Mục Lục [Ẩn]
- Những lưu ý khi tỉa chân nhang để không bị phạm tâm linh
- 1.Tỉa chân nhang có được xê dịch bát hương không?
- 2. Tỉa chân nhang vào ngày nào?
- 3. Tỉa chân nhang để lại mấy chân?
- 4. Ai là người được tỉa chân nhang?
- Cách xử lý tro và chân nhang sau khi tỉa chân nhang
- Một số gia đình đã ứng dụng cách rút tỉa chân nhang
Vào mỗi dịp cuối năm, nhiều gia đình băn khoăn về cách tỉa chân nhang sao cho đơn giản mà không phạm tâm linh, giúp thu hút tài lộc và thuận lợi trong cuộc sống.
Để tỉa chân nhang an tâm, không lo động vào bát hương hay hao hụt tài lộc trong năm mới, kính mời quý vị tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Những lưu ý khi tỉa chân nhang để không bị phạm tâm linh
1.Tỉa chân nhang có được xê dịch bát hương không?
Gia chủ hoàn toàn có quyền bao sái (lau chùi), xê dịch bát hương để dọn dẹp sạch sẽ và đặt lại chỗ cũ mà không có vấn đề gì. Tương tự, ban thờ cũng thế, chúng ta có thể xê dịch các đồ thờ để quét dọn.
Bởi, bát hương, cây nhang là vật để gia chủ bày tỏ sự tôn kính đối với thế giới tâm linh, có thể là ông bà tiên tổ hoặc thần Phật; là nơi để chúng ta trú tâm, hướng tâm đến. Nếu hướng tâm, trú tâm được rồi thì chúng ta có thể không cần bát hương cũng được. Cho nên, nhiều quốc gia trên thế giới không dùng bát hương nhưng vẫn có câu chuyện tâm linh của họ. Bát hương cũng không phải nơi để thế giới vô hình, ông bà tổ tiên trú ngụ.
Từ đó, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của bát hương để nhẹ nhàng hơn về tâm lý; bớt lo lắng, không sợ đụng chạm vào bát hương nữa.
Tuy nhiên, dù thế giới tâm linh không trú ngụ trong bát hương, nhưng việc để lẫn lộn vị trí bát hương sau khi tỉa chân nhang, bao sái là điều không nên. Khi đã được chư Tăng chú nguyện bát hương thì chúng ta nên tôn trọng, cố gắng nhớ để tránh lẫn lộn vị trí.
2. Tỉa chân nhang vào ngày nào?
Chúng ta có thể tỉa chân nhang hàng ngày, không phải đợi đến ngày ông công ông táo mới được tỉa.
Việc để chân nhang lùm xùm có thể khiến bát hương và ban thờ không được sạch sẽ và trang nghiêm, đồng thời có nguy cơ bốc cháy nguy hiểm.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành
3. Tỉa chân nhang để lại mấy chân?
Sau khi bao sái bát hương, chúng ta có thể để lại mỗi bát hương 3 - 5 chân nhang.
Ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo); năm chân nhang tượng trưng cho ngũ phúc (năm điều phúc lành hoặc huyết thống năm đời).
Lưu ý: Trước khi tỉa chân nhang, quý vị chắp tay bạch theo văn khấn xin tỉa chân nhang như sau: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (hoặc Nam mô A Di Đà Phật), con xin phép được bao sái bát hương ạ”.
4. Ai là người được tỉa chân nhang?
Trong Phật giáo rất bình đẳng, việc cúng lễ, lau chùi, tỉa chân nhang không phân biệt nam hay nữ, kể cả phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt; miễn là họ giữ vệ sinh sạch sẽ.
Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là quan niệm của một xã hội cũ trọng nam khinh nữ. Họ coi nhẹ người phụ nữ và cho rằng, việc tế tự, thờ cúng chỉ có nam giới mới kết nối được với thần linh, còn nếu là nữ giới sẽ kéo theo ma quỷ. Đó là quan niệm sai lầm.
Cho nên, phụ nữ hay nam giới đều thắp hương, tỉa chân nhang, khấn vái, dọn dẹp ban thờ được bình thường.
Cách xử lý tro và chân nhang sau khi tỉa chân nhang
Sau khi tỉa xong, gia chủ có thể để chân nhang ở nơi sạch sẽ (có thể là bồn hoa, gốc cây sạch), hoặc mang đi hóa, lấy tro bón vào gốc cây.
Đặc biệt lưu ý, nếu những đồ liên quan đến thờ cúng như hoa, quả, chân nhang,... dù đã héo, tàn, mà từng dâng cúng Phật, thì không nên bỏ vào nơi dơ dáy, thiếu trang nghiêm. Vì như vậy thể hiện tâm chưa được lành thiện, cung kính.
Một số gia đình đã ứng dụng cách rút tỉa chân nhang
Chị Đặng Thị Như Quỳnh, hiện đang là làm tại Công ty Cổ Phần Hanpak đã thực hành cách rút tỉa chân nhang trên, chị chia sẻ: “Trước đây, ban thờ nhà mình khá bừa bộn do ảnh hưởng bởi những quan niệm cũ như để tàn hương càng nhiều thì càng nhiều lộc, đến ngày 23 tháng Chạp mới được tỉa chân nhang,...
Khi biết đến cách tỉa chân nhang này, mình thấy an lạc hơn trước nhiều! Mình thấy thanh tịnh hơn khi bàn thờ được sạch sẽ, trang nghiêm. Và từ khi bắt đầu thực hành như vậy, cuộc sống mình không xảy ra biến cố gì, công việc vẫn rất phát triển”.
Anh Nguyễn Thế Huyên, hiện ở thôn Phú Quân, xã Thịnh Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, công tác tại trường THCS Cẩm Giàng, bày tỏ quan điểm của mình về cách tỉa chân nhang:“Trước kia, khi nói đến bát hương, ban thờ, mình rất sợ, lo lắng, có bụi cũng không dám động vào.
Sau khi hiểu được bản chất của bát hương là để hướng tâm, kết nối tâm mình với ông bà, tổ tiên, thì mình không còn bị nặng nề bởi những quan điểm cũ nữa. Với mình, quan trọng hơn hết là tâm mình biết thành kính, tưởng nhớ và biết ơn ông bà, tổ tiên.
Mình đặt bát hương ra, lau dọn sạch sẽ rồi để lại chỗ cũ. Mọi thứ đều rất an ổn, không bị ảnh hưởng đến cuộc sống như lời mọi người truyền tai nhau”.
Chị Hà Thị Bích Ngà đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, số 43, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội bộc bạch: “Mình bị ảnh hưởng bởi những quan niệm xưa của gia đình như xê dịch bát hương sẽ gặp những điều xui xẻo, tỉa chân nhang 1 năm 1 lần,... Nhưng khi thực hành theo cách tỉa chân nhang này, một thời gian sau thì mình không thấy có hiện tượng tâm linh gì.
Mình đã hướng dẫn cho người bạn của mình thực hiện và bạn mình có nói rằng bát hương thông thoáng, thanh tịnh hơn”.
Trên đây là những lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh và sự thực hành của các gia đình về cách tỉa chân nhang đơn giản, giúp bàn thờ luôn trang nghiêm và thanh tịnh mà không lo phạm tâm linh. Chúc quý vị một năm mới bình an, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn.
Bài viết🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết 🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết 🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết 🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết 🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết 🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết 🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết 🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết 🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết 🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết 🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết 🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết 🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết 🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết 🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết 🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...
Bài viết 🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...