trực tuyến
Chương trình số 5: Ngày 1 - Tụng kinh kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp | Ngày 01/3/Ất Tỵ

Thứ Ba, 01/4/2025

tức 4/3 Ất Tỵ

Vua Tịnh Phạn - Cuộc đời và nỗi lo khi làm cha của Đức Phật

Đức vua Tịnh Phạn là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Ngài là người cha đặc biệt nhất được Đức Phật chọn trước khi đản sinh.

-
aa
+

Vua Tịnh Phạn chính là người duy nhất được chọn làm cha của Đức Phật trước khi Ngài giáng sinh. Đức Phật là người có phúc báu lớn nhất thế gian.

Để có thể được làm cha, làm mẹ của Ngài thì đó phải là những người cao quý, đặc biệt và vô cùng hiếm có.

Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời đặc biệt của đức vua Tịnh Phạn trong bài viết dưới đây.

Đức vua Tịnh Phạn và điềm lành báo hiệu sự ra đời của một vị thái tử

Đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) - cha của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) là quốc vương của dòng tộc Thích Ca (Sakya), trị vì thành Ca Tỳ La Vệ. Ông kết duyên với Hoàng hậu Ma Da.

Khi đức vua và hoàng hậu tuổi đã cao, họ vẫn chưa có con nối dõi. Vì khao khát sinh được Thái tử nối ngôi nên đức vua và hoàng hậu đã nhất tâm lễ bái, cầu nguyện, làm các việc phúc lành để mong cầu thái tử.

Đức vua Tịnh Phạn - cha của Thái Tử Tất Đạt Đa (ảnh minh họa)

Đức vua Tịnh Phạn - cha của Thái Tử Tất Đạt Đa (ảnh minh họa)

Sau một buổi lễ các vị tinh tú, hoàng hậu tổ chức bố thí cho người nghèo; sau đó bà hồi cung, nằm nghỉ và mộng thấy một con voi trắng như tuyết từ trên trời bay xuống. Con voi có sáu ngà, vòi ngậm một bông hoa sen rất đẹp; nó cưỡi mây từ trên trời bay xuống bên cạnh và chui qua hông bên phải vào bụng của Hoàng hậu. Sau đó, hoàng hậu thấy một hương thơm rất lạ kỳ thoang thoảng.

Khi tỉnh giấc, bà đem kể chuyện cho đức vua. Ngài đã cho mời các nhà tiên đoán thì biết hoàng hậu sẽ mang thai một hoàng tử đặc biệt.

Đức vua Tịnh Phạn - Công đức đầy đủ để được làm cha của Đức Phật

Bồ Tát Hộ Minh - Thiên chủ cung trời Đâu Suất chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trước khi giáng sinh xuống nhân gian, Bồ Tát Hộ Minh đã quán sát nhân duyên và lựa chọn cha, mẹ thích hợp.

Cụ thể, để có được phước duyên sinh ra một vị Phật toàn giác thì trong vô lượng kiếp, người được chọn làm cha phải tu các công đức, khiến cho được đầy đủ phước báu như sau:

- Về danh vị: Làm vua trị vì thiên hạ;

- Về quốc độ trị vì: Quốc độ đó phải là nơi hội tụ tất cả khí linh thiêng của trời đất; nơi đó nằm ở trung tâm, trù phú, đông dân cư, có thể lan tỏa được giáo lý khắp muôn nơi;

- Về công đức: Đầy đủ 60 công đức từ các kiếp trước cho tới nay.

Công đức về dòng họ, gia tộc:

1. Dòng họ thanh tịnh tốt đẹp; 2. Được chư Hiền thánh gia tâm ủng hộ; 3. Phải chân chánh, không bị xen lẫn dòng máu họ khác; 4. Con cháu nối nhau làm vua phải là trưởng tử, không gián đoạn; 5. Làm vua từ xưa đến nay không có gián đoạn; 6. Có tiếng tốt, oai thế vang lừng khắp nơi; 7. Là bậc tối thượng trong tất cả các nhà khác; 8. Thường biết ân nghĩa; 9. Thường tu khổ hạnh; 10. Phép tắc được đưa ra làm mẫu mực cho mọi người; 11. Thường ưa bố thí cho chúng sinh; 12. Chú trọng xây dựng luật nhân quả; 13. Thường hay cúng dường tất cả Tiên nhân, Thánh hiền; 14. Thường hay cúng dường Thần linh; 15. Thường hay cúng dường chư Thiên; 16. Thường hay cúng dường bậc Đại nhân; 17. Trải qua nhiều đời không có oán thù.

Công đức khiến có người sinh trong gia đình từ kiếp quá khứ của Phật phụ:

1. Đều thuộc dòng Thánh hiền; 2. Đối với các dòng Thánh, thuộc dòng Thánh bậc nhất; 3. Thường thuộc dòng Chuyển luân Thánh vương; 4. Thuộc dòng họ có oai đức lớn; 5. Có vô lượng quyến thuộc hộ vệ chung quanh; 6. Có quyến thuộc không tan rã; 7. Có quyến thuộc nhiều hơn quyến thuộc người khác; 8. Đều hiếu dưỡng từ mẫu; 9. Đều hiếu dưỡng phụ thân; 10. Đều cúng dường chư Sa-môn; 11. Đều cúng dường chư vị Bà-la-môn; 12. Không làm tất cả các điều ác; 13. Hết thảy đều được thanh tịnh; 14. Tất cả các vua từ trước đến nay phải là người trồng nhiều căn lành; 15. Thường được chư Thiên, hiền Thánh ca ngợi; 16. Đầy đủ oai đức lớn; 17. Hết thảy vợ con trong nhà này đều tiết hạnh đoan chánh; 18. Có nhiều con trai trí tuệ dũng mãnh; 19. Tâm tánh nhu hòa; 20. Không ôm lòng oán hận; 21. Không lẳng lơ mất nết; 22. Thông minh đa trí; 23. Không ngu si; 24. Không có tội lỗi; 25. Đều sợ tội lỗi; 26. Không có tâm nhút nhát; 27. Chưa từng có tâm khiếp nhược; 28. Không có tâm sợ sệt chạy theo người khác; 29. Không bị người khác cảm hóa; 30. Giỏi nhiều nghề nghiệp; 31. Không làm các nghề xảo trá thế gian, trong việc mưu sống cũng không tham lam của cải; 32. Thường nhiều bạn bè; 33. Không lấy việc sát hại động vật để nuôi lấy thân mạng; 34. Không có tâm hiếu sát; 35. Ý chí kiên cường, không ai hàng phục được; 36. Là kẻ dũng mãnh trong thế gian; 37. Đi khất thực được nhiều vật thực; 38. Đi khất thực, không ai là không được cung cấp; 39. Có rất nhiều ngũ cốc; 40. Có nhiều vàng bạc, xa cừ, mã não, tất cả tài sản không thiếu một vật gì; 41. Có nhiều tôi trai tớ gái, voi, ngựa, bò, dê; 42. Chưa từng làm thuê cho kẻ khác; 43. Đối với tất cả sự vật trong thế gian, hết thảy đều được đầy đủ, không thiếu một vật gì.

Bên cạnh đó, trong vô lượng kiếp, đức vua Tịnh Phạn cũng đã phải hành các công đức Ba-la-mật. Đức Phật ra đời là hy hữu nên nhân duyên được làm cha mẹ của Ngài cũng rất hy hữu và thù thắng.

Nỗi lo của đức vua khi biết thái tử sẽ đi xuất gia

Khi thái tử được sinh ra, các nhà tiên tri, các vị tướng sư đều tiên đoán rằng Thái tử sẽ là một bậc vĩ nhân, là người đặc biệt nhất thế gian. Trong đó, vị đạo sĩ trăm tuổi tu đã lâu trên núi Hy Mã Lạp Sơn tên A Tư Đà tâu với đức vua rằng: Con người này nếu sống đời tại gia thì sẽ là bậc Chuyển luân Thánh vương trị vì khắp bốn châu thiên hạ. Còn nếu người này mà xuất gia thì sẽ tu hành thành Phật cứu độ tất cả chúng sinh.

