trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya: Nơi Đức Phật thành đạo dưới cây Bồ đề linh thiêng
Bài viết 07/11/2023

Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác, nhưng nơi đây vẫn thu hút một lượng du khách rất lớn hàng năm, đến từ khắp nơi trên thế giới.

Du khách đến Bồ Đề Đạo Tràng có thể là tín đồ Phật giáo hay không phải tín đồ Phật giáo; họ đổ về xứ Ấn Độ có thời tiết khắc nghiệt, chấp nhận một chuyến du lịch thiếu đi tính chất nghỉ dưỡng, chỉ để đổi lấy những trải nghiệm tâm linh linh thiêng độc nhất tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Bồ Đề Đạo Tràng là gì?

Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo, chứng đạt quả vị giác ngộ, giải thoát; trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã trở thành vị Phật đầu tiên trên trái đất trong hiện kiếp này. Tại đây, có một cội cây Bồ đề đã chứng kiến quá trình đạt đạo của Ngài.

Trải qua hơn 2000 năm, chịu sự chi phối của vô thường, bị phá hủy nhiều lần trong lịch sử; nhưng lớp lớp hậu duệ của nó vẫn sinh trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, tại Bồ đề đạo tràng, dòng dõi cây Bồ đề linh thiêng ấy là một trong những dấu mốc minh chứng Đức Phật có thật.

Sau khi Đức Phật nhập diệt mấy trăm năm, vua Ashoka (vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa) là người đầu tiên xây Tháp Đại Giác ở nơi thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng, với mong muốn được đánh dấu nơi mà Đức Phật thành đạo, trở thành bậc Chính Đẳng Giác.

Xem thêm: Sự kiện Đức Phật thành đạo

Cội cây Bồ đề đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo, nay vẫn còn được bảo tồn, thờ phụng tại Bồ Đề Đạo Tràng

Cội cây Bồ đề đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo, nay vẫn còn được bảo tồn, thờ phụng tại Bồ Đề Đạo Tràng

Hình ảnh Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng

Hình ảnh Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng

Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7km về phía Nam thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Trong suốt thời gian Đức Phật còn tại thế, địa danh nằm bên bờ Neranjara (Ni-Liên-Thiền) này được gọi là Uruvela.

Bức tượng Đức Phật bằng đá mạ vàng được làm từ thế kỷ thứ X Tây Lịch được thờ trong Tháp Đại Giác - Bồ Đề Đạo Tràng

Bức tượng Đức Phật bằng đá mạ vàng được làm từ thế kỷ thứ X Tây Lịch được thờ trong Tháp Đại Giác - Bồ Đề Đạo Tràng

Đức Phật từng thiền hành tại dãy Chankramenar, dọc theo hành lang phía Bắc của Tháp Đại Giác

Đức Phật từng thiền hành tại dãy Chankramenar, dọc theo hành lang phía Bắc của Tháp Đại Giác

Tại sao cây Bồ đề ở Bồ đề đạo tràng linh thiêng bậc nhất?

Sự kiện thành đạo của Đức Phật là vô cùng hy hữu, giống như hoa ưu đàm, ngàn năm, vạn năm mới nở một lần. Quả thật, một vị Phật xuất thế rất là hiếm hoi.

Theo lịch sử Phật giáo, sau 5 năm tầm sư học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, Đức Phật vẫn không tìm ra được chân lý. Ngài đã quyết định quay về con đường trung đạo (tức là có 3 con đường: một bên là tham dục quá mức, một bên là khổ hạnh cực đoan, con đường ở giữa là con đường đi đến giải thoát, là trung đạo).

Đức Phật đã chọn cội cây Bồ đề bên dòng Neranjara (Ni-Liên-Thiền), nhập thiền định dưới gốc cây suốt 49 ngày đêm. Và cây Bồ đề đó đã được “chứng kiến” sự kiện thành đạo của Ngài. Đây là một việc vô cùng hiếm có.

Đức Phật thành tựu đạo quả dưới cây Bồ đề là sự kiện vô cùng hiếm hoi

Đức Phật thành tựu đạo quả dưới cây Bồ đề là sự kiện vô cùng hiếm hoi

Xem thêm: Cuộc đời Đức Phật

Cội Bồ đề chứng kiến sự thành đạo của Đức Phật là cội Bồ đề độc nhất hiện hữu trên đời, vô cùng linh thiêng. Đức Phật đã từng khẳng định, không nơi nào có thể chứa được công đức của Đức Phật khi Ngài ngồi thiền 49 ngày, chỉ có duy nhất cội Bồ đề ấy mới chứa được công đức đó.

