trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn
Bài viết 22/03/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh, lo sợ cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con, tang cháu,...

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải thích được hiện tượng trùng tang theo quan điểm của đạo Phật, cũng như cách hóa giải để gia đình được an ổn, người mất được phúc lành.

Trùng tang là gì? Trùng tang liên táng là gì?

Trùng tang là hiện tượng mà trong gia đình vừa có người mất, thời gian ngắn sau thì có người chết tiếp. Một thời gian ngắn sau nữa lại có thêm người chết. Có khi ba, bốn người qua đời liên tục.

Trùng tang liên táng là tang trùng nhau, “liên táng” là chôn liên hoàn. Ví dụ trong 49 ngày thì một người chết, trong một năm có thêm vài người chết, ba năm tiếp lại thêm vài người nữa.

Trùng tang là hiện tượng gia đình có người mất liên tục trong khoảng thời gian nhất định (ảnh minh họa)

Trùng tang là hiện tượng gia đình có người mất liên tục trong khoảng thời gian nhất định (ảnh minh họa)

Những cái chết liên tục xảy ra khi trong gia đình, dòng tộc khiến nhiều người sợ hãi, họ liên tưởng đến hiện tượng trùng tang, trùng tang liên táng (ảnh minh họa)

Chuyện thần trùng tang đến bắt người nhà có đúng không?

Theo quan điểm đạo Phật thì hoàn toàn không có thần trùng, quỷ trùng về bắt người nhà chúng ta. Và cũng không có chuyện Diêm Vương, quỷ sứ sai người mất dẫn về nhà để bắt con cháu trong gia đình.

Trùng tang không phải do Diêm vương sai người mất dẫn về để bắt con cháu (ảnh minh họa)

Trùng tang không phải do Diêm vương sai người mất dẫn về để bắt con cháu (ảnh minh họa)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ việc Diêm vương, quỷ sứ bắt hương linh người nhà đã mất dẫn về để bắt con cháu là hoàn toàn không đúng (ảnh minh họa)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ việc Diêm vương, quỷ sứ bắt hương linh người nhà đã mất dẫn về để bắt con cháu là hoàn toàn không đúng

Thực tế, chuyện sinh tử của cuộc đời chúng ta hoàn toàn là do nghiệp. Chúng ta là phàm phu nên việc sinh ra là con của ai, ở trong gia đình nào, địa vị thế nào,... đều là do nghiệp.

Hay chúng ta chết đi trong hoàn cảnh nào, ở ngoài đường hay ở chợ, chết vì bệnh tật hay chết được an lành,... cũng đều là do nghiệp mình đã tạo.

Nguyên nhân dẫn đến trùng tang theo quan điểm đạo Phật

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trùng tang là do chúng sinh đồng nghiệp (chung nghiệp quả) đến thời kỳ trả quả báo. Do kiếp trước, những người có cùng duyên nghiệp với nhau, nên nay sinh về cùng một gia đình, dòng tộc. Khi quả báo đến thì lần lượt từng người phải trả quả.

Có thể kiếp trước, những người trong gia đình đó cùng nhau làm các việc sát mạng chúng sinh, cho nên đến nay, do nhiều nhân duyên, đồng sinh về trong gia đình hoặc dòng tộc. Ví dụ, kiếp trước là một hội nhóm đi giết người, cướp của.
Trong kinh Pháp Cú kể câu chuyện: Có năm vị Tỳ Kheo khi đang trên đường về thăm Đức Phật thì ghé qua một bản làng để khất thực. Khi trời tối, các Thầy nghỉ trong hang núi bên cạnh bản. Đến nửa đêm, một trận động đất xảy ra khiến tảng đá lớn ở trên núi lăn xuống và bịt kín cửa hang. Dân làng đã tìm đủ mọi cách để cứu giúp nhưng không được.
Đến ngày thứ bảy, do có cơn địa chấn nên hòn đá tự lăn đi. Lúc này, năm vị ra ngoài được, mặt tái mét, xanh xao.

Khi gặp được Đức Phật, năm Thầy trình bày toàn bộ sự việc và được Phật chỉ dạy nhân duyên như sau: Trong tiền kiếp, năm Thầy là năm chú bé chăn trâu, cùng nhau đuổi bắt con rắn mối. Lúc ấy, con rắn chui vào hang. Thấy vậy, năm chú đi tìm hòn đá, bịt cửa hang lại.
Một tuần sau, khi nhớ ra, năm chú chạy đến cửa hang và cạy đá ra. Lúc này, con rắn mối run rẩy bò ra, trông gầy gò, tong teo. Vì thấy nó đáng thương nên 5 chú đã không giết và tha cho.

Do ác nghiệp xưa mà kiếp nay, năm Thầy cùng chịu quả báo bị nhốt vào hang. Nếu khi xưa, các vị đó để rắn mối chết thì kiếp này, theo dòng nhân quả, 5 Thầy sẽ phải bỏ mạng.

Trong nhân quả chỉ rõ: Nếu cùng tạo tác một ác nghiệp nào đó thì đến khi trả quả, chúng ta sẽ cùng phải chịu quả báo. Cho nên, trong gia đình lần lượt có người mất thì biết đó là nghiệp quả đang đến.

“Nhốt” hương linh liệu có “trừ” được trùng tang?

“Nhốt” hương linh không những không “trừ” được trùng tang mà còn là quan niệm mê tín, sai lầm và không có đạo lý.

Bởi cha mẹ cả đời nuôi nấng, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta; vậy mà khi vừa mất, chúng ta đi xem bói, tin lời ông thầy bói phán rằng họ mất vào giờ trùng, ngày trùng; chúng ta liền mời Thầy về làm lễ để nhốt hương linh của cha mẹ vào một nơi nào đó.

Chúng ta nên biết, khi sống cha mẹ thương con cháu thế nào, thì khi chết họ vẫn có tình thương ấy, không phải là hết. Cho nên, hương linh của cha mẹ sẽ không trở về bắt con cháu.

Việc chúng ta sợ chết trùng mà “bắt” hương linh của ông bà, cha mẹ; làm lễ “nhốt” hương linh, “nhốt” vào địa ngục là việc làm phi đạo lý, bất hiếu. Và bất hiếu là một trong những tội nặng nhất, phải gặp quả báo.

Cách hoá giải hoàn toàn hiện tượng trùng tang để gia đình an ổn

1. Quy y Tam Bảo, giữ gìn giới luật

Thứ nhất, mọi người nên quy y Tam Bảo, giữ giới của Phật.
Trong kinh Đức Phật dạy: Một người quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), thọ trì năm giới của Phật (không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa, nghiện ngập) thì phúc báu có thể tăng lên ngàn lần. Có khi, phúc báu của chúng ta chỉ bằng một đốt ngón tay, nhưng về chùa làm lễ quy y Tam Bảo, sau đó thọ trì năm giới của Phật thì phúc báu tăng lên 1000 đốt ngón tay, có thể cứu giúp chúng ta thoát khỏi nhiều tai nạn.

>> Tìm hiểu kỹ hơn về quy y Tam Bảo tại link sau: https://chuabavang.com/quy-y-tam-bao-d7521.html

Các thiện nam, tín nữ về chùa Ba Vàng tham dự lễ quy y Tam Bảo

Các thiện nam, tín nữ về chùa Ba Vàng tham dự lễ quy y Tam Bảo

2. Tu tập Phật Pháp, làm các việc phúc thiện

Thứ hai, chúng ta nên tu tập tinh tấn, chuyển tải Phật Pháp,... nguyện mang công đức này giúp người thân, những người đang bị nghiệp chết trùng (mà mình có nhân duyên trong đó) được giác ngộ; làm lợi ích cho bản thân và chúng sinh.

Chúng ta có thể tu sám hối chuyển hóa (bài tu số 8), tụng kinh Sám Hối Hồng Danh, kinh Địa Tạng Bổn Nguyện; phát nguyện Bồ đề, phát nguyện thực hành công hạnh Bồ đề; thỉnh mời các hương linh về pháp hội tu tập cùng nghe Pháp, nghe kinh…

Chúng ta nên tụng kinh, sám hối để hóa giải nghiệp chết trùng

Chúng ta nên tụng kinh, sám hối để hóa giải nghiệp chết trùng

Bên cạnh đó, nếu nhà có người qua đời, chúng ta cũng nên tu phúc, làm các việc phước thiện, bố thí, phóng sinh, in ấn kinh điển,… lấy công đức đó hồi hướng cho người đã mất; thì người chết và người sống đều được phúc báu, gia đình được an lành, yên ổn.

Phóng sinh cứu vật là một việc làm thiện lành, được nhiều điều tốt đẹp

Phóng sinh cứu vật là một việc làm thiện lành, được nhiều điều tốt đẹp

3. Lập đàn sám hối, phát tâm cầu siêu

Thứ ba, chúng ta nên lập đàn sám hối. Chúng ta lập đàn lễ thỉnh mời các hương linh đã mất trong nghiệp chết trùng về để cùng sám hối. Đồng thời, chúng ta cũng xin sám hối thay cho những người còn lại và phát tâm làm lễ cầu siêu cho hương linh tác động khiến chúng ta bị nghiệp chết trùng; để họ được siêu thoát, không báo oán mình.

>> Tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích và các thức đăng ký cầu siêu tại link sau:

https://chuabavang.com/cau-sieu-d5537.html

----

Trên đây là những giải thích về trùng tang theo quan điểm đạo Phật qua lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì Chùa Ba Vàng.

Quý vị có thể đăng ký tham gia vào các đạo tràng chùa Ba Vàng để được hướng dẫn tu tập và trải nghiệm những sự chuyển hóa tốt đẹp trong cuộc sống tại đây: Đăng ký đạo tràng chùa Ba Vàng trợ giúp, hướng dẫn tu tập.

Bài liên quan