Chim lợn (hay còn gọi là chim cú lợn), từ lâu đã bị dân gian gắn với những điềm báo không may. Tiếng kêu của chúng thường khiến nhiều người liên tưởng đến cái chết và tai họa.
Tuy nhiên, đây có phải là quan niệm đúng hay chỉ là hiểu lầm? Mời các bạn đọc bài viết sau để biết được sự thật về loài chim này.
Quan niệm dân gian về tiếng chim lợn kêu
Trong dân gian, từ lâu, chim lợn đã được cho là mang điềm báo xấu. Tiếng chim lợn kêu trong đêm khiến người ta tin rằng, gia đình sẽ có người mất hoặc chuyện chẳng lành. Vì vậy, chim lợn thường bị xua đuổi.
Tuy nhiên, theo quan niệm của đạo Phật, chim lợn không mang điềm gở đến cho con người.
Chim lợn kêu gần nhà không đem đến điều xui xẻo
Con chim lợn thực chất không đem điềm xấu đến cho chúng ta. Theo giải thích khoa học, khi một người sắp qua đời, cơ thể có thể bốc ra các khí như Amoniac hay Nitơ. Với khứu giác rất nhạy bén, nhất là mùi tử thi, chim lợn sẽ phát hiện và bay đến. Và theo bản tính tự nhiên, chúng kêu lên. Thời gian ngắn sau thì có người mất ở đó, thực chất chỉ là sự trùng hợp (do mùi tử thi mà loài chim này mới đến).
Hoặc chim lợn có thể xuất hiện ở đó để đi kiếm ăn do có thức ăn phù hợp với nó.
Trên thực tế, việc gì cũng có điềm. Điềm là hiện tượng tự nhiên, là việc xuất hiện trước để báo hiệu sự vật, hiện tượng sắp xảy ra. Ví dụ, trong giới tự nhiên có hiện tượng loài côn trùng dự báo được thời tiết như: kiến tha tổ lên cây trước mưa lớn hoặc chuồn chuồn bay thấp báo hiệu mưa. Ngay cả nơi thân thể con người cũng có những điềm báo trước khi xảy ra bệnh tật.
Như vậy, điềm gở không phải do con vật hay bất cứ điều gì mang đến, mà chỉ là dấu hiệu báo trước sự việc sắp diễn ra. Do đó, chúng ta không nên đổ lỗi cho loài chim lợn, vì chúng kêu không phải mang điềm gở cho chúng ta. Thực chất, điềm gở hay điềm lành thì phải do chính chúng ta tạo ra.
Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ, Đức Phật có dạy: “Làm thiện được phước, làm ác gặt họa. Phước hay họa do mình gây tạo mà chẳng phải trời, rồng, quỷ, thần ban cho hay gây ra.”
Cách tạo ra điềm lành
Bài kinh Điềm Lành thuộc hệ thống kinh Paritta, có tính chất bảo hộ, mang tốt đẹp, an lành cũng như thọ mạng cho những người có đức tin, thực hành. Bài kinh cũng dạy về những thiện nghiệp mà chúng ta nên tu tập, thực hành theo để được những điềm lành.
Vì thế, chúng ta có thể tụng kinh Điềm Lành và áp dụng những lời dạy trong kinh vào thực tế.
Trên đây là chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về tiếng kêu của chim lợn. Qua đó, chúng ta hiểu rằng những điều tốt lành hay xui xẻo trong cuộc sống đều xuất phát từ chính hành động và suy nghĩ của bản thân. Cho nên, thay vì đổ lỗi cho loài chim lợn, hãy học cách sống thiện lành, gieo nhân tốt để nhận quả tốt. Hy vọng, bạn sẽ áp dụng những lời dạy này để mang lại sự bình an và hạnh phúc cho bản thân mình.
Nhà có tang có được đi chùa không? | Thầy Thích Trúc Thái Minh
Bố mẹ con nói nhà có tang sự thì không được đi lễ chùa, nên không cho con đi. Vậy con thưa Thầy có phải như thế không ạ?...
04/01/2025 1113
Xem thêm
Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người
Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua
Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật
Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh
8 đặc tính quý báu của hoa sen trong Phật giáo