trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Ý nghĩa 7 bước hoa sen khi Đức Phật Thích Ca đản sinh
Bài viết 27/04/2020

“Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Ba ngàn thế giới đón Như Lai”.

Trong lịch sử Phật giáo có ghi lại một sự kiện vô cùng đặc biệt khi Đức Phật vừa đản sinh, Ngài đã bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở dưới chân. Đến bước thứ 7, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

Vậy ý nghĩa 7 bước hoa sen đó là gì? Mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây qua chia sẻ trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Mỗi bước chân Thái tử (Đức Phật Thích Ca) bước đi đều có các ý nghĩa rất đặc biệt và vô cùng vi diệu

Mỗi bước chân Thái tử (Đức Phật Thích Ca) bước đi đều có các ý nghĩa rất đặc biệt và vô cùng vi diệu

Bước chân thứ nhất: Bồ Tát nhìn về phương Đông - Ngài sẽ là người dẫn đường cho các chúng sinh

Về ý nghĩa bước chân thứ nhất, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Bước chân thứ nhất Ngài bước đi, Ngài nhìn về phương Đông, phía mặt trời mọc. Mặt trời đem đến ánh sáng cho thế gian. Ngài muốn thị hiện cho chúng sinh biết rằng Ngài là bậc Đạo Sư tối thượng, là ánh sáng trí tuệ đem đến cho chúng sinh trong đời này”.

Thật vậy, sau khi chứng đắc đạo quả Vô thượng Bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ trở thành vị Phật toàn giác thấu tỏ mọi sự trên thế gian này. 49 năm thuyết Pháp cùng sự giác biết về chân lý cuộc đời và con đường thoát khổ, Ngài đã mang ánh sáng trí tuệ siêu việt của mình dẫn đường cho chúng sinh bước đến giải thoát an vui.

Bước chân thứ hai: Bồ Tát nhìn về phương Nam - Ngài sẽ làm ruộng phước lành cho tất cả chúng sinh

Bước chân thứ hai, Ngài nhìn về phương Nam. Ngài thị hiện để chúng sinh biết rằng: Ngài là ruộng phước điền tối thắng cho tất cả chúng sinh. Và điều đó đã trở thành sự thật. Sau khi tu hành thành Phật, ai có nhân duyên cúng dường đến Ngài dù chỉ là một mảy may cũng được lợi ích vô cùng thù thắng.

Trong kinh Mi Tiên vấn đáp, bài “Điều lành nhỏ, phước quả lớn, điều ác lớn, tội báo nhỏ”, bậc Thánh A-la-hán Na Tiên kể câu chuyện một người tội nhân bị chặt cụt cả chân cả tay, miệng ngậm một cành hoa sen với tác ý thành kính dâng cúng dường Đức Phật Thích Ca. Sau khi thọ nhận, Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo rằng: “Nhờ phước đức này mà trong suốt chín mươi mốt kiếp sắp tới, người bị cụt tay chân kia khỏi bị đọa vào ba đường dữ, được sinh lên cõi Trời hưởng hết phước báu mới sinh lại làm người”.

Bước chân thứ ba: Bồ Tát nhìn về phương Tây - Đây là thân cuối cùng của Ngài

Bước chân thứ ba, Ngài ngoảnh mặt nhìn về phía Tây, thị hiện cho chúng sinh biết rằng đây là thân cuối cùng của Ngài trong vòng luân hồi sinh tử. Sư Phụ giảng giải: “Phía Tây là phía an nghỉ, nghỉ ngơi. Chúng ta có mặt trời mọc phía Đông, lặn ở phía Tây. Đức Phật Di Đà ở phía Tây. Hay cha mẹ mất, thì chúng ta bảo: Cha mẹ chúng tôi về phía Tây. Tức là chỗ ngơi nghỉ vĩnh viễn, mặt trời lặn, gác núi rồi. Như vậy, Ngài xoay mặt về phía Tây có nghĩa đ ây là thân cuối cùng của Ta”.

Thật vậy, ở kiếp sống cuối cùng này, sau khi chứng đắc quả vị Phật, Ngài đã chấm dứt hoàn toàn khổ đau, dứt hẳn mọi ô nhiễm, cấu uế trong tâm và không còn tái sinh vào lục đạo luân hồi nữa.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về ý nghĩa của bảy bước hoa sen khi Đức Phật Thích Ca đản sinh (ảnh minh họa)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về ý nghĩa của bảy bước hoa sen khi Đức Phật Thích Ca đản sinh (ảnh minh họa)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về ý nghĩa của bảy bước hoa sen khi Đức Phật Thích Ca đản sinh (ảnh minh họa)

Bước chân thứ tư: Bồ Tát nhìn về phương Bắc - Ngài sẽ đắc đạo Vô thượng Bồ đề ngay trong kiếp này

Bước chân thứ tư, Ngài xoay mặt về phía Bắc, thị hiện cho chúng sinh biết rằng: Ngài sẽ đắc đạo Vô thượng Bồ Đề ngay trong kiếp này. Sau năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề - Ngài đã đắc đạo Vô thượng trở thành vị Phật toàn giác trên thế gian.

Bước chân thứ năm: Bồ Tát nhìn phương dưới - Ngài sẽ hàng phục các loài ma

Bước chân thứ năm, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giải thích: “Bước chân thứ năm, Ngài nhìn xuống phương dưới, thị hiện cho chúng sinh biết rằng: Sự xuất hiện của Ngài trong cuộc đời này để hàng phục các loài ma. Ma quỷ ở phương dưới, cao thượng cao quý thì phương trên.

