Mục Lục [Ẩn]
Mọc lên trong một khu rừng giữa 3 ngọn núi, cây sộp cổ thụ được gia đình anh Nguyễn Văn M - chị Lê Thị T mang về nhà trồng từ năm 2010. Lạ kỳ, cứ mỗi mùa cây sộp rụng lá, y như rằng, việc kinh doanh của gia đình anh M gần như không thu nhập được gì, thậm chí rơi vào sa sút, khủng hoảng. Và cho đến một ngày cuối năm 2020, khi gia đình anh M có ý định chuyển cây sộp đi nơi khác, thì những điều kỳ lạ đã xảy đến khiến nhiều người không thể ngờ tới.
Cây sộp cổ thụ và những điều không thể lý giải
Nằm trên đoạn đường tại xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, gia đình anh Nguyễn Văn M (sinh năm 1987), chị Lê Thị T (sinh năm 1988) có cuộc sống rất yên bình. Vốn là một người ưa thích cây cảnh, vì vậy, khi nghe người ta giới thiệu về cây sộp nằm trong một khu rừng của huyện, giữa 3 ngọn núi, anh M cảm thấy hứng thú và không ngại chi một số tiền lớn để có thể sở hữu được cây đó.
Thành công mua được cây, anh M đã mang về nhà trồng ở vị trí ngay trước cổng. Trong suốt 10 năm, gia đình anh đã bỏ rất nhiều công sức chăm sóc, tạo tán và thậm chí còn thuê người chăm sóc. Người thân, họ hàng, bạn bè, khách hàng, hay những người thích chơi cây cảnh, thậm chí đến những người qua đường, khi bắt gặp cây sộp, không khỏi trầm trồ bởi vẻ đẹp của nó. Tại thời điểm đó, cây có chiều cao 3 mét, rộng 3,2 mét.
Anh M chia sẻ, đối với những người thích chơi cây cảnh tại tỉnh Quảng Ninh, khi nhắc đến cây sộp sẽ biết tới cây sộp của gia đình anh, vì cây sộp trong tỉnh vốn rất hiếm. Cách đây mấy năm về trước, có nhiều người ngỏ ý muốn mua cây sộp này với giá 800 triệu và hơn thế nữa, nhưng anh nhất quyết không bán.

Hình ảnh cây sộp tại gia đình nhà anh M
Yêu quý cây là thế, nhưng gia đình anh M cũng nhiều lần trăn trở về một điều kỳ lạ không thể nào lý giải được. Hễ khi nào đến mùa lá cây sộp rụng, những hợp đồng, đơn hàng kinh doanh của anh M ít dần, công việc làm ăn trở nên sa sút, tiền lãi cũng chẳng được bao nhiêu. Cho nên, từng ấy năm mang cây sộp về nhà trồng, một năm hai mùa, gia đình anh M không thể nào làm ăn khấm khá hơn được. Mặc dù biết đó không phải là một điều trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng vì anh M, chị T không phải là người quá tin vào thế giới tâm linh, cho nên đã gạt bỏ điều đó.
Gia chủ bị “nhập” khi quyết định di dời cây sộp
Bất cứ ai cũng đã từng được trải nghiệm hoặc nghe những điều kỳ lạ xoay quanh cây cổ thụ mà khó có thể lý giải được, đặc biệt là tại thời điểm ai đó muốn chặt phá cây hoặc di dời cây đi nơi khác. Và đó cũng là điều xảy đến với gia đình anh M.
Cuối tháng 12 âm lịch năm 2020, đoạn đường tại nơi gia đình anh M đang sinh sống có kế hoạch mở rộng trong năm tới. Điều đó đồng nghĩa, cây sộp sừng sững ở vị trí cổng ra vào cần được di chuyển.
