trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Khối đá tôn tượng bàn chân Phật - sự linh ứng từ tâm thành kính của vua A Dục
Bài viết 14/01/2023

Khối đá bàn chân Phật tại chùa Ba Vàng được mô phỏng lại từ nguyên mẫu ở Thánh địa Bồ đề đạo tràng, Ấn Độ (nơi Đức Phật thành đạo). Kích thước bàn chân Phật trên khối đá này, đúng bằng kích thước bàn chân Phật nguyên mẫu. 

Nhân duyên là trong chuyến hành hương Ấn Độ năm 2022, chư Tăng Ni, chùa Ba Vàng đã đến đây và được chiêm ngưỡng khối đá bàn chân Phật do vua A Dục (Asoka) - vị vua thứ ba của vương triều  Mauryan, thời Ấn Độ cho xây dựng. 

Các Phật tử chụp ảnh lưu niệm tại khối đá bàn chân Phật

Các Phật tử chụp ảnh lưu niệm tại khối đá bàn chân Phật

Các bạn trẻ bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật, qua hình tượng bàn chân Phật, được khắc trên khối đá nơi vườn thiền chùa Ba Vàng

Các bạn trẻ bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật, qua hình tượng bàn chân Phật, được khắc trên khối đá nơi vườn thiền chùa Ba Vàng

Vua A Dục sinh ra vào thời điểm khoảng 300 năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Sau khi thấy giáo Pháp của Đức Phật có giá trị thiết thực với việc giáo dục con người, thậm thâm vi diệu về tâm linh, ông đã muốn giáo Pháp cao quý đó được lưu giữ lâu dài; các thế hệ nhớ và tôn kính Đức Phật - bậc vĩ nhân siêu việt đại trí tuệ. 

Chính vì vậy, ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và tài vật để phục dựng tất cả các Thánh tích về cuộc đời của Đức Phật. Trong đó, đặc biệt phải kể đến công trình là các trụ đá. Nhờ có các trụ đá đó mà ngày nay, các Thánh tích đã được khôi phục qua nhiều giai đoạn lịch sử cũng như sự tàn phá trong các cuộc chiến tranh Tôn giáo. 

Chính tâm thành tín của vua A Dục đối với Đức Phật, tâm mong muốn cho chúng sinh được lợi ích qua việc làm của ông nên Đức Phật đã linh ứng cho ông biết rõ về bàn chân của Ngài. 

Nhân duyên là trong chuyến hành hương Ấn Độ, chư Tăng Ni, chùa Ba Vàng đã đến Bồ đề đạo tràng và được chiêm ngưỡng khối đá bàn chân Phật. Khi trở về Việt Nam, Thầy trụ trì đã cho mô phỏng lại khối đá dấu ấn đôi bàn chân của Phật với rất nhiều hoa văn đặc biệt (bởi như trong kinh có ghi, Đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình) để đặt tại vườn thiền trong khuôn viên chùa với kích thước và các họa tiết bánh xe ngàn căm, lá, cây,...

Khối đá được đặt trên mô hình 36 cánh sen được chia làm hai vòng. Sen - dù có mọc trong bùn thì vẫn tỏa hương thơm ngát, đây cũng là biểu trưng cho tính vô nhiễm của đạo Phật. Xung quanh, những chiếc lá Bồ đề là biểu trưng cho trí tuệ và sự giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn, đánh dấu sự thành đạo của Ngài.

Điều đặc biệt, thuở xưa, dù Đức Phật Thích Ca đi đến nơi đâu thì bước chân của Ngài vẫn thật an lành. Bởi thế, khi đến với tiểu cảnh khối đá đôi bàn chân Phật, du khách sẽ được hướng dẫn cách cầu nguyện và đảnh lễ khối đá bàn chân của Ngài, để cầu những điều tốt đẹp bản thân trong kiếp này và nhiều kiếp về sau cũng sẽ được an lành, thành tựu.

Phật tử Phạm Thị Yến nhiễu quanh khối đá bàn chân Phật tại vườn thiền chùa Ba Vàng

Phật tử Phạm Thị Yến nhiễu quanh khối đá bàn chân Phật tại vườn thiền chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng tạc hình bàn chân Phật mục đích là để lưu truyền hình tướng bàn chân Phật, ngoài ra còn là để cho nhân dân, Phật tử và du khách cung kính lễ bái, xin Phật phù hộ cho bản thân có được mạnh khỏe, có đôi bàn chân vững chãi vượt qua mọi khó khăn, chướng ngại trong cuộc đời.