trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Rằm tháng 7 là ngày gì? Là ngày chư Tăng tự tứ, ngày lễ Vu Lan hay ngày Xá tội vong nhân?
Bài viết 16/08/2020

Rằm tháng 7 được biết đến là ngày cháu con báo hiếu, đền đáp ân nghĩa sâu dày của cha mẹ, ông bà, tiên tổ. Đây là truyền thống văn hóa đã khắc sâu trong tâm thức của bao thế hệ con Rồng cháu Tiên. Bên cạnh đó, Rằm tháng 7 cũng được gọi là ngày chư Tăng tự tứ, ngày lễ Vu Lan, ngày Xá tội vong nhân. Vậy ý nghĩa của các tên gọi này là gì? Xin mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

#1 Rằm tháng 7 là ngày kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ

Thời Đức Phật còn tại thế, tại Ấn Độ vào ba tháng mùa mưa, các loài côn trùng bò ra ngoài nhiều. Chư Tăng đi lại hay khi khất thực có thể giẫm đạp chết côn trùng khiến tổn hại lòng từ bi. Cho nên, Đức Phật đã chế ra điều luật trong ba tháng này, chư Tăng tập trung ở một nơi để cùng nhau tu tập, trau dồi giới đức; từ đó thúc liễm thân tâm, tăng trưởng đạo hạnh. Ở nước ta, mùa an cư kiết hạ thường bắt đầu từ Rằm tháng 4 và kết thúc vào Rằm tháng 7. Kết thúc ba tháng an cư, đến ngày Rằm tháng 7 thì chư Tăng sẽ tụ hội về một nơi làm lễ tự tứ để giải hạ.

Rằm tháng 7 (hay còn gọi là ngày chư Tăng tự tứ), sau khi kết thúc ba tháng an cư, chư Tăng sẽ tụ hội về một nơi làm lễ tự tứ để giải hạn

Rằm tháng 7 (hay còn gọi là ngày chư Tăng tự tứ), sau khi kết thúc ba tháng an cư, chư Tăng sẽ tụ hội về một nơi làm lễ tự tứ để giải hạn

Ngày tự tứ được gọi là ngày Chư Phật hoan hỷ. Bởi sau ba tháng tu học, rèn luyện, thúc liễm thân tâm, chư Tăng kiểm điểm giới đức, chỉ lỗi, soi sáng cho nhau để tiến bộ hơn. Và cũng vào ngày này, nếu ai cúng dường Tăng chúng sẽ được nhiều phước báu.

#2 Ngày lễ Vu Lan báo hiếu - Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, được xuất phát từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề. Khi còn sống, bà Thanh Đề không có lòng tin kính Tam Bảo, keo rít bỏn xẻn, lại thường xúc phạm và làm nhục chúng Tăng. Khi mẹ mất, vì thương xót mẹ nên Ngài đã dùng thiên nhãn soi khắp cõi người, cõi trời để tìm mẹ mà không thấy.

Cho đến khi Ngài thấy mẹ đang đọa là một ngạ quỷ, bụng to như cái trống mà cổ nhỏ như cái kim, chịu đói khát rất khổ sở. Vì thương xót mẹ, Tôn giả đi khất thực xin một bát cơm mang xuống dâng cho mẹ. Khi thấy bát cơm, bà Thanh Đề sợ chúng ngạ quỷ xung quanh cướp mất nên vội vàng lấy tay che bát cơm lại trực ăn một mình. Không thể ngờ, lập tức bát cơm biến thành than hồng và bà không thể ăn được. Dù rất thương mẹ nhưng Tôn giả Mục Kiền Liên cũng không thể cứu được bà Thanh Đề nên Ngài đã về bạch Phật xin lời chỉ dạy. Đức Phật có chỉ dạy Ngài rằng đến ngày chư Tăng tự tứ thì sắm sửa vật thực cúng dường tứ sự (thuốc men, ăn uống, y phục, chỗ nằm) đến chúng Tăng, thập phương Tăng. Và lấy phước báu đó cùng sự chú nguyện của chư Tăng hồi hướng cho mẹ thì mẹ sẽ hết tội và được sinh thiên. Vâng lời Đức Phật, vào ngày chư Tăng tự tứ Ngài Mục Kiền Liên đã thiết đại lễ cúng dường trai Tăng. Ngài cũng thỉnh chư Tăng chú nguyện hồi hướng công đức phúc báu cho mẹ. Nhờ đó, bà Thanh Đề cùng rất nhiều ngạ quỷ và tội nhân trong địa ngục đã được sinh thiên.

Nhờ tâm đại hiếu của Ngài Mục Kiền Liên mà hằng năm, mỗi mùa Vu Lan, chúng ta có cơ hội được thực hành hạnh hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên - những người có công sinh thành, dưỡng dục với mình.

Nhân duyên Rằm tháng 7 gọi là ngày lễ Vu Lan là xuất phát từ câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ

Nhân duyên Rằm tháng 7 gọi là ngày lễ Vu Lan là xuất phát từ câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ

#3 Rằm tháng 7 là ngày Xá tội vong nhân

Không chỉ được biết đến là ngày chư Tăng tự tứ, ngày lễ Vu Lan, trong dân gian Rằm tháng 7 còn là ngày Xá tội vong nhân. “Xá” tức là hóa giải, tha tội , “vong nhân” là những người đã mất.

Ngày Rằm tháng 7 chúng ta biết cúng dường đến chúng Tăng và hồi hướng phước báo đến thân quyến đã mất thì họ sẽ thoát khỏi cảnh khổ trong địa ngục

Ngày Rằm tháng 7 chúng ta biết cúng dường đến chúng Tăng và hồi hướng phước báo đến thân quyến đã mất thì họ sẽ thoát khỏi cảnh khổ trong địa ngục

Trong kinh Vu Lan Bồn có kể rằng nhờ Mục Kiền Liên cúng dường lên Phật và chúng Tăng mà rất nhiều vong nhân trong địa ngục, ngạ quỷ được siêu sinh, tái sinh về thiên cung. Gọi Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, ngày chư Tăng tự tứ, hay ngày Xá tội vong nhân đều đúng. Đây là ngày rất ý nghĩa, đề cao việc con cháu báo hiếu, đền ơn đáp nghĩa với những người đã mất. Trong ngày này, con cháu nên làm phúc, bố thí cúng dường Tam Bảo và hồi hướng phước báu đó đến cho tiên tổ, ông bà, cha mẹ, và các quyến thuộc đã quá vãng thì họ tăng thêm phước báu, có cơ duyên sinh lên những cảnh giới cao hơn.

Hy vọng qua bài viết này, quý Phật tử và bạn đọc sẽ hiểu được ý nghĩa của Rằm tháng 7. Chúc các Phật tử và gia đình đón Rằm tháng 7 với nhiều việc làm thiện lành, gieo được nhiều thiện nghiệp; từ đó tăng trưởng công đức, đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình.

Hạnh Tâm Diệu

Bài liên quan