trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
“Như dây bầu leo” - Người tu Phật đừng ham chứng quả sớm!
Bài viết 15/01/2020

“Chúng ta phàm phu thì cứ nghĩ phải là đọc kinh Phật mới ra Pháp, còn các bậc Thánh giả thì nhìn đâu cũng thấy Pháp. Cho nên mới nói: Nhất thiết Pháp giai hữu Phật Pháp; nhìn thấy cây kèn, cây súng, con quạ, con khỉ,... cũng học được Pháp”. - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Ngày 25/12/2019 (tức ngày 30/11/Kỷ Hợi), hàng ngàn Phật tử đã gác lại những bộn bề công việc để cùng vân tập về ngôi già lam Ba Vàng lắng nghe những lời Pháp nhũ quý báu từ Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Qua buổi Pháp thoại với chủ đề: "Học từ dây bầu leo” trong kinh Mi Tiên vấn đáp, thông qua cuộc tranh luận giữa Tỳ-kheo Na Tiên và Đức vua Mi Lan Đà cùng sự chỉ dạy khúc chiết của Sư Phụ, toàn thể đại chúng đã rút ra được những bài học quý báu cho bản thân trên lộ trình tu học Phật.

Đức tính tốt đẹp của dây bầu leo mà người con Phật cần học

Khi vua Mi Lan Đà hỏi về đức tính học được từ dây bầu leo, Đại đức Na Tiên đáp: “Dây bầu leo có một điểm rất đặc biệt, là ban đầu nó bò trên đất, trên cỏ, cái vòi của nó lần tìm những cành, những cành cây khô để leo lên. Sau khi bò lên cao hoặc trên chót đọt của cây; thì cành, nhánh lá của nó mới tỏa ra, xanh tốt rồi đơm hoa kết trái. Phàm người tu phạm hạnh cũng như thế, ban đầu, tu tập những Pháp nhỏ, Pháp thấp... rồi lần hồi, biết vươn lên cao, đến chót đỉnh để tỏa cành nhánh xanh tốt, đơm hoa rồi kết A-la-hán quả.”

Chư Tăng Ni và Phật tử hướng tâm để lắng nghe những lời Pháp nhũ trong bài giảng học từ dây bầu leo của Sư Phụ

Chư Tăng Ni và Phật tử hướng tâm để lắng nghe những lời Pháp nhũ trong bài giảng "học từ dây bầu leo" của Sư Phụ

Hay như Tôn giả Xá - lợi - phất: “Dây bầu leo thường dùng cái vòi bắt dính những cành nhánh khô rồi bò lên cao, xanh tươi tốt đẹp; vị Tỳ - khưu mong được quả A-la-hán cũng phải biết vin vào những pháp tu tập ban đầu, nắm bắt từng thành quả từ thấp lên cao để tiến triển đến quả vị của bậc Vô học.”

Chư Tăng chăm chú ghi chép lại những lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

Chư Tăng chăm chú ghi chép lại những lời giảng của Sư Phụ

Chư Ni ghi lại những lời Pháp quý giá Sư Phụ truyền trao trong bài giảng: Học từ cây bầu leo

Chư Ni ghi chép lại những lời Pháp quý giá Sư Phụ 

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng chia sẻ cho đại chúng biết về những công dụng rất hữu hiệu của cây bầu và sự “thông minh” đặc biệt của nó. Sư Phụ giảng giải: “Những cái vòi, cái tay của cây bầu, cây bí tất cả đều giống nhau là nó xoắn theo chiều kim đồng hồ và xoắn rất chặt. Bao giờ cảm thấy chắc rồi thì nó mới không xoắn tiếp nữa. Nhờ thế mà cây leo được lên cao. Cây bầu không phải loài hữu tình mà cũng biết mình không thể tự leo lên cao được vì là loài thân mềm, rất yếu đuối. Thế mà nó biết tựa vào những cành cây chắc để leo được lên cao. Cho nên, chúng ta là người tu mà biết nương tựa vào những thắng duyên tốt đẹp thì cũng được rất nhiều lợi ích. Cây bầu biết nương vào cành cao để vươn lên hấp thụ ánh nắng, lá xanh tốt rồi mới trổ hoa, kết quả. Cho nên người tu chúng ta phải học được đức tính này của nó”.

Phật tử về chùa Ba Vàng học Pháp chật kín chính điện tầng 2 

Phật tử về chùa học Pháp chật kín chính điện tầng 2 

Bất kể là người tu xuất gia hay người tu tại gia cũng đều phải học cây bầu. Ở đời, mọi sự thành tựu đều phải trải qua một quá trình, không thể đốt cháy giai đoạn, không thể bỏ qua một công đoạn nào; phải từng bước, từng bước thứ lớp đi lên và thành tựu. Sư Phụ lấy ví dụ về việc đọc chữ giúp đại chúng hiểu thêm; để đọc được chữ, đầu tiên phải học chữ cái, rồi mới biết ghép chữ, đánh vần. Chứ không thể bỏ qua công đoạn học chữ cái mà biết đọc được ngay. Tu học Phật cũng như vậy, nó là một lộ trình, một con đường phải đi qua tuần tự từ thấp đến cao, không thể bỏ được.