Trăn trở về điều này, khoảng 16h chiều ngày 25/12, anh M và chị T đứng dưới cây sộp, cùng nhau bàn tính về địa điểm để di chuyển cây. Nhưng sau một hồi trao đổi qua lại, 2 vợ chồng vẫn chưa thể thống nhất phương án.
Buổi tối cùng ngày, anh M đi công việc, đến khoảng 22h00 mới trở về. Khi đến cổng nhà, tại gốc cây sộp, bỗng nhiên anh xuất hiện những hiện tượng lạ. Anh M cảm nhận như có một ai đó nhập vào trong cơ thể mình, bắt đầu không thể điều khiển được hành vi, cảm xúc. Những tiếng kêu phát ra từ miệng, tay chân bắt đầu động tác múa máy mà không kiểm soát được. Chị T - vợ anh M lúc này nghe tiếng động, vội vàng chạy ra ngoài cổng. Chị bất ngờ, hoảng hốt, sợ hãi nhìn chồng với những biểu hiện khác thường như vậy.
“Thần cây sộp” xin về chùa“
Hãy đưa tôi lên một ngôi chùa ở trên cao, mát, có đủ 3 ngôi Phật - Pháp - Tăng thanh tịnh.” - Đó chính là lời của vị xưng là “thần cây” lên miệng của anh M để nói.
Chị T lúc này biết đó không phải là chồng mình, mà tin chắc rằng đó là vong linh hay thần linh ngự ở nơi cây sộp nhập vào người anh M, vì chị cũng từng chứng kiến những trường hợp bị vong nhập, vong ốp. Chị cố gắng giữ bình tĩnh, đáp lại lời nói từ miệng chồng.
Chị không biết ngôi chùa mà vị ấy muốn nhắc đến là ngôi chùa nào, liền hỏi lại. Vị ấy bảo chị cứ liệt kê các ngôi chùa lớn ra.
Chị T nhớ lại các ngôi chùa, đền ở Quảng Ninh và kể tên lần lượt các ngôi chùa. Chị kể tên các ngôi chùa nhưng đọc đến đâu, vị thần linh cũng lắc đầu, bày tỏ không đồng ý.
Một lúc sau, chị T bỗng nhớ đến chùa Ba Vàng. Chị liền nói tên. Ngay lập tức, vị ấy gật đầu.
Mừng rỡ vì cuối cùng vị thần cây đã đồng ý, chị T ngỏ lời, sẽ chuyển cây sộp lên chùa vào ngày Rằm tháng Giêng, vì những ngày này đã gần kề Tết nên khá bận rộn. Vị ấy lắc đầu và nói mong muốn được lên chùa sớm hơn. Chị T tiếp tục lùi xuống ngày mùng 10 tháng Giêng nhưng cũng không nhận được sự đồng ý. Vị ấy bảo rằng muốn về chùa trước Tết, càng sớm càng tốt.
Khi đó, chị T lo lắng vì tình hình dịch bệnh khiến khó có thể di chuyển cây được, nhưng vị ấy nói cứ mang cây lên chùa, không phải sợ, còn lại vị ấy sẽ sắp xếp hết cho. Nghe thế, gia đình chị yên tâm và hứa với vị ấy đến ngày 28 sẽ chuyển cây sộp lên chùa. Vị ấy đồng ý và xin gia đình hãy làm cho vị ấy một mâm cơm cúng trước khi di chuyển cây về chùa.
Sau khi chị T vừa hứa xong, anh M bỗng nhiên trở lại bình thường.
Chị T kể lại, vị ấy nói, do gia đình không biết thắp hương khói, cúng lễ cho các vị ở đó, cho nên các vị thần cây không phù hộ cho việc làm ăn, bởi vậy họ mong muốn được lên chùa. Họ bảo nhiều lần muốn giết gia đình, nhưng vì thương, do nhà cũng có mẹ là Phật tử đi chùa, nếu vào nhà khác, có khi chết cả nhà.
