Trên đỉnh núi Ba Vàng, giữa bạt ngàn thông xanh, bỗng xuất hiện một cây Bồ đề rất đặc biệt. Khi chùa Ba Vàng đặt đá khởi công xây dựng công trình Đại Bảo tháp - mô phỏng tháp Đại Giác nơi Đức Phật thành đạo; thật trùng hợp, một cây Bồ đề tự nhiên cũng nhú lên ở đó.
Chính vì sự trùng hợp linh thiêng ấy, đông đảo Nhân dân, Phật tử đã đến chiêm bái, đảnh lễ cây Bồ đề nơi đây. Cây Bồ đề là một trong ba biểu tượng cho sự hiện diện của Đức Phật (bao gồm: cây Bồ đề, bình bát và Xá lợi Phật); và đảnh lễ cây Bồ đề với tâm kính tín sẽ sinh ra phúc báu cho bản thân cùng gia đình.
Đức Phật dạy về lợi ích khi đảnh lễ cây Bồ đề trong kinh điển
Trong bài kinh “Chuyện Cây Bồ Đề Và Thánh Đế Kalinga” - thuộc Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tiểu Bộ - Tập 8, có viết về sự linh diệu nhờ cúng dường, lễ bái cây Bồ đề:
Trong một kiếp quá khứ, tại một vương quốc, Cul-la-Ka-lin-ga (con trai của vương tử Ka-lin-ga) được học về Mười Pháp của bậc Chuyển luân Thánh vương và trở thành người kế vị. Vào ngày trai giới, vua Cul-la-Ka-lin-ga được nhận bảo vật quý giá từ các dòng họ như bánh xe báu, voi báu, ngựa báu,... Ngài đã thống trị toàn cõi địa cầu.
Trong một dịp về thăm quê, khi đến vùng đất có cây Bồ đề; đoàn đã làm đủ cách nhưng vẫn không thể đi qua được, voi báu không thể tiến bước. Khi đó, vị Tế sư của triều đình cùng du hành đã giải thích với nhà vua về đặc tính của địa phận quanh cây Bồ đề và tán thán công đức của chư Phật.
Sau khi nghe, đức vua hoan hỷ, ban lệnh cho mọi người đem nhiều vòng hoa thơm đến cúng dường cây Bồ đề suốt bảy ngày đêm và sắc phong vị Tế sư là Quốc sư. Khi trở về cung thành, Ngài tiếp tục làm các việc thiện và được tái sinh vào cõi Trời Ba Mươi Ba (hay còn gọi là cõi trời Đao Lợi).
Sau này, trong hiện kiếp, vị vua đó chính là Ngài A-nan-đà, còn vị Quốc sư chính là Đức Phật. Tôn giả A-nan-đà được Đức Phật cho phép trồng cây Bồ đề tại Tịnh xá Kỳ Viên (thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày nay). Cây Bồ đề đó được trồng từ hạt giống của cây Bồ đề đại thọ - nơi Đức Phật thành đạo và được Ngài A-nan và dân chúng thường làm lễ cúng dường.
Cây Bồ đề và sự xuất hiện lạ kỳ giữa rừng thông Ba Vàng
Trong thiết kế quần thể chùa Ba Vàng, tại đỉnh núi sẽ xây dựng công trình Đại Bảo Tháp, thờ kinh Pháp và Xá lợi Phật. Theo ý tưởng thiết kế, Đại Bảo Tháp sẽ được lấy cảm hứng và xây dựng theo hình dạng của Tháp Đại Giác (thuộc Bồ Đề Đạo tràng, Ấn Độ). Đây là nơi mà Đức Phật Thích Ca thành đạo dưới cội cây Bồ đề linh thiêng.
Ngày 22/11/2014, chùa Ba Vàng đã tiến hành đặt đá xây dựng công trình Đại Bảo Tháp. Và sau này, hồi 03h15’ sáng ngày 02/4/Ất Mùi (2015), giữa rừng thông, cạnh viên đá đặt trong lễ khởi công xây dựng bỗng xuất hiện một mầm cây Bồ đề tự nhiên nhú lên khỏi mặt đất. Cây Bồ đề xuất hiện sau sự kiện này là điều vi diệu.
Bởi ở Tháp Đại Giác - Ấn Độ có cây Bồ Đề gắn liền với sự giác ngộ của Đức Phật, thì ở chùa Ba Vàng cũng xuất hiện một cây Bồ đề trong quá trình xây dựng Đại Bảo Tháp mô phỏng Tháp Đại Giác. Sự xuất hiện này không phải ngẫu nhiên, mà thể hiện sự nhiệm màu trong Phật Pháp - điều không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì).
Đức Phật cũng dạy rằng: Có ba vật biểu trưng cho sự hiện diện của Đức Phật, thứ nhất là cây Bồ đề - dấu ấn cho sự thành đạo của Đức Phật; thứ hai là bình bát - vật ngoài thân của Đức Phật và thứ ba là Xá lợi - kim thân của Đức Phật được kết tinh từ công đức Ba-la-mật, từ trí tuệ vô thượng của Ngài.
Sự kiện này được biết từ năng lực tu tập thiền định của chư Tăng chùa Ba Vàng. Cũng từ đây, Tăng Ni, Phật tử, Nhân dân đặt tên cây là cây Bồ đề chư Thiên trồng, và đặt tên núi là núi Bồ đề.
Sự linh ứng có thực khi lễ bái cây Bồ đề
Chị Ngô Thị Tuyền (tỉnh Bình Phước) bị bệnh xương khớp, đau cả hai chân. Khi có cơ duyên được về chùa Ba Vàng, nghĩ cơ hội được về chùa rất hiếm, nên dù đau chân, chị đã phát nguyện quyết tâm leo lên núi để đảnh lễ cây Bồ đề. Lạ kỳ thay, nhờ tâm thành kính mà sau khi phát nguyện, chị thấy đỡ đau. Và điều kỳ diệu đã đến với chị, sau khi nhiễu quanh cây Bồ đề ba vòng, đảnh lễ cúng dường, thì từ lúc xuống núi và về nhà, bệnh của chị đã tự khỏi, mỗi ngày chị đã có thể chạy bộ 5 km.
Như vậy, ai cung kính lễ bái, cúng dường cây Bồ đề sẽ sinh ra phước báu thù thắng trong hiện tại và nhân duyên tu hành tinh tấn giải thoát trong vị lai.
Còn nhiều câu chuyện tâm linh đặc biệt khác tại chùa Ba Vàng, mời quý vị chuẩn bị hành trang, đến với ngôi chùa linh thiêng này để tham quan và tìm hiểu, cũng như lên núi Bồ đề đảnh lễ cây Bồ đề linh thiêng!
Nhà có tang có được đi chùa không? | Thầy Thích Trúc Thái Minh
Bố mẹ con nói nhà có tang sự thì không được đi lễ chùa, nên không cho con đi. Vậy con thưa Thầy có phải như thế không ạ?...
04/01/2025 1113
Xem thêm
Hướng dẫn đăng ký quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng trực tiếp và trực tuyến
Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người
Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua
Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật
Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh