trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Người thực hành hạnh “nhẫn” là người sở hữu kho báu thiện lương, có thể tránh khỏi đau khổ, chuyển nguy thành an
Bài viết 14/02/2020

“Nhẫn nhục là đức tính mà trì giới với khổ hạnh cũng chẳng bì kịp. Người có thể nhẫn nhục mới đáng gọi là bậc đại nhân có sức mạnh” - Kinh Di Giáo.
“Nhẫn” là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người. Trong bất cứ mối quan hệ nào giữa người với người rất cần chữ “nhẫn”. Người biết nhẫn trong quan hệ xã hội, thì bản thân sẽ được mọi người kính nể, yêu mến. Biết nhẫn trong gia đình thì cha mẹ, con cái thuận hòa, anh em tương kính. Nhẫn đúng lúc, đúng thời được mọi điều tốt đẹp.
Vậy thực hành hạnh “nhẫn” thế nào cho đúng theo lời Phật dạy? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về đức nhẫn nhục nhé!

Chữ “Nhẫn” nghĩa là gì?

Người xưa có câu: “Nhẫn một chút gió yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Ý nói rằng “nhẫn” đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Vậy “nhẫn” là gì? Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Theo chữ Hán, chữ “nhẫn” được cấu tạo bởi hai bộ: bộ “Đao” (con dao) và bộ “Tâm” (trái tim), được trình bày theo cấu trúc bộ “Đao” ở trên bộ “Tâm”, tức là đao cắm trong tâm. Đấy là “nhẫn”. Theo nghĩa Tiếng Việt, nhẫn là chịu đựng một cách có ý thức những điều trái ý nghịch lòng, chịu đựng được cái khó, cái khổ. Nhục nghĩa là những điều sỉ nhục, hổ thẹn, hèn kém, nhục mạ. Nhẫn nhục là chịu đựng, vượt qua sự đau khổ, nhục mạ, chê trách, đau đớn, những điều trái ý nghịch lòng một cách có tư duy, có ý thức.”
Sư Phụ cũng căn dặn, cùng một sự nhục mạ, trái ý nghịch lòng nhưng không ý thức đó là khổ thì cũng chưa được gọi là nhẫn. Một người được gọi là biết nhẫn khi tâm nhận thức được đó là khổ, đó là điều trái ý nghịch lòng mà vượt qua được.

>>> Chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập trong rừng vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết

Nhẫn nhục là chịu đựng vượt qua sự đau khổ, nhục mạ, chê trách , đau đớn, những điều trái nghịch lòng một cách có tư duy, có ý thức

Nhẫn nhục là chịu đựng vượt qua sự đau khổ, nhục mạ, chê trách,đau đớn, những điều trái nghịch lòng một cách có tư duy, có ý thức

Người biết thực hành theo chữ “nhẫn” không phải là người cam chịu, hèn kém!

Người thế gian không học đạo thấy bị mắng chửi, xúc phạm thì tức giận tìm cách đáp trả. Người nào không đáp trả, không chống cự sẽ bị mọi người xem là hèn nhát, yếu đuối. Nhưng với người tu, nhẫn nhục là đệ nhất đạo, là pháp tu thù thắng. Sư Phụ chia sẻ: “Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Nhẫn nhục là đức tính mà trì giới với khổ hạnh cũng chẳng bì kịp. Người có thể nhẫn nhục mới đáng gọi là bậc đại nhân có sức mạnh. Như người chẳng thể vui lòng nhận lời mắng chửi độc ác như uống nước cam lộ, thì chẳng thể gọi là bậc trí tuệ đã nhập đạo”. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng nhẫn là hèn kém. Cái nhẫn để chúng ta đạt được mục tiêu cao cả không phải là hèn kém. Người nhẫn được, chịu được sự mắng chửi, nhục mạ, sự độc ác giống như uống nước cam lộ đấy mới là người có trí tuệ nhập đạo. Chúng ta vào đạo mà chỉ thích khen, những lời tán tụng thì ta chưa có trí tuệ vào đạo. Chúng ta gắng thực hành, bị nhục mạ mà chúng ta thấy như uống nước cam lộ thì đấy mới là người có trí tuệ nhập đạo. Người biết làm chủ thân tâm mình mới thật là người có sức mạnh. Chứ không phải người ta chửi mắng mình một câu, mình vung tay đánh lại gọi là mạnh. Qua đây, chúng ta thấy được người nhẫn nhục không phải là người hèn kém. Người biết nhẫn nhục, biết dùng trí tuệ để mọi việc ôn hòa, không cố chấp hơn thua mới là người có bản lĩnh, có trí tuệ, sức mạnh thù thắng.

>>> Cách ứng xử thông minh khi bị người khác sỉ nhục – Vấn đáp Phật Pháp kỳ 28

Người biết chữ

Người biết chữ "nhẫn" không phải người cam chịu, hèn kém!

Người biết nhẫn đúng lúc là người thành công

Sư Phụ chia sẻ: “Hạnh nhẫn rất quan trọng với tất cả chúng ta. Người ở đời cũng phải nhẫn mới thành công. Đối với người tu học Phật càng phải hiểu về giá trị của hạnh nhẫn nhục này. Nhẫn nhục là năng lượng lớn đẩy chúng ta đến giác ngộ. Người biết nhẫn, tu hạnh nhẫn là người không ác, là người mạnh và có ích. Cho nên, dù tại gia hay xuất gia, học Phật hay không học Phật đều nên tu hạnh nhẫn để bớt các sự khổ trong cõi Sa-bà này”.
Từ lời Sư Phụ chúng ta biết rằng, nhẫn là phẩm chất tốt mà ai cũng nên thực hành. Người có đức nhẫn là người có trí tuệ, có sức mạnh và tấm lòng cao thượng. Trong cuộc sống nếu biết thực hành chữ “nhẫn” sẽ tạo cho chúng ta nhiều cơ hội phát triển, đạt được mục tiêu mong muốn.
Nếu áp dụng chữ “nhẫn” vào cuộc sống gia đình, chúng ta thấy rằng từ xa xưa, dân gian đã có tục lệ vợ chồng cưới nhau trao nhẫn. Đây là ý rất sâu xa của các bậc tiền bối: gia đình muốn hạnh phúc, êm ấm phải có chữ “nhẫn” này; để nhắn nhủ chúng ta phải biết cảm thông, thấu hiểu và thực hành đức tính “nhẫn” trong đời sống hàng ngày.

>>> Phẩm chất không thể thiếu để trở thành người thành công theo lời Phật dạy

Lời chỉ dạy của Sư Phụ về chữ nhẫn

Lời chỉ dạy của Sư Phụ về chữ nhẫn

Qua những lời Sư Phụ chỉ dạy chúng ta biết rằng nhẫn là đức tính quý báu mà nhân loại nên thực hành. Nếu ai cũng thực hành được đức nhẫn này thì thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc. Kính chúc quý Phật tử khi đọc được bài viết này sẽ rút ra cho mình những bài học bổ ích để ứng dụng thực hành vào đời sống tại gia để gia đình được yên vui, hạnh phúc.

Nguyễn Dung