Chị T còn kể, vị ấy nói rằng, thời gian trước, gia đình có hất đất vào mặt của các vị trú ngụ ở nơi cây. Hồi tưởng lại, chị T liền nhớ, có một năm gia đình có đống đất, chị T cùng em trai đã hất vào gốc cây, có lẽ đó là câu chuyện mà vị thần linh nhắc đến.
Qua sự trải nghiệm đó, hai vợ chồng tức khắc tin vào thế giới tâm linh và khẳng định rằng, thần cây nhập vào xin về chùa.
Ngay sau đó, chị T tìm số điện thoại của chùa Ba Vàng trên mạng liên lạc về chùa, được các Sư thầy đồng ý. Và gia đình quyết định, ngay ngày hôm sau về chùa Ba Vàng thưa rõ câu chuyện.
Cây sộp nay sừng sững trên đất Ba Vàng
Sau khi nghe được câu chuyện của gia đình anh M, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng chùa Ba Vàng đã đồng ý cho gia đình cung tiến cây sộp về chùa. Những ngày sau đó, các Phật tử vâng theo sự chỉ dạy của Sư Phụ, đã đến tại gia đình anh M, chị T làm lễ, cúng cơm cho các vị thần trú ngụ, các vong linh nương gá trên cây sộp đó trước khi di dời cây về chùa.

Cây sộp được gia đình anh M chuyển về chùa một cách thuận lợi
Đến đúng ngày 28, được sự hỗ trợ từ phía nhà chùa, cây sộp được di chuyển thuận lợi về chùa Ba Vàng và được đặt ở khu vực sân trống dọc từ bãi xe số 7 xuống chính điện tầng 2.
Gia đình anh M, chị T đã thành kính cúng dường Tam Bảo, được Sư Phụ chú nguyện hồi hướng phước báu đến cho vị thần linh trú ngụ nơi cây sộp của gia đình và hồi hướng cho gia đình anh chị được sức khỏe, thọ mạng, dung sắc tốt đẹp, an vui và có trí tuệ với chính Pháp của Phật.

Đến nay, cây sộp vẫn sừng sững, hiên ngang giữa đất trời Thành Đẳng
Đến nay, bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đi qua, cây sộp vẫn sừng sững, hiên ngang một góc chùa. Bởi có lẽ rằng, vị thần linh rất hoan hỷ tu tập ở chùa, nương tựa nơi Tam Bảo và vẫn có duyên nơi cây sộp.
Tin tức🞄 20/3/2023
Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.
Tin tức 🞄 20/3/2023
Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.
Bài viết🞄 10/3/2023
Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...
Bài viết 🞄 10/3/2023
Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...
Tin tức🞄 04/3/2023
Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.
Tin tức 🞄 04/3/2023
Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.
Bài viết🞄 01/3/2023
Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.
Bài viết 🞄 01/3/2023
Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.
Bài viết🞄 17/02/2023
Con người đặc biệt ấy không hề ngủ quên trên đỉnh hào quang của quyền uy; mà Ngài đã sẵn sàng dứt bỏ tất cả để xuất gia. Lý do tại sao, mời quý vị đọc bài viết sau.
Bài viết 🞄 17/02/2023
Con người đặc biệt ấy không hề ngủ quên trên đỉnh hào quang của quyền uy; mà Ngài đã sẵn sàng dứt bỏ tất cả để xuất gia. Lý do tại sao, mời quý vị đọc bài viết sau.
Bài viết🞄 10/02/2023
Sự linh thiêng và cảm giác bình yên ngôi chùa này mang lại đã khiến ký ức thơ bé của tôi trở về, khiến cho tôi hiểu vì sao mẹ tôi năm nào cũng đi chùa...
Bài viết 🞄 10/02/2023
Sự linh thiêng và cảm giác bình yên ngôi chùa này mang lại đã khiến ký ức thơ bé của tôi trở về, khiến cho tôi hiểu vì sao mẹ tôi năm nào cũng đi chùa...