Tuần tự thứ lớp trong tu học Phật Pháp

Hiện nay, một số người Phật tử mong muốn tu làm sao để nhanh đắc quả, nhanh thành Phật, thành Thánh nên tu với tâm mong tìm được Pháp môn tu dễ, tu nhanh. Tuy nhiên, Sư Phụ chỉ dạy: “Chúng ta phải biết rằng, đối với Phật Pháp, không có Pháp môn nào gọi là dễ hơn Pháp môn nào, nhanh hơn Pháp môn nào. Thầy khẳng định là không có. Chỉ có vấn đề là chúng ta tu đúng phương pháp hay không thôi. Đúng phương pháp, tùy nghiệp duyên của mình, mình sẽ thành. Nghiệp nặng thì lâu, nghiệp nhẹ thì nhanh. Pháp nào cũng phải công phu, khổ luyện, cũng phải miệt mài; chứ không có Pháp nào nhanh tắt hơn. Đã nói tu là cứ kiên trì tu. Thầy dạy một Pháp là cứ yên ổn tu Pháp đó. Bao giờ thành tựu rồi mới bước tiếp”. Nếu người tu học Phật mà lại ngại vất vả, mong tìm phương pháp tu nhanh để đỡ mệt, muốn nhanh đắc quả để nghỉ ngơi, hưởng thụ thì thể hiện rõ là người đó rất thiếu kiên nhẫn, mắc bệnh lười lại ham hưởng thụ.

Phật tử chăm chú ghi chép lời giảng của Sư Phụ

Phật tử chăm chú ghi chép lời giảng của Sư Phụ

Phương pháp tu tập quả Thánh

Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Cuồng tâm tự hết, tức Bồ Đề”. Cuồng tâm là tâm điên đảo, tâm lăng xăng suy nghĩ của chúng sinh. Sư Phụ chia sẻ: “Sạch hết phàm tình, tự nhiên là Thánh”. Vậy phàm tình là gì? Tham lam, ích kỷ; còn yêu, còn ghét là phàm. Đố kị, kiêu mạn cũng là phàm tình. Muốn hết được tâm đố kỵ, cần phải huân tập cho mình tâm tùy hỷ một cách chân thật. Bởi tâm tùy hỷ diệt được tâm đố kỵ, sinh ra phước báu rất lớn; công đức của người tùy hỷ lớn bằng công đức của người cúng dường. Vậy nếu muốn thành Thánh, mỗi người con Phật gắng tu làm sao sạch hết phàm tình. Mỗi tối tại chùa Ba Vàng, chư Tăng, Ni và Phật tử công quả đều thực hành Pháp kiểm tâm. Kiểm điểm xem hôm nay mình có sân si không, có ăn tham không, có lười làm việc không?... Mỗi người con Phật cần phải kiểm lại tâm, nhặt phàm tâm ra, ngày ngày gột rửa, gọt giũa tâm mình sạch khỏi những phàm tình ấy. Đó là phương pháp tu tập chân chính.

Chính điện chùa Ba Vàng trong thời Pháp học từ dây bầu leo

Chính điện tầng 2 chùa Ba Vàng trong thời Pháp "học từ dây bầu leo"

Như vậy, đã là con Phật thì phải học Đức Phật, cũng như Ngài Na-tiên đã nói, phải đi từng bước. Bắt đầu từ những pháp thấp, pháp nhỏ, rồi lần hồi mới vươn lên cao đến chót đỉnh để tỏa cành nhánh xanh tốt. Từ đó sẽ đơm hoa, kết quả A-la-hán. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chỉ dạy: “Các Phật tử tại gia trước tiên phải thọ Tam quy Ngũ giới, thực tập giữ năm giới cho tốt rồi thực tập giữ tám giới trong ngày tu Bát Quan Trai. Các Thầy ở chùa cũng thế, tu đến lúc nào các Thầy lớn thấy đủ mới cho mình thọ Sa-di. Thọ Sa-di rồi, đủ đức hạnh nhất định mới được thọ Tỳ-kheo. Trong đạo cũng phải như thế, việc tu tập nhất thiết phải tuần tự thứ lớp. Như Ngài Na-tiên đã dạy, Pháp nhỏ không bỏ, Pháp thấp cũng không được bỏ”.

Đại diện Phật tử dâng lời tạ Pháp, tri ân Sư Phụ

Đại diện Phật tử dâng lời tạ Pháp, tri ân Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

Như vậy, việc tu học giáo Pháp của Đức Phật là phải chân thật tu tập, thành tựu từ những việc nhỏ, từ những giới căn bản. Bởi mỗi con người sinh ra đã tích lũy ác nghiệp từ vô thủy kiếp cho đến nay, nên phải kiên nhẫn tu tập để mài giũa, gột bỏ dần dần những ác nghiệp bất thiện đó. Ngày ngày, mỗi người Phật tử cần soi gương tâm của mình, nếu gương bẩn nhơ chỗ nào thì lau sạch nó. Tu như vậy mới có hy vọng đến ngày sạch phiền não, sạch phàm tâm. Lúc đó, tâm Bồ Đề tự khắc hiển hiện. Sư Phụ chia sẻ: “Con đường tu đạo là như vậy. Tu đến đâu chắc đến đó, đừng ham tu nhanh, tu vội, ham mau đắc quả. Như vậy rất dễ bị lạc đường. Thầy mong đại chúng hiểu được bài kinh này để ứng dụng vào việc tu, chân thật thực hành lời Phật dạy”.