Đạo sĩ A Tư Đà xem tướng cho Thái tử và đưa ra lời tiên tri về cuộc đời của Ngài (ảnh minh họa)

Đạo sĩ A Tư Đà xem tướng cho Thái tử và đưa ra lời tiên tri về cuộc đời của Ngài (ảnh minh họa)

Cùng với đó, một vị tướng sư thuộc dòng Bà La Môn tên là Kiều Trần Như khi xem tướng cho thái tử cũng khẳng định chắc chắn rằng, thái tử lớn lên sẽ xuất gia.

Khi nghe được những lời tiên đoán, đức vua rất buồn. Vì vậy, nhà vua bắt đầu lên kế hoạch ngăn cản, không cho thái tử thấy biết cuộc sống thế gian có nhiều đau khổ và phiền lụy. Đức vua cho xây ba cung điện rất đẹp, có cung nữ đàn ca, hát múa, tràn ngập sung sướng.

Không những vậy, đức vua còn sắp xếp cuộc hôn nhân cho thái tử với công chúa nước lân bang là Da Du Đà La và sau này hai người sinh ra người con tên La Hầu La.

Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Da Du Đà La (ảnh minh họa)

Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Da Du Đà La (ảnh minh họa)

Mặc dù cuộc sống vợ chồng vô cùng êm đềm, giàu sang phú quý nhưng trong tâm của thái tử vẫn mong mỏi xuất gia. Ngài luôn trăn trở về giá trị của kiếp người và xác quyết rằng, xuất gia cầu đạo chính là con đường Ngài phải đi.

Vào nửa đêm ngày 08/02 Âm lịch, thái tử quyết định từ bỏ hoàng cung quyền quý, vượt thành dấn thân vào con đường xuất gia tu hành. Sau 5 năm tầm sư học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, Ngài thành tựu đạo quả, hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chúng ta thấy rằng, kể từ khi thái tử sinh ra, đức vua Tịnh Phạn luôn canh cánh, mang trong mình nỗi lo sợ thái tử sẽ xuất gia tu hành. Bởi trên cương vị là một người cha, Ngài luôn yêu thương hết mực, mong muốn thái tử được sống trong sung sướng, nhung lụa. Còn trên cương vị là một vị vua, Ngài lo lắng cho sự nghiệp của quốc gia xã tắc nên muốn thái tử sau này sẽ kế vị ngai vàng, trị vì xã tắc.

Vì vậy, đức vua đã làm đủ mọi cách để ngăn cản, mong thái tử thay đổi suy nghĩ. Nhưng tất cả đều không thể ngăn cản được quyết định đi xuất gia tìm cầu hạnh phúc giải thoát của thái tử.

Sau này, vào giây phút cuối đời, đức vua Tịnh Phạn đã được Đức Phật thuyết Pháp, khiến được giác ngộ và chứng đắc Thánh quả A La Hán, không còn sinh tử trở lại nữa.

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về đức vua Tịnh Phạn - cha của Đức Phật. Mong rằng, quý vị sẽ hiểu thêm về cuộc đời và đức hạnh của đức vua Tịnh Phạn và khởi tâm tri ân đến Ngài.

Bài liên quan
Xem thêm

Ngài Đại Ca Diếp khất thực độ bà lão nghèo – Phước báu vô lượng từ bát cháo thiu

Thư viện kiến thức🞄 31/3/2025

Ngài Ca Diếp là bậc Thánh Tăng đệ nhất đầu đà. Ngài đã từ bi thọ nhận bát cháo thiu của bà lão nghèo, giúp bà gieo trồng phước báu, thoát khỏi cảnh khổ.

Thư viện kiến thức 🞄 31/3/2025

Ngài Ca Diếp là bậc Thánh Tăng đệ nhất đầu đà. Ngài đã từ bi thọ nhận bát cháo thiu của bà lão nghèo, giúp bà gieo trồng phước báu, thoát khỏi cảnh khổ.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Niêm hoa vi tiếu: Hiểu đúng về Pháp hội truyền thừa và bổn phận của Ngài Ca Diếp

Nhân vật Phật giáo🞄 22/3/2025

Đặc biệt, Ngài Đại Ca Diếp được Đức Phật tin cậy truyền trao bổn phận gìn giữ hạnh đầu đà và kết tập kinh điển trong tương lai qua sự kiện Niêm hoa vi tiếu.