Bài viết🞄 02/02/2023
Đến với chợ quê, quý du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức các loại trái cây thơm ngon, những thức quà dân dã như bánh chưng, bánh giầy, cơm nắm muối vừng,... hoàn toàn miễn phí
Bài viết 🞄 02/02/2023
Đến với chợ quê, quý du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức các loại trái cây thơm ngon, những thức quà dân dã như bánh chưng, bánh giầy, cơm nắm muối vừng,... hoàn toàn miễn phí
Tin tức🞄 31/01/2023
Cuộc sống với biết bao bộn bề lo toan, chúng ta cần lắm một chốn bình yên, với không gian tĩnh lặng để trải lòng mình thì hồ Tịnh Tâm, chùa Ba Vàng là một địa điểm không thể bỏ lỡ.
Tin tức 🞄 31/01/2023
Cuộc sống với biết bao bộn bề lo toan, chúng ta cần lắm một chốn bình yên, với không gian tĩnh lặng để trải lòng mình thì hồ Tịnh Tâm, chùa Ba Vàng là một địa điểm không thể bỏ lỡ.
Bài viết🞄 28/01/2023
Khu thiền tập chùa Ba Vàng được tạo dựng từ tâm nguyện của Thầy Trụ trì; để nhân dân, Phật tử đến chùa dịp xuân này có thể thực tập thiền, có được những giây phút quay về với thân và tâm...
Bài viết 🞄 28/01/2023
Khu thiền tập chùa Ba Vàng được tạo dựng từ tâm nguyện của Thầy Trụ trì; để nhân dân, Phật tử đến chùa dịp xuân này có thể thực tập thiền, có được những giây phút quay về với thân và tâm...
Bài viết🞄 26/01/2023
Vậy thì một điểm đến du khách không nên bỏ qua, chính là khu nguyện ước tại chùa Ba Vàng. Ở đây có điều gì đặc biệt, hãy cùng khám phá nhé!
Bài viết 🞄 26/01/2023
Vậy thì một điểm đến du khách không nên bỏ qua, chính là khu nguyện ước tại chùa Ba Vàng. Ở đây có điều gì đặc biệt, hãy cùng khám phá nhé!
Bài viết🞄 25/01/2023
Nhiều Phật tử và du khách thập phương đã không khỏi ấn tượng với khu vực giới thiệu về đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng mang tên “Tu sĩ và núi rừng” nằm phía trong dãy hành lang La Hán
Bài viết 🞄 25/01/2023
Nhiều Phật tử và du khách thập phương đã không khỏi ấn tượng với khu vực giới thiệu về đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng mang tên “Tu sĩ và núi rừng” nằm phía trong dãy hành lang La Hán
Bài viết🞄 17/01/2023
Họ đã gác lại cái Tết của riêng mình để toàn tâm toàn ý bảo vệ sự bình yên, sum vầy cho bà con nhân dân trong những ngày Tết đến xuân về…
Bài viết 🞄 17/01/2023
Họ đã gác lại cái Tết của riêng mình để toàn tâm toàn ý bảo vệ sự bình yên, sum vầy cho bà con nhân dân trong những ngày Tết đến xuân về…
Bài viết🞄 14/01/2023
Tương truyền, vào đêm giao thừa, ai có duyên uống nước Giếng Thần thì cả năm sẽ được an vui, hạnh phúc. Trong dân gian cũng có truyền tụng rằng nước Giếng Thần có khả năng chữa được bệnh tật (kể cả bệnh nan y).
Bài viết 🞄 14/01/2023
Tương truyền, vào đêm giao thừa, ai có duyên uống nước Giếng Thần thì cả năm sẽ được an vui, hạnh phúc. Trong dân gian cũng có truyền tụng rằng nước Giếng Thần có khả năng chữa được bệnh tật (kể cả bệnh nan y).