trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Câu chuyện lão nông tìm đàn bò bị lạc và dấu ấn cội nguồn chùa Ba Vàng
Bài viết 21/09/2019

Hơn 30 năm trước tại đỉnh núi Ba Vàng, câu chuyện về lão nông tìm bò phát hiện ra những vết tích của một ngôi chùa cổ đã để lại ấn tượng cho nhiều người dân trong vùng. Những đổi thay theo chiều dài lịch sử và những cuộc chiến tranh tàn khốc tưởng chừng như đã làm cho ngôi chùa rơi vào quên lãng. Nhưng nhờ Phật Pháp nhiệm màu mà ngôi Bảo Quang tự đã được khôi phục để tiếp tục hoằng dương Phật Pháp, phổ độ chúng sinh, mang lại lợi lạc cho hàng vạn Phật tử ngày nay.

Câu chuyện đàn bò thất lạc - tìm ra dấu ấn cội nguồn

Năm 1987, một lão nông ở địa phương bị mất đàn bò của mình. Ông đi tìm khắp nơi mà vẫn không thấy tung tích của chúng. Mất tài sản lớn như vậy nên ông rất buồn rầu và tuyệt vọng. Một đêm, ông lão được báo mộng với tiếng mách bảo bên tai: “Cứ lên núi Ba Vàng tìm ắt sẽ thấy đàn bò!” Dù nửa tin nửa ngờ nhưng ông vẫn quyết làm theo. Khi leo lên đoạn dốc núi khúc khuỷu và um tùm cây cối, ông phát hiện ra những bậc thềm xây tam cấp và một tấm bia trên lưng rùa đá. Ông lão đã hái những quả sim đặt lên lưng rùa đá rồi khấn: “Con cầu xin Trời Phật giúp con tìm lại đàn bò. Nếu tìm được, con xin lòng thành tạ lễ.”

Con đường đi lên chùa Ba Vàng khi Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về chùa năm 2007

Con đường đi lên chùa Ba Vàng khi Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về chùa năm 2007

Thật bất ngờ, khi đi đến ven suối gần đó, ông liền nhìn thấy đàn bò, không thiếu con nào. Ông thực sự cảm động trước sự linh ứng nhiệm màu, ông lão liền về báo lại với dân làng. Sau sự việc vi diệu trên ngọn non thiêng ấy, nhiều người dân địa phương đã vân tập về khu đất lịch sử đó để tìm kiếm di vật còn sót lại. Điều đáng mừng là các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã vào cuộc cùng với nhân dân và thu thập được nhiều hiện vật có giá trị.

Con suối nhỏ tại núi Ba Vàng

Con suối nhỏ tại núi Ba Vàng

Ngôi miếu nhỏ tại chùa Ba Vàng cũ

Ngôi miếu nhỏ tại chùa Ba Vàng cũ

Ngôi chùa Ba Vàng cũ năm 2007

Ngôi chùa Ba Vàng cũ năm 2007

Hành trình khôi phục và hoằng dương ngôi Bảo Quang Tự mang đậm dấu ấn lịch sử

Theo tài liệu, những di tích còn sót lại ở ngôi chùa cổ có từ thời Thiền sư Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác. 300 năm trước, Ngài đã vượt đèo, lội suối đến Thành Đẳng sơn lập am tu hành. Trong xã hội thời phong kiến chiến tranh, loạn lạc lúc bấy giờ, giáo lý đạo Phật đã dần suy vi. Sự xuất hiện của Sư Tổ Tuệ Bích Phổ Giác khi ấy có thể ví như ngọn đèn thắp sáng giữa đêm đen mịt mù. Chí nguyện của Ngài là khơi dậy lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đã bị mai một gần 3 thế kỷ. Với chí nguyện đó, Ngài đã xây dựng ngôi Bảo Quang tự để hoằng dương Phật Pháp, hộ Quốc an dân. Mãn duyên hóa độ, Ngài an nhiên thị tịch về cõi Niết bàn khi tròn 100 tuổi và đã để lại một kho tàng vô cùng quý báu cho hàng hậu học về sau.

Các tôn tượng được thờ tại chùa cũ

Các tôn tượng được thờ tại chùa cũ

Cây hương bằng đá khắc tên chùa Bảo Quang Tự và tên núi Thằng Đẳng Sơn

Cây hương bằng đá khắc tên chùa Bảo Quang Tự và tên núi Thằng Đẳng Sơn

Bia đá trên lưng rùa khắc tên Sư Tổ Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác

Bia đá trên lưng rùa khắc tên Sư Tổ Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác

Song theo thời gian, ngôi chùa lại tiếp tục lùi vào dĩ vãng, chờ đợi mối lương duyên tiền định. Mãi đến năm 2007, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm về Trụ trì, Thầy cùng nhân dân Phật tử đã xây dựng chùa Ba Vàng thành một công trình tâm linh khang trang, tráng lệ bậc nhất vùng Đông Bắc Tổ Quốc.

Chùa Ba Vàng đẹp lung linh huyền ảo về đêm

Chùa Ba Vàng đẹp lung linh huyền ảo về đêm

Sự phát triển của Bảo Quang tự (chùa Ba Vàng ngày nay) kể từ lúc khởi dựng cho đến nay đã kéo dài gần một thiên niên kỷ. Ngôi Tùng Lâm Ba Vàng tuy trải qua nhiều biến cố khó khăn, đã từng bị mai một bởi chiến tranh và bởi sự tàn phá của thời gian; nhưng ngày nay vẫn luôn được gìn giữ, lưu truyền và phát triển lớn mạnh nhờ sự vi diệu của Phật Pháp. Ân đức của Thiền Sư Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác, của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và những người có công xây dựng là điều không thể nghĩ bàn. Nhờ ơn của những bậc minh sư với đức hạnh cao quý ấy mà hàng Phật tử mới có được một trung tâm Phật giáo lớn như ngày nay. Từ đó, hàng vạn Phật tử trên khắp mọi miền Đất nước mới có cơ hội vân tập về ngôi Già lam Ba Vàng hàng năm để tu học.

Hạnh Liên