trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Xuất gia là gì? Điều kiện để xuất gia tầm cầu giác ngộ giải thoát
Bài viết 01/12/2020

Những người xuất gia (hay còn gọi là chư Tăng) được coi là trưởng tử của Đức Phật, thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp ở nhân gian. Chư Tăng cũng là người thể hiện nếp sống tinh thần của Đức Phật, là bậc Thầy mô phạm của chúng sinh, xứng đáng là ruộng phước tối thắng của nhân thiên và loài người. Vì vậy, vị trí của người xuất gia rất quan trọng trên thế gian và công đức của người xuất gia vô cùng lớn.

Vậy xuất gia là gì? Mục đích và điều điều kiện để xuất gia như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua lời giảng trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây.

Xuất gia là gì?

Một người xuất gia hay còn gọi là Sa - môn phải làm được ba điều sau: Xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia. Đó cũng chính là ý nghĩa của hai chữ “xuất gia” và như vậy mới xứng đáng là Sa-môn Thích tử.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải về xuất gia. (Ảnh minh họa)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải về xuất gia. (Ảnh minh họa)

#1 Xuất gia là xuất thế tục gia

Nghĩa đầu tiên của chữ “xuất gia” đó là ra khỏi ngôi nhà tại gia, rời bỏ khỏi gia đình, không còn ở với bố, mẹ, vợ, chồng, con cái.

#2 Xuất gia là xuất phiền não gia

Nếu người xuất gia từ bỏ ngôi nhà tại gia nhưng không loại bỏ được phiền não mà lại nhập thêm hoặc trút bỏ phiền não sang người khác thì họ chưa được gọi là xuất gia.

Còn nếu người tại gia mà tu tập xả bỏ hết phiền não thì đó cũng có nghĩa là xuất gia. Trước khi chưa tu tập, chưa biết Phật Pháp thì phiền não trăm phần, nhưng dần phiền não vơi đi thì đó cũng gọi là xuất gia.

#3 Xuất gia là xuất tam giới gia

Xuất tam giới gia tức là ra khỏi ngôi nhà tam giới. “Tam giới” là nơi ràng buộc chúng ta trong dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Chúng ta phải ra khỏi ngôi nhà tam giới này để không còn bị trói buộc bởi sinh tử luân hồi. Và Đức Phật, các bậc Thánh đệ tử đã đều giải thoát tự tại, ra khỏi hoàn toàn ngôi nhà tam giới.

Mục đích của việc xuất gia

“Nếu như trong loài hoa, bạch liên hoa là cao quý nhất, thì cũng thế, trong hàng sa-môn, các sa-môn diệt tận phiền não rồi - là cao quý nhất”. - trích trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp, chương 119, trang 426. Đó cũng chính là mục đích tối hậu người xuất gia: diệt hết phiền não, đạt được Niết bàn, nguyện là con thuyền dẫn đường giúp chúng sinh cập bến bờ chân hạnh phúc.

Để thành tựu mục đích đó, người xuất gia phải chí khí, quyết tâm tu hành để độ mình và độ người. Đó mới thực là báo được tứ ân, cứu được ba cõi. Nếu người xuất gia chưa làm được ngay việc đó thì trước hết phải gắng rèn mình trong giới luật của Phật, sửa đổi tập khí của mình để ngày một tiến đạo.

Điều kiện để xuất gia tại chùa Ba Vàng

#1 Là người có chí nguyện với Phật Pháp

Theo thanh quy của chùa Ba Vàng, để được xuất gia, các cư sĩ Phật tử phải có thời gian thử thách, tập luyện từ sáu tháng cho đến một năm, hoặc hai đến ba năm. Chặng đường tu hành còn dài, rất nhiều gian nan, khó khăn, nên khi thấy được chí nguyện kiên tâm của cư sĩ tập tu xuất gia qua những lần thử thách thì Sư Phụ mới đồng ý cho họ xuất gia. Bởi Sư Phụ rất cần những người có chí nguyện xuất gia, vì chí nguyện là gốc gác, yếu tố căn bản để trở thành người tu.

