trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Ngài A-nan bạch Phật về tâm hiếu của người xuất gia
Bài viết 18/08/2019

Ngày 08/8/2019 (tức ngày 08/7 Kỷ Hợi) chùa Ba Vàng tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu và Đại Lễ Cầu Siêu Phả Độ Gia Tiên Cửu Huyền Thất Tổ. Vào buổi sáng, trước khi buổi lễ bắt đầu, Đại Đức Thích Trúc Bảo Nhiệm đã chia sẻ về tấm gương hiếu hạnh cho gần 2 vạn nhân dân, Phật tử tham dự. Đó là câu chuyện Ngài A-nan bạch Phật về tâm hiếu của người xuất gia. Liệu rằng người xuất gia khi rời bỏ thế tục, gia đình, rời bỏ công danh sự nghiệp thì có làm tròn được bổn phận là một người con có hiếu hay không?

Hàng ngàn Phật tử về chùa tham dự đại lễ Cầu siêu tại chùa Ba Vàng

Hàng ngàn Phật tử về chùa tham dự đại lễ Cầu siêu tại chùa Ba Vàng

Câu chuyện khiến Ngài A-nan phải bạch Phật về tâm hiếu của người xuất gia

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài A-nan là thị giả và cũng là một trong những đại đệ tử của Phật. Một hôm, trên đường đi vào làng khất thực, Ngài gặp một cậu bé ăn xin. Sau khi được người gia chủ cho những miếng đùi gà bổ dưỡng. Cậu bé bóc lấy phần thịt, để sang một bên và chỉ ăn phần xương của miếng đùi gà. Thấy vậy, Ngài A-nan đến trò chuyện, cậu bé kể: “Con còn cả bố lẫn mẹ, nhưng bố mẹ con bị mù. Lâu rồi con không xin được thức ăn, cho nên con đói quá. Nhưng con chỉ dám ăn phần xương thôi, phần thịt để lại cho bố mẹ. Vì bố mẹ con mù rồi, ăn xương sẽ hóc.”

Ngài A-nan bạch Phật về tâm hiếu của người xuất gia

Ngài A-nan bạch Phật về tâm hiếu của người xuất gia

Lúc đó, những người ngoại đạo đã chỉ trích rằng đứa bé ấy còn hiếu thảo hơn cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; họ nói Đức Phật là người bất hiếu, bất nghĩa, bất trung. Ngài A-nan không tin và ngoại đạo đã lý lẽ như sau: “Đức Phật sinh ra 7 ngày thì mẹ chết, sau đó lớn lên thì bỏ cha đi xuất gia gọi là bất hiếu. Là Thái tử mà không chịu làm vua chính là bất trung. Sinh con ra, không nuôi con mà đi xuất gia là bất nghĩa.” Nghe xong Ngài A-nan thấy hợp lý và về bạch với Phật.

Đức Phật dạy về cách báo hiếu của người xuất gia

Sau khi Ngài A-nan bạch Phật về những lời chỉ trích của những người ngoại đạo, Đức Phật đã tập hợp tất cả chúng đệ tử xuất gia lại và thuyết rằng: “Ta đã trải qua vô lượng kiếp sinh tử luân hồi. Ta từng làm người, từng làm voi, từng làm thần linh và cũng từng làm Chư Thiên; Ta cũng từng xuống địa ngục. Như vậy trong vô lượng kiếp, Ta cũng có vô số cha mẹ. Không những cha mẹ hiện đời của Ta đây khổ mà tất cả cha mẹ trong quá khứ của Ta cũng đang chìm đắm trong luân hồi sinh tử khổ đau. Nếu Ta chỉ lo cho cha mẹ hiện đời này mà quên đi cha mẹ đời trước thì Ta có phải là bất hiếu không?” Để Phật tử hiểu hơn về bài Pháp của Đức Phật, Đại đức Thích Trúc Bảo Nhiệm chia sẻ thêm: “Như mình có một người bạn ở quê, lúc còn nhỏ tuổi chơi rất thân nhưng lớn lên mình đi học và có một người bạn mới. Lúc đó, mình chỉ quý người bạn mới, gần gũi người bạn mới mà không thân thiết với người bạn cũ nữa thì có đáng trách hay không? Vậy nên là một người biết trước biết sau, thì mình phải trân trọng cả người bạn cũ và người bạn mới, như thế thì mới hợp tình hợp lý”.

Đức Phật diễn đàn thuyết Pháp cho các hàng đệ tử Phật

Đức Phật diễn đàn thuyết Pháp cho các hàng đệ tử Phật

Qua những chia sẻ rất gần gũi của Đại Đức Thích Trúc Bảo Nhiệm, đại chúng đã hiểu hơn về bài học tận trung, tận hiếu, tận nghĩa của Đức Phật. Qua đó, đại chúng cũng biết rằng, nếu Thái tử không xuất gia cầu đạo mà lên làm vua thì dù có là một vị vua anh minh sáng suốt, khiến đất nước thanh bình thịnh trị thì việc làm đó cũng chỉ lo được cho nhân dân trong một nước và trong khoảng thời gian chỉ mấy chục năm. Nhưng khi đi trên con đường cầu đạo Vô thượng Bồ đề, Ngài đã dùng giáo Pháp mà mình chứng ngộ được phổ độ hết tất thảy chúng sinh. Không chỉ trong vương thành Ca Tỳ La Vệ mà trên khắp cả địa cầu này từ xa xưa cho đến tận ngày nay, Giáo Pháp của Ngài đã mang lại hạnh phúc cho muôn loài, giúp cho chúng sinh biết bỏ ác làm lành, tích tập các thiện nghiệp để đời đời đều được hạnh phúc an vui. Tất cả những việc làm ấy của Đức Phật chính là tận trung.

Chùa Ba Vàng tổ chức Kính mừng Đại Lễ Phật Đản

Chùa Ba Vàng tổ chức Kính mừng Đại Lễ Phật Đản

Cũng như vậy, Thái tử bỏ lại hoàng cung, bỏ lại La Hầu La nhỏ bé vì Ngài biết rằng La Hầu La tuy còn nhỏ nhưng sẽ có người thay Ngài để chăm sóc, dạy dỗ con khôn lớn trưởng thành. Còn các con trong vô lượng kiếp của Ngài, đang lang thang trong sinh tử mà không ai dìu dắt. Ngài xuất gia cầu đạo cũng giúp cho các con của Ngài trong vô lượng kiếp được thoát khỏi vòng trầm luân sinh tử ấy. Đây đích thực là tận nghĩa.

Ngày Đức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ Đề

Ngày Đức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ Đề

Qua câu chuyện mà Đại Đức Thích Trúc Bảo Nhiệm đã chia sẻ, chúng ta hiểu được rằng, người xuất gia cầu đạo giải thoát, tu hành chân chính, trang nghiêm là một điều vô cùng đáng quý. Không những cứu độ được chính mình mà còn độ thoát được cho cha mẹ, thân nhân quyến thuộc trong nhiều đời nhiều kiếp. Cũng như đóng góp cho quốc gia, xã hội ngày một thanh bình, thịnh trị, ai ai cũng sống trọn vẹn nghĩa tình, hiếu, trung.

Hạnh Liên