trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Trải nghiệm thú vị tại công trình kiến trúc độc đáo: Cung Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng
Bài viết 16/05/2023

Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da - chính là cha và mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này).

Ghé thăm cung Phật Phụ - Phật Mẫu, bạn sẽ có một trải nghiệm đặc biệt bởi lối kiến trúc mô phỏng cung điện Ấn Độ cổ hơn 2600 năm về trước…

1. Những nét ấn tượng về cung Phật Phụ - Phật Mẫu

Một trong những điểm nổi bật của công trình này chính là hoạ tiết đặc trưng của Ấn Độ, với rất nhiều loại họa tiết hoa đa dạng, đặc sắc trên những bức tường, rèm cửa, trần nhà hay từng chiếc cột của cung thờ.

Những họa tiết hoa văn được trang trí trong cung thờ

Những họa tiết hoa văn được trang trí trong cung thờ

Bên trong cung thờ, các chi tiết hoa văn được trang trí theo các họa tiết của Ấn Độ cổ

Bên trong cung thờ, các chi tiết hoa văn được trang trí theo các họa tiết của Ấn Độ cổ

Sự kết hợp của nhiều gam màu, họa tiết khác nhau cùng với ánh đèn trầm ấm mang lại cảm giác hài hòa mà rất sống động. Tất cả làm nổi bật vẻ đẹp của tôn tượng Hoàng hậu Ma Da và Đức vua Tịnh Phạn được đặt ở vị trí trung tâm.

Chỉ cần nhìn qua thôi, nhưng sự phúc hậu, nét đẹp thanh thoát, uy nghiêm toát lên từ tôn tượng các Ngài có thể gây ấn tượng với nhiều người.

Ánh mắt hiền từ, phong thái oai nghi của những bậc đức độ kết hợp với kiến trúc Ấn Độ cổ xưa đã mang đến sự linh thiêng cho nơi này.

Khám phá cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu là một trải nghiệm giúp chúng ta phần nào được “trở về” không gian của 2600 năm trước - nơi Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) sinh ra và lớn lên. Chắc chắn sẽ rất thú vị!

Cung Phật Phụ đặt tôn tượng đức vua Tịnh Phạn với vẻ uy nghiêm của bậc quân vương

Cung Phật Phụ đặt tôn tượng đức vua Tịnh Phạn với vẻ uy nghiêm của bậc quân vương

Tôn tượng Hoàng hậu Maya cùng hai thị nữ được đặt tại cung Phật Mẫu chùa Ba Vàng

Tôn tượng Hoàng hậu Maya cùng hai thị nữ được đặt tại cung Phật Mẫu chùa Ba Vàng

Đứng trước cung thờ, mọi người sẽ được ngắm nhìn một kiến trúc “độc lạ”, bắt mắt, cùng mái chùa được chạm khắc công phu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của mái chùa Việt.

Tổng thể không gian nơi đây đã trở thành tọa độ check-in mới cho nhiều bạn trẻ. Lối kiến trúc độc đáo này rất phù hợp với phong cách chụp ảnh vintage hay cổ điển.

Một góc độc đáo mà giơ máy lên là có ngay ảnh đẹp

Một góc độc đáo mà giơ máy lên là có ngay ảnh đẹp

Những kiến trúc độc đáo tại cung Phật Phụ

Những kiến trúc độc đáo tại cung Phật Phụ

Nếu đứng phía cung Phật Mẫu, bạn sẽ được ngắm trọn khung cảnh bình minh nơi non thiêng Thành Đẳng; và ngược lại, cảnh hoàng hôn từ góc nhìn cung Phật Phụ cũng là một trải nghiệm khá thú vị, dễ dàng để “săn” những bức hình chất lượng.

Đây không chỉ là địa điểm có kiến trúc hiếm thấy ở một ngôi chùa tại Việt Nam, mà còn mang ý nghĩa rất đặc biệt.

Khung cảnh hoàng hôn từ góc Phật Phụ

Khung cảnh hoàng hôn từ góc Phật Phụ

2. Vị trí cung Phật Phụ - Phật Mẫu và ý nghĩa xây dựng

Cung thờ Phật Phụ, Cung Phật Mẫu nằm tại khu nhà thờ Tổ (thờ các vị có công lớn trong việc lưu truyền dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử) và đền thờ Liệt sĩ chùa Ba Vàng.

Sở dĩ, việc đặt cung thờ cha và mẹ Thái tử Tất Đạt Đa tại đây là vì hai vị cũng là những bậc Thánh Tổ có công đức vô lượng kiếp thực hành Ba la mật, là hai người duy nhất tác thành nhân duyên để Ngài được hạ sinh, tìm cầu con đường giải thoát nơi cõi đời này.

Đức Phật là người không có Thầy. Dù năm xưa, trên con đường học đạo, Ngài đã gặp nhiều vị Thầy, nhưng không có vị Thầy nào giúp Ngài thỏa mãn nguyện tìm ra con đường giải thoát của mình. Sau này, Thái Tử đã tự chứng quả sau 49 ngày đêm thiền định.

Cho nên, Ngài chỉ có duy nhất cha mẹ trên thế gian này để chúng ta báo hiếu.

Bởi vậy, tổng thể khu nhà thờ Tổ là nơi để tất cả nhân dân, Phật tử được bày tỏ lòng biết ơn, báo hiếu với người đã có công sinh ra Đức Phật, là nơi tri ân công lao các vị Tổ có công tiếp nối dòng thiền, lưu truyền Phật Pháp từ thời Đức Phật còn tại thế. Đây cũng chính là mong nguyện của thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh khi xây dựng khu thờ này.

3. Lợi ích khi chiêm bái Cung Phật Phụ - Phật Mẫu và cách hướng tâm

Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da đều đã đắc quả vị Thánh. Đặc biệt hơn, các Ngài còn có công đức vô lượng từ nhiều kiếp thực hành Ba-la-mật, để sinh ra một vị Phật toàn giác, cứu khổ cho chúng sinh.

>> Tại sao Hoàng hậu Ma Da lại làm mẹ của Đức Phật

>> Cha của Đức Phật là ai? Cuộc đời và nỗi lo khi làm cha của Đức Phật

Có thể nói rằng, Đức Phật ra đời là hy hữu thì nhân duyên được làm cha mẹ của Đức Phật cũng hy hữu, vô cùng hiếm có.

Với tâm giác ngộ, tâm tri ân về công đức cao quý vượt trội lên các công đức của các Ngài, khi chúng ta đảnh lễ Phật Phụ - Phật Mẫu thì sẽ được phước báu rất lớn, có nhân duyên được đi trên con đường tiếp nối mạng mạch Phật Pháp, cầu Vô Thượng Bồ đề.

Cung kính đảnh lễ Phật Phụ - Phật Mẫu sinh ra công đức rất lớn

Cung kính đảnh lễ Phật Phụ - Phật Mẫu sinh ra công đức rất lớn

Sắp tới đây, vào ngày 02 - 03/4/Quý Mão (20 - 21/5/2023), chùa Ba Vàng sẽ tổ chức khánh thành cung Phật Phụ và cung Phật Mẫu, cũng là ngày Đại lễ Phật đản - Khánh thành tòa đại giảng đường trên núi lớn nhất thế giới được diễn ra. Từ đó, chúng ta sẽ được tri ân công lao không thể nghĩ bàn lên Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da.

Hãy cùng đến chùa Ba Vàng để chiêm bái và tham quan hai cung thờ đặc biệt này để thêm nhiều bức hình check-in và có được công đức, phước báu cho mình và mọi người nhé!

Bài liên quan