#2 Điều kiện về sức khỏe

Về sức khỏe, người xuất gia phải là những người không mắc các bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm, bệnh về tâm thần, thần kinh hoặc bị khuyết tật về các căn. Bởi người xuất gia là đại diện, trưởng tử của Đức Như Lai để giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp ở nhân gian, thể hiện nếp sống tinh thần của Ngài, là bậc Thầy mô phạm của chúng sinh nên phải là một biểu tượng tốt đẹp cho mọi người.

#3 Các điều kiện khác

Ngoài tâm cầu đạo chân chính, cũng như điều kiện về sức khỏe, người muốn xuất gia cần đáp ứng một số điều kiện như:
- Trên 18 tuổi (vì ở chùa không được đi học các trường ở ngoài đời);
- Không có những bệnh truyền nhiễm nan y;
- Không nghiện ngập, nợ nần; không vi phạm pháp luật;
- Những ai đã lập gia đình mà muốn xuất gia thì phải có đơn ly hôn;
- Không nhận bố (mẹ) đi xuất gia mà có con còn nhỏ dưới 18 tuổi vào chùa cùng tu;
- Chấp hành đầy đủ thanh quy của chùa dành cho Phật tử khi còn là cư sĩ;
- Phải làm tờ cam kết không phạm nội quy của chùa;
- Vâng kính tất cả những lời chỉ dạy của chư Tăng trong quá trình tập tu xuất gia;
- Từ lúc viết đơn xuất gia, đủ một năm tu tập mới được xét duyệt xuất gia;
- Ăn ngày hai bữa (sáng - trưa), ngoài ra không ăn vặt.

Hình ảnh lễ xuất gia chùa Ba Vàng qua các năm

“Hủy hình thủ chí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng Thánh đạo
Thế độ nhất thiết nhân
Thế trừ tu phát
Đương nguyện chúng sanh,
Viễn ly phiền não,
Cứu cánh tịch diệt”

Sư Phụ chấp đao thế phát, cắt bỏ mái tóc xanh gửi lại đời cho đệ tử xuất gia. (Ảnh năm 2016)

Sư Phụ chấp đao thế phát, cắt bỏ mái tóc xanh gửi lại đời cho đệ tử xuất gia. (Ảnh năm 2016)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chụp ảnh lưu niệm cùng tân hình đồng trong lễ xuất gia chùa Ba Vàng. (Ảnh năm 2016)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chụp ảnh lưu niệm cùng tân hình đồng trong lễ xuất gia chùa Ba Vàng. (Ảnh năm 2016)

Sư Phụ chụp ảnh cùng các Sư chú, Sư cô. (Ảnh năm 2017)

Sư Phụ chụp ảnh cùng các Sư chú, Sư cô. (Ảnh năm 2017)

Quý Thầy cạo mái tóc phiền não để các giới tử được lãnh thọ tướng người xuất thế. (Ảnh năm 2020)

Quý Thầy cạo mái tóc phiền não để các giới tử được lãnh thọ tướng người xuất thế. (Ảnh năm 2020)

Các giới tử trao gửi lại mái tóc xanh cho cha mẹ. (Ảnh năm 2020)

Các giới tử trao gửi lại mái tóc xanh cho cha mẹ. (Ảnh năm 2020)

Các giới tử hướng về Tam Bảo thỉnh cầu Sư Phụ chú nguyện và truyền trao y bát. (Ảnh năm 2020)

Các giới tử hướng về Tam Bảo thỉnh cầu Sư Phụ chú nguyện và truyền trao y bát. (Ảnh năm 2020)

Buổi lễ xuất gia trang nghiêm. (Ảnh năm 2020)

Buổi lễ xuất gia trang nghiêm. (Ảnh năm 2020)

Qua lời chia sẻ trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chúng ta hiểu được thế nào là xuất gia và mục đích cao cả của việc xuất gia. Mong rằng, cho những ai có chí nguyện cũng như đang đi trên con đường xuất gia, cầu đạo sẽ giữ vững được chí tu hành, kiên tâm vững vàng cho đến ngày thành tựu quả vị giác ngộ và giải thoát.

Hạnh Tâm Diệu