tế do Viện Nghiên cứu Trần Nhân Tông của Đại học Harvard trao tặng hàng năm dựa trên trên cơ sở thẩm định của Ủy ban Giải thưởng của Viện.
Đưa đạo vào đời để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp
Trần Nhân Tông chủ trương đưa đạo vào đời, tích cực truyền bá trong nhân dân, phát huy tinh thần thuận hòa trong trăm họ, xây dựng, bồi đắp tính độc lập, sức tự cường, vun bồi sự hòa hợp trong thế gian, hòa hợp vua tôi, hòa hợp cha con, hòa hợp vợ chồng, hòa hợp gia đình, hòa hợp quốc gia…Tư tưởng ấy là cội rễ làm nên sức mạnh lâu bền của dân tộc, theo thời gian đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam, tạo nên xã hội văn minh, tốt đẹp.
Với trí tuệ, tầm nhìn sâu rộng của bậc Thiền sư minh quân, Ngài hiểu rằng, giáo lý đạo Phật là nơi cứu khổ độ sinh, giúp chúng sinh bỏ ác hành thiện, biết sống yêu thương… Đồng thời, Ngài cũng hiểu trách nhiệm của đệ tử Phật là đưa giáo lý của đạo Phật trở thành điểm tựa, xây dựng đạo đức xã hội làm sao cho đất nước thịnh hưng, nhân dân ấm no. Và cũng chính Ngài đã dành cả cuộc đời để thực hành sứ mệnh ấy, không chỉ là tấm gương cho con (vua Trần Anh Tông) mà còn để lại bài học cho hậu thế.

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị Hoàng đế, một vị tu sĩ được người đời kính trọng (ảnh minh họa)
Ngài còn đích thân đi khắp nơi, trừ bỏ các miếu thờ dâm từ (miếu thờ Thần không chính đáng); tích cực truyền bá giáo lý nhà Phật, dạy dân chúng tu ngũ giới (tức là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa, nghiện ngập), hành thập thiện (tức là về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; về khẩu: không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói hai lời, không nói lời ác độc; về ý: không tham lam, không sân hận, không si mê, tà kiến), biết sống nhân nghĩa… từ đó mà xã hội dần tốt đẹp hơn.
Ngài đi đến đâu cũng bình dị, gần gũi dân chúng. Đó là cơ hội để thăm dân, để tiếp nhận những lời chân thật mà khi ngồi trên ngai vàng với áo mão, long bào nơi chốn hoàng cung ít ai dám gần gũi để thổ lộ, và bên cạnh đó cũng để truyền giảng Phật Pháp tới nhiều người.
Ngài là người rất đề cao tấm gương anh hùng, những người có công với đất nước nhằm giáo dục con cháu phải biết ơn và đền ơn, sống xứng đáng với những gì cha ông đã hy sinh. Ngay khi còn trị vì, Ngài cho nhân dân quy y Tam Bảo, giữ gìn năm giới, thực hành lục hòa, sống yêu thương, đoàn kết, đời sống nhân dân thái bình, đất nước thịnh trị, nhờ thế mà thời Trần đã làm nên những chiến công hiển hách.
Trong gia đình, Ngài trực tiếp răn dạy con là Trần Anh Tông làm vua thì phải biết giữ mình, chuyên tâm trị vì đất nước, lo cho sự sống còn của muôn dân. Trong một lần vua Trần Anh Tông quá chén, Ngài đã nghiêm khắc trừng phạt. Bởi Ngài biết vua là cha của thiên hạ, cha say thì con cũng say, quan say thì dân cũng say, người lớn say thì trẻ nhỏ cũng say, cả nước mọi người đều say là tại vua quan say trước, do đó mất gia đình, mất dân tộc, và cuối cùng mất nước.
Đối với vua cha là Trần Thánh Tông - là một thiền giả sắp mất, thân thể vô cùng đau đớn và chống chọi những giây phút cuối cùng. Trần Nhân Tông khi đó còn trẻ nhưng đã có nền tảng tu tập vững chắc, Ngài đã khuyên vua cha lúc cha đang đối diện với cửa tử, khiến cha Ngài nhẹ nhàng ngộ ra mà đi thanh thản.
