trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền
Bài viết 08/01/2024

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết cổ truyền) được xem là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm của người dân Việt Nam; bởi nó gắn liền với đời sống tâm linh cũng như giá trị tình cảm trong mỗi người.

Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy sau một năm bận rộn; quây quần bên mâm cỗ đoàn viên.

Vậy Tết Nguyên đán năm nay vào ngày mấy? Tết có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt? Chùa Ba Vàng xin gửi tới quý độc giả bài viết sau qua lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Tết Nguyên Đán là gì?

“Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên vẹn, “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm. “Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm.

Năm nay, mùng 1 Tết năm Giáp Thìn là Thứ Bảy, ngày 10/2/2024.

>> Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật các bài văn khấn tết 2024

Tết Nguyên Đán - một nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam (ảnh minh họa)

Tết Nguyên Đán - một nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam (ảnh minh họa)

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), lịch nghỉ Tết Âm lịch chung của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2024 gồm 7 ngày: Từ thứ Năm - 08/02/2024 (tức 29/12/Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 (tức 05/01/Giáp Thìn).

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

1. Dịp gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ

Đối với dân tộc Việt Nam, ngày Tết đã trở thành một ngày sum họp, đoàn viên, ngày lễ có ý nghĩa về mặt tâm linh, thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình. 

Con cháu đi làm ăn, công tác xa đều chọn ngày Tết để trở về với quê hương của mình. Nơi đó có tổ tiên, ông bà, cha mẹ cùng ăn Tết; cúng lễ tổ tiên; cùng quây quần bên nhau sau một năm bôn ba vất vả, tất cả ngược xuôi. 

Đây là dịp để gia đình tổng kết một năm cũ, đón chào năm mới, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.

Gia đình đoàn viên, sum họp, quây quần trong thời khắc đón chào năm mới

Gia đình đoàn viên, sum họp, quây quần trong thời khắc đón chào năm mới

2. Mốc đánh dấu sự đổi mới trong cuộc đời

Đạo Phật quan niệm đời người giống như một dòng sông trôi chảy và thời gian cũng vậy. Trong cuộc sống, có những người mắc lỗi lầm trong quá khứ hay mong muốn rằng, họ sẽ có một điều gì đó thay đổi trong năm mới. Cho nên, họ phát nguyện lấy ngày mùng một Tết là ngày mình sẽ sống mới, đổi mới. 

Nhiều người chọn ngày Tết là ngày mình sẽ sống mới, đổi mới

Nhiều người chọn ngày Tết là ngày mình sẽ sống mới, đổi mới

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Từ lâu trong dịp Tết cổ truyền, người Việt Nam có nhiều phong tục tập quán ý nghĩa, thể hiện được nét đặc trưng của văn hóa người Việt. Một số phong tục nổi bật được liệt kê sau đây.

1. Cúng Ông Công Ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo về chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ với Ngọc Hoàng trong một năm qua. 

Tuy nhiên, theo quan điểm đạo Phật, ông Công ông Táo chỉ là tên gọi dân gian đặt. Chúng ta cúng ông Công ông Táo tức là hướng tâm tới các vị Chư Thiên, Chư Thần. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

2. Tỉa chân nhang

Theo quan niệm dân gian, hằng năm, các gia đình thường tỉa chân nhang vào ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Tuy nhiên, theo quan điểm đạo Phật, việc tỉa chân nhang hoàn toàn có thể làm hằng ngày, không cần đợi đến ngày ông Công ông Táo, bởi nếu chân nhang đầy sẽ gây ra hỏa hoạn. 

Xem thêm: Cách tỉa chân nhang đúng nhất

Việc tỉa chân nhang nên làm hằng ngày để giữ cho bàn thờ luôn được trang nghiêm, sạch sẽ

Việc tỉa chân nhang nên làm hằng ngày để giữ cho bàn thờ luôn được trang nghiêm, sạch sẽ

3. Cúng giao thừa

Đêm giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng đối với mỗi người bởi đó là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Chính vì vậy, mọi gia đình đều chú trọng tới việc cúng lễ đêm giao thừa với hy vọng một năm mới thật nhiều may mắn và tốt đẹp.

Xem thêm: Chuẩn bị mâm cúng giao thừa thế nào để được “phát tài”, “phát lộc”

Mâm cúng giao thừa ngày Tết (Ảnh minh họa)

Mâm cúng giao thừa ngày Tết (Ảnh minh họa)

4. Lì xì Tết

Việc cha mẹ giáo dục cho con trẻ hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì ngày Tết, cách đón nhận tiền mừng tuổi là điều rất quan trọng. 

Bởi khi con trẻ hiểu và biết trân trọng tấm lòng của người tặng thì phong tục này sẽ trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ trong việc nhận lì xì

Lì xì Tết là một phong tục văn hóa tốt đẹp trong dịp đầu xuân

Lì xì Tết là một phong tục văn hóa tốt đẹp trong dịp đầu xuân

5. Chúc Tết

Vào dịp Tết, người Việt thường tặng nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, mong cho người thân, bạn bè của mình được an lành, hạnh phúc và thành công. 

Đặc biệt, những lời chúc chân thành, yêu thương sẽ phát sinh phúc báu, may mắn tới mỗi người.

Xem thêm: Chúc Tết thế nào để nhận được nhiều phúc báu

Chúc Tết gửi gắm các điều tốt lành tới những người thân yêu

Chúc Tết gửi gắm các điều tốt lành tới những người thân yêu

Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả sẽ hiểu hơn về Tết Nguyên đán và những phong tục tập quán trong dịp này. Hãy xem các bài viết về phong tục trên để biết cách thực hành sao cho được lợi ích và may mắn nhất nhé! 

Một mùa xuân mới sắp sang, chúc cho những nguyện cầu thiện lành của mỗi người được thành tựu. 

Bài liên quan