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/3/2025

Đặc biệt, Ngài Đại Ca Diếp được Đức Phật tin cậy truyền trao bổn phận gìn giữ hạnh đầu đà và kết tập kinh điển trong tương lai qua sự kiện Niêm hoa vi tiếu.

Bữa ăn cuối cùng của Đức Phật: Ngài biết trước có độc nhưng vẫn thọ thực để giáo hóa chúng sinh

Thư viện kiến thức🞄 13/3/2025

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, biết món mộc nhĩ Cunda dâng cúng có độc nhưng Ngài vẫn thọ nhận để giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh có phước báu.

Thư viện kiến thức 🞄 13/3/2025

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, biết món mộc nhĩ Cunda dâng cúng có độc nhưng Ngài vẫn thọ nhận để giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh có phước báu.

Tôn giả A Nan bạch Phật độ người nữ xuất gia, đặt nền móng cho Ni đoàn

Thư viện kiến thức🞄 06/3/2025

Tôn giả A Nan là vị đại đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật. Ngài có công lớn trong việc giúp cho người nữ được xuất gia từ sự cầu thỉnh của Di mẫu Kiều Đàm Di.

Thư viện kiến thức 🞄 06/3/2025

Tôn giả A Nan là vị đại đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật. Ngài có công lớn trong việc giúp cho người nữ được xuất gia từ sự cầu thỉnh của Di mẫu Kiều Đàm Di.

Tôn giả Nan-đà: Từ bậc vương giả đến bước ngoặt xuất gia chứng Thánh quả

Nhân vật Phật giáo🞄 06/3/2025

Ngài Nan-đà là em trai cùng cha, khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật). Trước lễ thành hôn, Ngài đã có một bước ngoặt lớn, đó là xuất gia theo Đức Phật.

Nhân vật Phật giáo 🞄 06/3/2025

Ngài Nan-đà là em trai cùng cha, khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật). Trước lễ thành hôn, Ngài đã có một bước ngoặt lớn, đó là xuất gia theo Đức Phật.

Vua Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 05/02/2025

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Bài viết 🞄 05/02/2025

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 27/01/2025

Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Đức Phật ra đời là hiếm hoi và nhân duyên làm mẹ của Ngài cũng vô cùng hy hữu.

Nhân vật Phật giáo 🞄 27/01/2025

Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Đức Phật ra đời là hiếm hoi và nhân duyên làm mẹ của Ngài cũng vô cùng hy hữu.

A Dục vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 25/01/2025

Vua Ashoka (hay còn gọi là vua A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 trước Tây Lịch.

Bài viết 🞄 25/01/2025

Vua Ashoka (hay còn gọi là vua A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 trước Tây Lịch.

Ngài Sivali - Vị Thánh Tăng mang đến phước báu, tài lộc dồi dào

Nhân vật Phật giáo🞄 24/01/2025

Thánh Tăng Sivali là đệ tử Tỳ kheo có phước báu về tài lộc bậc nhất của Đức Phật. Khi mong cầu sự hộ trì về tài lộc, mọi người sẽ cúng dường Ngài.

Nhân vật Phật giáo 🞄 24/01/2025

Thánh Tăng Sivali là đệ tử Tỳ kheo có phước báu về tài lộc bậc nhất của Đức Phật. Khi mong cầu sự hộ trì về tài lộc, mọi người sẽ cúng dường Ngài.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại, đặc biệt nhất trong lịch sử dân tộc

Bài viết🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bài viết 🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tóm lược cuộc đời Đức Phật: Hành trình giác ngộ và hoằng Pháp (Phần 1)

Nhân vật Phật giáo🞄 06/6/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (trước Tây lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...

Nhân vật Phật giáo 🞄 06/6/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (trước Tây lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...

Tiền kiếp Đức Phật cắt thân cứu đàn hổ đói - Lòng từ chấn động trời đất

Nhân vật Phật giáo🞄 12/5/2024

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Nhân vật Phật giáo 🞄 12/5/2024

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo 🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Vở kịch: Mục Liên cứu mẹ | Vu Lan 2023 | Chùa Ba Vàng

Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Cảm động tiền thân Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói

Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Câu chuyện tiền kiếp của Bồ Tát Địa Tạng - Quang Mục cứu mẹ [RẤT HAY]

Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại