trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan bồn
Bài viết 08/08/2019

"Vào mùa báo hiếu Vu lan
Kính dâng cha mẹ vô vàn hồng hoa
Cha là công tạo ra ta
Mẹ là mang nặng sinh ra chúng mình
Dù cho trọn kiếp chúng sinh
Chẳng đền đáp nổi ân tình mẹ cha
Báo hiếu – tốt nhất nên là
Tu thân tích đức – mẹ cha vui lòng."

Công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ

Công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ

Nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Báo hiếu) là một trong những ngày lễ chính không chỉ của riêng Phật giáo mà của cả dân tộc Việt. Lễ Vu Lan được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch hằng năm và trở thành ngày của truyền thống báo hiếu, báo ân, là cội nguồn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thiêng liêng lâu đời của người dân Việt. Đây cũng là dịp để những người làm con, làm cháu tưởng nhớ công ơn cha mẹ của kiếp này và nhiều kiếp trước. Vậy ngày Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ đâu?

Ngài Mục Kiền Liên đã khóc khi thấy mẹ ở trong ngục tối

Ngài Mục Kiền Liên đã khóc khi thấy mẹ ở trong ngục tối

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Ngài đại hiếu Mục Kiền Liên (một trong mười Đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình là bà Thanh Đề ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu Lan, ngày xưa Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Do mẹ của ông đã qua đời, ông thì luôn tưởng nhớ và lo lắng cho mẹ nên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm mẹ. Khi thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, Ngài đã đem cơm xuống tận địa ngục dâng mẹ. Vì đói ăn lâu ngày nên khi ăn bà Thanh Đề đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, do đó, khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Cũng theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau đó quay về trần thế tìm Đức Phật để xin cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó." Làm theo lời Phật, mẹ của Ngài Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: “Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Lễ Vu Lan ra đời từ đó.

Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan

Ngày Lễ Vu Lan chính là ngày mà Phật tử trên khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam cũng như trên toàn thế giới bày tỏ tấm lòng hiếu đạo với ông bà, tổ tiên, cha mẹ hiện tiền và nhiều kiếp trước của mình. Dù là một đứa trẻ nhỏ tuổi hay một người đã khôn lớn, trưởng thành thì cũng phải luôn ghi nhớ công ơn dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Đây là truyền thống đạo hiếu được lưu truyền từ ngàn đời nay, từ thế hệ này đến thế hệ khác và là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt và Phật tử toàn thế giới.

Thương cha xuôi ngược giữa dòng

Thương cha xuôi ngược giữa dòng

Trên cơ sở ý nghĩa tốt đẹp ấy, hằng năm vào dịp Lễ Vu Lan, chùa Ba Vàng đều tổ chức những chương trình, hoạt động ý nghĩa để ghi nhớ, tri ân công ơn của các đấng sinh thành. Nói về ngày Lễ này, trong một buổi thuyết giảng cho Phật tử, Sư phụ Thích Trúc Thái Minh từng dạy: “Đối với Đạo Phật, chữ Hiếu là trọng tâm. Cho nên trong kinh Phật có dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.” Thầy muốn qua ngày Lễ Vu Lan này, gieo duyên cho Phật tử, nhân dân thực hành hạnh hiếu. Vì dân tu chữ hiếu tốt thì đạo đức xã hội sẽ tốt, đạo đức xã hội tốt thì chính quý sẽ tốt; chính quý tốt thì xã hội sẽ được vững mạnh, phát triển. Vậy nên các Thầy đặc biệt coi trọng ngày Lễ này.” Trong ngày Lễ Vu Lan, chùa Ba Vàng cũng tổ chức cho các Phật tử về chùa tụng kinh, cầu siêu phả độ gia tiên tiền tổ; tổ chức giảng dạy về thuyết pháp, các buổi nói chuyện về đạo hiếu. Những lời lẽ chân thật, thấu tận tâm can của sư phụ về hiếu đạo và những chương trình văn nghệ ý nghĩa về tình cảm gia đình đã khơi dậy và truyền cảm hứng lan tỏa về truyền thống đạo hiếu và lấy đi nước mắt của hàng nghìn Phật tử tham dự mỗi năm.

Các Phật tử chắp tay trang nghiêm trong buổi Lễ Vu Lan 2019

Các Phật tử chắp tay trang nghiêm trong buổi Lễ Vu Lan 2019

Ngày Lễ Vu Lan là một ngày quan trọng không chỉ đối với những người làm con mà còn cả với những bậc làm cha, làm mẹ. Đây dường như là sợi dây vô hình kết nối tình yêu thương, truyền thống gia đình, dân tộc giữa các thế hệ cha mẹ và con cái.

Hạnh Liên