Qua những việc làm của Ngài đối với mọi người, có thể khẳng định rằng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khéo áp dụng giáo lý đạo Phật nhằm hình thành những mối quan hệ tốt đẹp trong dân chúng, để người đời sau tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Miên mật tu hành, tích cực tiếp Tăng độ chúng
#1 Miên mật tu hành hạnh đầu đà
Đức Phật dạy: “Nếu hạnh đầu đà này được ở đời thì Pháp của Ta sẽ được lâu dài ở đời”. Hiểu sâu sắc điều đó, sau khi chuyên tâm xuất gia ở núi Yên Tử, Ngài tinh cần tu tập hạnh đầu đà, khai pháp độ Tăng, nên đồ đệ theo Ngài tu học rất đông. Có thời gian, Ngài cùng Tăng chúng thực hành hạnh đầu đà tại khu rừng núi trên dãy Thành Đẳng (bắt nguồn từ dãy Yên Tử), thuộc địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Một vị vua đứng đầu đất nước, quyền lực, danh vọng đỉnh cao nhưng từ bỏ ngai vàng, tu khổ hạnh cùng tột, đầu trần chân đất, ở nơi Yên Tử non cao rừng thẳm, ăn rau răm, uống nước suối, ăn hạt dẻ, đó không phải chuyện bình thường. Đó hẳn là sự tu hành đầu đà khổ luyện nhiều kiếp để tiếp nối và bước theo bước chân của Đức Phật Thích Ca. Ngài mang theo trái tim và hạnh nguyện của một vị Bồ tát, không chỉ giúp quốc gia Đại Việt hùng mạnh mà còn khiến cho nhà Trần trở thành triều đại có Phật giáo hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Phật hoàng Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng, vào rừng tu hành miên mật pháp hạnh đầu đà (ảnh minh họa)
Cho nên, tâm ý của Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Phật giáo nước nhà chính là Ngài thực hành Pháp đầu đà, khiến cho Phật Pháp được lưu truyền lâu dài ở Việt Nam, nhân dân được hạnh phúc. Pháp đầu đà từ thời Đức Phật đã được Ngài kế thừa thực hành, và đến hôm nay, mai sau, nó sẽ được truyền thừa, được chư Tăng chùa Ba Vàng thừa hưởng thực hành, làm chỗ dựa tâm linh vững chắc, mang lại lợi lạc cho chúng sinh.
#2 Tích cực phát triển Phật giáo, tiếp Tăng độ chúng
Một nét nổi bật trong quá trình tu hành của Ngài đó là sự sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, có tác động to lớn đối với lịch sử dân tộc và Phật giáo Việt Nam và được kế thừa cho đến ngày nay.
Ngài chính là người đã hình thành Giáo hội Phật giáo Đại Việt, lần đầu tiên Phật giáo thống nhất từ trung ương đến địa phương, tăng chúng đều được cấp tăng tịch (sổ sách ghi chép tên tuổi nhà tu). Điều này cho thấy Trần Nhân Tông rất quan tâm tới sự phát triển của Phật giáo.
Cùng với đó, để truyền bá sâu rộng Phật giáo trong nhân dân, Phật hoàng Trần Nhân Tông và vua Trần Anh Tông đã cho khắc in bộ Kinh Địa Tạng vào cuối thế kỷ XIII, góp phần quan trọng cho việc phát triển Phật học ở thế kỷ sau.
Bên cạnh đó, Trần Nhân Tông tích cực lập chùa (Chùa Long Động ở bên núi), cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến học rất đông, trong đó phải kể đến hai vị Thiền sư lỗi lạc đó là Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang, hai trong ba vị Tam Tổ Trúc Lâm.
Ngài còn đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Tiếp đó, Ngài lại vân du đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến rồi ở đó. Khi tu tập trên núi Yên Sơn thành tựu giác ngộ, Ngài xuống núi hoằng dương Phật Pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh. Ngài cùng các đệ tử đi khắp các chùa trong nước như Phổ Minh ở Thiên Trường, Sùng Nghiêm ở Chí Linh, Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, Bắc Ninh để giảng kinh cho các nhà sư đến học.
Như vậy, cả cuộc đời Phật hoàng Trần Nhân Tông miên mật tu hành, thọ hạnh đầu đà, răn dạy các chúng Tỳ Kheo hãy luôn mang ánh sáng trí tuệ, mang giáo lý mà Đức Phật đã chỉ dạy để truyền trao tới mọi tầng lớp trong xã hội, mong nguyện Phật Pháp trường tồn, đất nước thái bình, nhân dân an lạc, hạnh phúc.
Ngày nay, tiếp nối tinh thần dòng thiền Trúc Lâm của Phật hoàng Trần Nhân Tông, chư Tăng chùa Ba Vàng đã và đang tích cực tu tập: thực hành hạnh đầu đà, nghiêm trì giới luật, sống đời thiểu dục tri túc,... mang lại lợi ích giải thoát cho bản thân và làm cho Phật Pháp được xương minh, lâu dài. Pháp đầu đà từ thời Đức Phật đã được Ngài kế thừa thực hành, và đến hôm nay, mai sau, nó sẽ được truyền thừa, được chư Tăng chùa Ba Vàng thừa hưởng thực hành, làm chỗ dựa tâm linh vững chắc, mang lại lợi lạc cho chúng sinh.
Chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập với chí nguyện “trên cầu thành Phật” nhưng vẫn giữ bổn phận tâm linh, báo đền tứ ân trọng, thể hiện qua các hoạt động hộ quốc an dân, hoạt động an sinh xã hội. Nhằm giáo dục, vun bồi hạt giống hiếu thảo, biết ơn, tinh thần tương thân tương ái,... được thể hiện qua các khóa lễ được tổ chức tại chùa Ba Vàng như lễ Hằng thuận, lễ Vu Lan, hay Khóa tu mùa hè,... Những việc làm đó chính là phát huy tinh thần Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, đạo và đời không tách biệt như tinh thần của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Năm nay, để tiện theo dõi các Chương trình Kỷ niệm ngày sinh Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, diễn ra vào ngày 11/11/Nhâm Dần (tức 4/12/2022), kính mời quý vị cùng đón xem qua các kênh truyền thông của chùa Ba Vàng:
Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023
Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc
Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023
Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc
Bài viết🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết 🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023
Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão tại chùa Ba Vàng.
Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023
Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão tại chùa Ba Vàng.
Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023
Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023
Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.
Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023
Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay
Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023
Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay
Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023
Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?
Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023
Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?
Bài viết🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Bài viết 🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023
Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại
Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023
Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại
Bài viết🞄 14/12/2022
Thiên Ma Ba Tuần, hay còn gọi là Ma Vương hoặc vua ma. Chúng được coi là thành phần chuyên cản phá thiện Pháp, làm cho thiện Pháp không thể tăng trưởng...
Bài viết 🞄 14/12/2022
Thiên Ma Ba Tuần, hay còn gọi là Ma Vương hoặc vua ma. Chúng được coi là thành phần chuyên cản phá thiện Pháp, làm cho thiện Pháp không thể tăng trưởng...
Bài viết🞄 17/11/2022
Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị anh quân cao quý, Ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên Mông...
Bài viết 🞄 17/11/2022
Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị anh quân cao quý, Ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên Mông...
Nhân vật Phật giáo🞄 03/4/2022
Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, đây là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà lưu truyền nơi thế gian.
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/4/2022
Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, đây là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà lưu truyền nơi thế gian.
Nhân vật Phật giáo🞄 28/3/2022
Này A Nan, ông Tu Bạt Đà La tuy là ngoại đạo, mà thiện căn của ông ấy thành thục, duy có Như Lai biết được. Vậy nên, sau khi Như Lai nhập Niết bàn nếu có người ngoại đạo muốn xin xuất gia trong giáo Pháp của Như Lai
Nhân vật Phật giáo 🞄 28/3/2022
Này A Nan, ông Tu Bạt Đà La tuy là ngoại đạo, mà thiện căn của ông ấy thành thục, duy có Như Lai biết được. Vậy nên, sau khi Như Lai nhập Niết bàn nếu có người ngoại đạo muốn xin xuất gia trong giáo Pháp của Như Lai
Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022
Angulimala khẩn cầu: “Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài cho chính con. Ngài đã từ bi giúp con
Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022
Angulimala khẩn cầu: “Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài cho chính con. Ngài đã từ bi giúp con
Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022
Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi video sau đây,
Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022
Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi video sau đây,
Nhân vật Phật giáo🞄 18/01/2022
Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo (08/12/âm lịch), chùa Ba Vàng xin gửi tới quý Phật tử vở hoạt kịch: “Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo”
Nhân vật Phật giáo 🞄 18/01/2022
Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo (08/12/âm lịch), chùa Ba Vàng xin gửi tới quý Phật tử vở hoạt kịch: “Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo”
Nhân vật Phật giáo🞄 03/01/2022
Trong đêm thứ 49 Đức Phật thành đạo Thiên ma Ba Tuần đã đến quấy phá để cản trở Ngài đạt đạo. Nhưng với sự kiên định vững vàng và năng lực của 30 pháp hành Ba-la-mật, Ngài đã chiến thắng cả nội ma
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/01/2022
Trong đêm thứ 49 Đức Phật thành đạo Thiên ma Ba Tuần đã đến quấy phá để cản trở Ngài đạt đạo. Nhưng với sự kiên định vững vàng và năng lực của 30 pháp hành Ba-la-mật, Ngài đã chiến thắng cả nội ma