Vậy nên, Ngài nhìn xuống dưới để thị hiện cho chúng sinh biết: Ngài ra đời là hàng phục các loài ma”.

Bước chân thứ sáu: Bồ Tát nhìn phương trên - Ngài là chỗ quy y cho Trời và người

Bước chân thứ sáu, Ngài nhìn lên phương trên, thị hiện cho chúng sinh biết rằng: Sự xuất hiện của Ngài là chỗ quy y cho tất cả Trời và người. Sư Phụ giảng giải: “Ngài nhìn lên phía trên – cõi Trời thị hiện cho chúng ta thấy: Ngài là chỗ để cho chúng ta quay về nương tựa. Cõi Trời, cõi người quay về nương tựa nơi Ngài. Bởi tất cả chúng sinh phải nương tựa vào Ngài mới thoát ly được luân hồi sinh tử. Như vậy là đã sáu bước chân, Ngài bước sáu bước chân này là đi hết cả toàn cầu vũ trụ”.

Bước chân thứ bảy: Bồ Tát một tay chỉ trời, một tay chỉ đất

Ở bước chân thứ bảy, Ngài dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và tuyên bố rằng:

“Thiên thượng thiên hạ,

Duy ngã độc tôn”.

Như lời Sư Phụ giảng giải: “Thiên thượng” là trên trời, “thiên hạ” là dưới trời. “Duy ngã” là chỉ có ta. “Độc tôn” tức là độc nhất, tôn quý nhất.Câu nói của Ngài có nghĩa là: “Trên trời, dưới trời Ta là bậc tối quý nhất”. Ngài tuyên bố như vậy để chúng ta biết đường, biết nơi mà tìm về quy hướng, nương tựa.

Nhiều học giả khi tìm hiểu về sự kiện Đức Phật đản sinh cho rằng giáo lý đạo Phật dạy vô ngã vị tha, không kiêu mạn; vậy tại sao khi vừa mới ra đời Đức Phật Thích Ca lại có tuyên bố hùng hồn như vậy?

Sư Phụ giảng giải: “Đó là một tuyên ngôn bất hủ và rất đúng. Xét về công hạnh, về chân đức, thật đức thì không ai bằng Ngài. Ngài tuyên bố như vậy không phải là kiêu mạn. Đức Phật xét thật sự về đức, về công hạnh của Ngài thì Ngài là tôn quý nhất, không ai bằng được Ngài; dù là chư Thiên, Phạm Thiên cũng không thể sánh bằng. Cho nên Ngài tuyên bố như vậy mà không phải hổ thẹn, điều đó là hoàn toàn đúng. Bất kỳ ai gặp Phật đều biết rằng mình không thể nào bằng Phật được. Cho nên lời tuyên bố này của Ngài là hoàn toàn xác đáng, xứng đáng. Ngài tuyên bố thế để cho chúng ta biết đường, biết chỗ tìm về quy hướng”.

Đức Phật Thích Ca ra đời với bản nguyện là cứu độ chúng sinh, là nơi cho chúng sinh quy hướng

Đức Phật Thích Ca ra đời với bản nguyện là cứu độ chúng sinh, là nơi cho chúng sinh quy hướng

Qua lời Sư Phụ giảng, chúng ta thấy được từng bước chân của Đức Phật Thích Ca khi đản sinh đều có ý nghĩa rất sâu sắc, cao thượng và cũng báo hiệu Ngài là bậc tối thượng, tối tôn không ai sánh bằng. Bên cạnh đó, để đại chúng hiểu rõ, Sư Phụ chia sẻ thêm về ý nghĩa của 7 bước hoa sen: “Bảy bước chân của Ngài cũng có ý nghĩa là Ngài đã đi qua hết cả lục đạo luân hồi. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, loài người, A Tu La, quỷ thần, loài Trời, Ngài cũng vượt qua. Cho nên Ngài bước qua sáu bông hoa sen này, ý nghĩa rằng tất cả sáu cõi Ngài đều không còn sinh vào nữa. Nghĩa là Ngài đã ra khỏi lục đạo luân hồi và đứng ở bông hoa sen thứ bảy rồi. Chúng sinh còn trôi lăn trong lục đạo luân hồi nhưng Đức Phật đã đi qua lục đạo luân hồi, không còn ở trong Tam giới này nữa. Ngài đã tuyên bố: Ta là người đã bước ra khỏi Tam giới này và ta là tôn quý nhất vì không ai bước ra khỏi lục đạo luân hồi này”.

Qua lời giảng trên Sư Phụ về ý nghĩa 7 bước hoa sen khi Đức Phật đản sinh, chúng ta hiểu rằng đây là một sự kiện vi diệu mà chỉ ở bậc Giác Ngộ như Đức Phật mới có được. Mỗi bước chân trên hoa sen của Ngài đều mang ý nghĩa riêng biệt và tối thượng.

Vậy là một mùa Phật đản nữa sắp đến, mong nguyện ngày Khánh Đản sẽ được nhân rộng, tôn vinh và lan tỏa khắp muôn nơi; để ai ai cũng biết quay về nương tựa bóng cao cả của đấng Từ Phụ - Phật Thích Ca Mâu Ni, từ đó sớm thoát khỏi luân hồi sinh tử đạt được an vui mãi mãi.

Hạnh Hoà

Bài liên quan