trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Giải pháp nào vượt qua bệnh “chán nản công việc”?
Bài viết 02/02/2020

“Lẽ thường, chúng ta thích cái mới, chán cái cũ. Mua được áo mới, lúc đầu nâng niu giữ gìn lắm, nhưng được vài tháng, thấy áo cũ rồi lại không muốn mặc nữa. Trong nghề nghiệp cũng thế, mới vào nghề ai cũng đều hứng thú với công việc, làm một thời gian thì bắt đầu chán nản. Đó là tâm thái thông thường của chúng ta”. - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Không ai trên đời sống mãi mà không thay đổi. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta đều cảm thấy chán nản, ngay cả thứ yêu thích mà trước đây đã dành rất nhiều tâm huyết để có được. Chán nản trong công việc là hiện tượng phổ biến. Thực tế, có những người chỉ 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm đã chán nản mà lựa chọn từ bỏ công việc - tình trạng này đặc biệt xuất hiện ở hầu hết sinh viên mới ra trường ngày nay. Vậy tại sao lại có tâm lý dễ chán nản trong công việc và làm thế nào để khắc phục được điều đó, tiến tới thành công?

Chán nản - “liều thuốc độc trong công việc của con người”

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Lẽ thường, chúng ta thích cái mới, chán cái cũ. Mua được áo mới, lúc đầu nâng niu giữ gìn lắm, nhưng được vài tháng, thấy áo cũ rồi lại không muốn mặc nữa. Trong nghề nghiệp cũng thế, mới vào nghề ai cũng đều hứng thú với công việc, làm một thời gian thì bắt đầu chán nản. Ngay người xuất gia như các Thầy cũng vậy. Cho nên trong nhà Phật có câu “Nhất niên Phật tại tiền, Nhị niên Phật ra hiên, Tam niên Phật thăng thiên” là thế. Mới đi xuất gia thì năm thứ nhất tu hành rất tinh tấn, rất ham thích tu tập; năm thứ hai bắt đầu trễ nải; năm thứ ba thì hoàn toàn dễ duôi. Đó là tâm thái thông thường của chúng ta”.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh - Trụ Trì chùa Ba Vàng

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng trong buổi giảng Pháp

Từ đó, có thể thấy, chán nản là tình trạng khó tránh khỏi trong công việc cũng như trong cuộc sống. Có người chọn thay đổi công việc, thực hiện nhiều cách để làm mới mình; nhưng cũng có người cho rằng chán nản là điều ai cũng gặp, nên chấp nhận “sống mòn”, làm một công việc không yêu thích từ ngày này, qua ngày khác. Mỗi ngày họ đi làm, đối mặt với công việc ấy, luôn trông ngóng từng phút, từng giây đến giờ tan làm. Có rất nhiều lý do để một người chấp nhận gắn bó với công việc mà mình cảm thấy chán nản như vì lương cao, công việc ổn định, cơ hội tìm việc khác khó khăn,... Nhưng về lâu dài sẽ gây ra tâm lý không còn hứng thú với công việc hoặc nghiêm trọng hơn là căng thẳng mỗi khi sang ngày làm việc mới.

>>> Làm chủ cảm xúc trong công việc 

Một hiện thực đáng buồn là các bạn trẻ ngày nay rất dễ rơi vào stress hoặc trầm cảm nếu công việc quá nhàm chán hoặc không đúng với đam mê. Những điểm mạnh của bạn không được phát huy và sử dụng đúng chỗ sẽ khiến bạn hoài nghi năng lực bản thân. Khi đó, năng suất công việc ngày một giảm. Nhiều người để giải tỏa căng thẳng đã chọn lối sống không lành mạnh như say sưa, nghiện ngập, hình thành những thói quen xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến thể chất cũng như tinh thần. Chẳng khác nào liều thuốc độc mãn tính, mài mòn con người theo thời gian. Vậy đâu mới là giải pháp tốt nhất để loại bỏ tình trạng chán nản trong công việc?

Giải pháp nào vượt qua bệnh “chán nản công việc”?

Giải pháp nào vượt qua bệnh “chán nản công việc”?

Đam mê, tinh tấn là liều thuốc tốt nhất để diệt trừ bệnh “chán nản công việc”

Trong cuộc sống, không phải ai cũng có thể gắn bó với một công việc cả đời, mà hầu hết sẽ thay đổi để có một công việc tốt hơn. Nếu may mắn có thể tìm được một việc khác, nhưng liệu rằng công việc mới có phù hợp và giúp bản thân phát triển theo hướng tích cực lên không? Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Nếu chúng ta xác định sống với nghề, thì phải cách mạng chính mình. Tinh tấn, cố gắng tìm ra những điều mà chúng ta yêu thích trong nghề, đặt một quyết tâm để hoàn thành nó. Có yêu thích chúng ta mới có động lực phấn đấu để tiến bộ. Nếu không tìm ra được niềm yêu thích, hứng thú trong nghề thì chúng ta khó có thể thành đạt được”. Qua lời của Sư Phụ có thể thấy rằng, nếu xác định gắn bó với công việc, chúng ta cần tìm ra trong nghề những cái bản thân đam mê để theo đuổi, khai thác, tận dụng khả năng của mình và quyết tâm phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đề ra. Làm bất cứ một nghề nào cũng phải có đam mê thì mới thành công được.

Đừng để buồn chán và căng thẳng làm nản chí và đánh mất cơ hội thăng tiến của bạn. Nếu đã xác định gắn bó với nghề thì hãy tạo cho mình những đam mê, kiên trì nỗ lực để thực hiện tốt công việc, giúp bản thân cảm thấy công việc thoải mái, phù hợp. Chúc các bạn đều tìm được công việc yêu thích và sống hết hết mình với nó nhé.