Bát cháo sữa của Sujata - Sự cúng dường tối thượng trước khi Đức Phật Thích Ca thành đạo
18/01/2022
Trong lịch sử Phật giáo có ghi lại câu chuyện nàng Sujata dâng bát cháo sữa cúng dường Thái tử Tất Đạt Đa - sau này là Đức Phật Thích Ca.
18/01/2022
Mục Lục [Ẩn]
“Tuy nguyện của ta chưa thành, nhưng ta tin trong tương lai nhất định sẽ thành! Hôm nay, cô dâng cho ta bát cháo sữa này là nhân duyên giúp ta có thể đắc thành quả vị Chính Đẳng Giác trong tương lai. Công đức của việc làm này vô cùng lớn, sẽ giúp các cô đạt được nhiều phước báu, khiến nhiều đời luôn được hạnh phúc, an vui”.
Trong lịch sử Phật giáo có ghi lại câu chuyện nàng Sujata dâng bát cháo sữa cúng dường Thái tử Tất Đạt Đa - sau này là Đức Phật Thích Ca. Nhờ có bát cháo sữa ấy mà Thái tử hồi tỉnh, thân thể có sức lực để tu tập con đường trung đạo, đạt Vô Thượng Chính Đẳng Giác.
Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo (08/12/âm lịch), chùa Ba Vàng xin gửi tới quý Phật tử vở hoạt kịch mang tên: “Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo” nhằm tái hiện một phần lối tu khổ hạnh ép xác của Đức Phật và sự cúng dường của nàng Sujata. Mời quý Phật tử cùng theo dõi!
Khổ hạnh ép xác đến tột cùng, Thái tử Tất Đạt Đa quyết chí tìm ra con đường giải thoát
Từ khi rời bỏ hoàng thành xuất gia, sau 5 năm tầm sư học đạo, không thể giải đáp được ý nghĩa vĩnh cửu cho nhân sinh; Thái tử Tất Đạt Đa quyết định thực hành phương pháp khổ hạnh ép xác trong 6 năm dài đằng đẵng.
Giai đoạn đầu tu khổ hạnh ép xác, thân thể Ngài trở nên xanh xao, tiều tụy, thậm chí chỉ còn da bọc xương. Khi được người dân trong làng cúng dường chút cơm và vừng đen, Ngài đã từ chối và nói rằng:
“Cảm ơn tấm lòng tốt của các cô, nhưng ta đang thực hành pháp khổ hạnh, hằng ngày ta chỉ ăn một hạt vừng hoặc nắm rau dại bên đường”.
Khổ hạnh như vậy, dường như Ngài vẫn chưa thấy thỏa đáng bởi Ngài thấy rằng con đường chân lý hằng tìm kiếm vẫn còn rất xa. Vì thế, trong những năm tháng tiếp theo, Ngài tiếp tục quyết định nín thở, nhịn ăn, nhịn uống, nằm ngồi trên gai nhọn. Nên khi được 5 anh em ông Kiều Trần Như (sau này là 5 đệ tử đầu tiên của Đức Phật) cúng cho Ngài một chút nước, Ngài vẫn tiếp tục từ chối.
Thậm chí, tất cả những lời mật ngọt của Ma Vương nhằm dụ dỗ Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh ép xác, thay vào đó nên ăn uống trở lại để làm lợi ích cho mình và lợi ích cho đời cũng không làm lung lay ý chí tu hành của Ngài.
Có thể nói, ròng rã 6 năm khổ hạnh rừng già, từ một chàng thanh niên trai tráng, thân thể Thái tử Tất Đạt Đa trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, hốc mắt trũng sâu, hoáy vào như hai cái giếng. Nhưng dù thế nào, Ngài vẫn quyết kiên trì lối tu khổ hạnh để tìm cho ra con đường giải thoát bất tử, cứu vớt hết thảy chúng sinh.
Bát cháo sữa của nàng Sujata - nhân duyên lành giúp Thái tử chứng quả vị Phật
Tưởng rằng, Thái tử Tất Đạt Đa vẫn tiếp tục lối tu khổ hạnh ép xác; nhưng sau đó, Ngài nhận thấy rằng càng khổ hạnh bao nhiêu thì thân thể Ngài càng trở nên kiệt quệ, đau đớn bấy nhiêu. Khi đó, tâm của Ngài không hề an ổn. Thân và tâm có mối quan hệ chặt chẽ, hành hạ thân tức là hành hạ tâm. Vì vậy Ngài khẳng định rằng pháp tu khổ hạnh là một pháp môn sai lầm và quyết định từ bỏ lối tu đó, quay về con đường trung đạo, không khổ hạnh cực đoan, cũng không hưởng thụ dục lạc.
Đúng lúc ấy, tại gốc cây Bồ đề - nơi Thái tử Tất Đạt Đa tu tập, cô gái Sujata và người hầu Punna mang lễ vật để tạ lễ Thần linh. Hai người đang dọn dẹp, sắp đặt lễ cúng thì bỗng nhiên nhìn thấy Thái tử dáng vẻ tiều tụy, ngã gục xuống gốc cây, ngất lịm. Khi thấy tướng mạo Thái tử, cô gái Sujata tưởng rằng đó là Thần linh nên đã vội vàng mang bát cháo sữa dâng lên cúng dường Ngài.
Trong kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển VII, phần 18 có ghi: Sau khi thọ nhận bát cháo sữa, Thái tử suy nghĩ: “Ta ăn thứ cháo sữa này chắc chắn sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Bồ-đề”.
Rồi Ngài mang chiếc bát ra dòng sông Ni Liên Thiền, tiến hành một cuộc thử nghiệm. Tại đây, Ngài phát nguyện dũng mãnh: “Nếu dưới cội cây kia, mà ta đắc thành quả vị Chính Đẳng Giác, thì xin bát vàng này trôi ngược dòng sông. Bằng không thể đắc quả Phật, thì bát vàng này sẽ trôi xuôi”.
Kỳ lạ thay, chiếc bát vàng lập tức trôi ngược dòng sông, báo hiệu rằng lời thệ nguyện của Ngài chắc chắn thành hiện thực, sự tu tập của Ngài chắc chắn thành tựu viên mãn.
Khi ấy, Ngài quay lại và nói với nàng Sujata và người hầu bên cạnh: “Cảm ơn bát cháo sữa của cô.
Tuy nguyện của ta chưa thành, nhưng ta tin trong tương lai nhất định sẽ thành! Hôm nay, cô dâng cho ta bát cháo sữa này là nhân duyên giúp ta có thể đắc thành quả vị Chính Đẳng Giác trong tương lai. Công đức của việc làm này vô cùng lớn, sẽ giúp các cô đạt được nhiều phước báu, khiến nhiều đời luôn được hạnh phúc, an vui”.
Sau đó, trải qua 49 ngày đêm an trú thiền định dưới cội Bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa đã chứng đắc Phật quả, hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Có thể thấy rằng, trong lúc Thái tử Tất Đạt Đa kiệt quệ, suy yếu, bát cháo sữa của nàng Sujata đã giúp thân thể Ngài khỏe mạnh trở lại, có sức lực, và đi trên con đường trung đạo, đạt quả vị tối thượng Chính Đẳng Giác. Vì vậy, sự cúng dường bát cháo sữa của nàng Sujata trước khi Ngài thành đạo được Đức Phật khen ngợi là một trong những sự cúng dường tối thượng nhất.
Qua vở hoạt kịch “Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo”, quý Phật tử có thể cảm nhận được phước báu to lớn từ sự cúng dường đến những bậc đáng cúng dường và khởi tâm tri ân trước sự tu hành cao quý của Đức Phật.
Chúc quý Phật tử luôn tinh tấn, chăm chỉ bố thí cúng dường để mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
Nhân vật Phật giáo🞄 06/6/2024
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (Tây Lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...
Nhân vật Phật giáo 🞄 06/6/2024
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (Tây Lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...
Nhân vật Phật giáo🞄 12/5/2024
Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!
Nhân vật Phật giáo 🞄 12/5/2024
Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!
Bài viết🞄 09/12/2023
Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bài viết 🞄 09/12/2023
Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bài viết🞄 04/12/2023
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.
Bài viết 🞄 04/12/2023
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.
Nhân vật Phật giáo🞄 29/11/2023
Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?
Nhân vật Phật giáo 🞄 29/11/2023
Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?
Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023
Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc
Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023
Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc
Bài viết🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết 🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023
Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão
Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023
Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão
Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023
Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023
Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.
Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023
Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay
Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023
Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay
Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023
Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...
Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023
Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...
Bài viết🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Bài viết 🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023
Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại
Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023
Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại
Bài viết🞄 14/12/2022
Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.
Bài viết 🞄 14/12/2022
Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.
Nhân vật Phật giáo🞄 03/4/2022
Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/4/2022
Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà
Nhân vật Phật giáo🞄 28/3/2022
Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.
Nhân vật Phật giáo 🞄 28/3/2022
Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.
Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022
Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...
Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022
Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...