Nếu ai đảnh lễ cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, thì công đức như đảnh lễ Đức Phật khi còn tại thế

Nếu ai đảnh lễ cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, thì công đức như đảnh lễ Đức Phật khi còn tại thế

Đến thánh địa Bodh Gaya, đảnh lễ cây Bồ đề được nhiều phúc báu

Tuy Đức Phật đã nhập diệt, nhưng Ngài để lại vô số phương tiện để hậu thế thành tựu được công đức phước báu. Một trong những phương tiện ấy chính là cội Bồ đề và hậu duệ của nó. Đức Phật chỉ dạy rằng, người nào lễ bái, cúng dường cây Bồ đề này, thì cũng như là cúng dường Đức Phật.

Công đức cúng dường Đức Phật là vô cùng lớn. Như vua Ashoka chỉ cúng Phật một nắm đất với tâm thành kính cũng có phước lên làm vua ở kiếp sau.

Bởi thế, nếu ai có duyên phước được đảnh lễ, cúng dường cây Bồ đề linh thiêng nơi Đức Phật thành đạo, với tâm cung kính, thì công đức giống như đảnh lễ, cúng dường Đức Phật. Người đó sẽ có phước báu được thoát khỏi các nghiệp khổ về bệnh tật, công danh sự nghiệp, cuộc sống sẽ được bình an, hạnh phúc và có nhân duyên được sinh lên cõi Trời.

Đến thăm Thánh tích sinh công đức lên cõi trời

Bồ Đề Đạo Tràng là một trong Tứ Thánh tích nổi tiếng ở Ấn Độ và Nepal, Tứ Thánh tích đó là:

- Nơi Đức Phật sinh ra: Vườn Lâm Tỳ Ni

- Nơi Đức Phật thành đạo: Bồ Đề Đạo Tràng

- Nơi Đức Phật chuyển Pháp luân: Vườn Lộc Uyển

- Nơi Đức Phật nhập Niết bàn: Câu Thi Na

Sinh ra khi Đức Phật đã nhập diệt nên chúng ta chỉ được diện kiến Thế Tôn qua giáo Pháp của Ngài. Bởi vậy, các Thánh tích mà Ngài để lại là phương tiện cho những người con Phật được đến cung kính, chiêm bái Ngài, để từ đó tăng trưởng công đức, gặp được hạnh phúc trong nhiều đời.

Đức Phật từng dạy: “Những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín, hoan hỷ; thời những vị ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”.

Còn đối với những ai chưa đủ nhân duyên để về thăm đất Phật, khi xem những hình ảnh thiêng liêng của các Thánh tích cũng khởi tâm hoan hỷ, cung kính, biết ơn Đức Phật thì cũng có thể sinh về nơi cảnh giới an lành, hạnh phúc.

Xem thêm: Lợi ích cao quý khi chiêm bái tứ Thánh tích

Ngày nay, tại Thánh địa Bodh Gaya, rất nhiều tín đồ Phật giáo, nhân dân đến chiêm bái, hành hương tại Thánh tích linh thiêng này mỗi ngày.

Đông đảo người dân, Phật tử đến hành hương, chiêm bái cây Bồ đề linh thiêng (nguồn ảnh: Internet)

Đông đảo người dân, Phật tử đến hành hương, chiêm bái cây Bồ đề linh thiêng (nguồn ảnh: Internet)

Một số Thánh địa khác gần Bồ Đề Đạo Tràng

Tại Ấn Độ, gần Bồ Đề Đạo Tràng còn có một số Thánh tính khác cũng được lưu giữ mà gắn liền với giai đoạn cuộc đời Đức Phật tu tập, hoằng Pháp và thành đạo:

1. Khổ Hạnh lâm

2. Đền Sujata

3. Đền thờ ông lão Cát Tường cúng dường bó cỏ Kusa cho Đức Phật trước khi Ngài thành đạo

4. Núi Kê Túc

Tuy cội cây Bồ đề linh liêng đã có nhiều sự thay đổi, nhưng nơi đây vẫn trở thành một địa danh cao quý trên thế giới mà nhiều người mong ước được đến ít nhất một lần để cầu nguyện sự bình an và may mắn. Những dấu tích này đã khẳng định Đức Phật hoàn toàn có thật.

Nếu có cơ hội, quý vị và các bạn hãy đến khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng để chiêm bái nhé!

Bài liên quan