trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
5 điều cần biết khi đến chùa, điều thứ 3 thường bị hiểu sai!
Bài viết 30/01/2021

Theo tinh thần Phật giáo, gieo những hạt giống thiện lành sẽ mang đến những điều tốt đẹp, may mắn. Vậy nên khi đến chùa, ngoài việc kính Phật trọng Tăng, giữ gìn cảnh quan, tuân thủ các quy định của chùa để tăng trưởng phước lành và tròn đầy công đức, chúng ta cũng cần biết một số lưu ý sau đây. Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi bài viết qua chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh để có thêm tư lương khi đến nơi cửa Phật được gặt hái những phước quả lành thiện.

1. Mặc trang phục lịch sự khi đến chùa

Trước khi vào chùa hành lễ, chúng ta nên dừng chân và chỉnh tề lại quần áo. Việc làm đó thể hiện sự thanh lịch cũng như sự tôn trọng nơi cửa chùa. Bởi chùa là chốn tôn nghiêm thờ phụng những bậc tôn quý và cũng là nơi để mọi người di dưỡng tinh thần.

Do đó, chúng ta hiểu rằng việc mặc trang phục không trang nghiêm đến chùa sẽ gây phản cảm, không phù hợp với chốn linh thiêng; tuy nhiên chúng ta cũng không nhất thiết phải mặc bộ nâu, bộ lam của người Phật tử mà có thể mặc trang phục đẹp đẽ, hiện đại nhưng cần trang nghiêm và kín đáo.

Bàn đến trang phục của người Phật từ, trong kinh có câu chuyện nữ gia chủ Visakha - một Phật tử thuận thành hộ trì Tam Bảo đắc lực thời Đức Phật còn tại thế. Trừ những ngày tu tập trai giới thì bà thường mặc trang phục đẹp đẽ. Vậy nên, trong ngày lễ, Tết, hội xuân, Phật tử có thể mặc những bộ quần áo phù hợp và trang điểm đẹp đẽ: nam giới có thể mặc vest; nữ giới mặc áo dài truyền thống.

Bên cạnh đó, nếu du khách không kịp chuẩn bị trang phục lịch sự thì nhà chùa luôn sẵn sàng hỗ trợ trang phục kín đáo giúp mọi người được trang nghiêm, thanh tịnh khi lễ Phật.

Những bộ trang phục kín đáo, lịch sử được du khách và Phật tử lựa chọn khi đến chùa đầu năm

Những bộ trang phục kín đáo, lịch sử được du khách và Phật tử lựa chọn khi đến chùa đầu năm

2. Cầu nguyện thế nào để được được linh ứng?

Những dịp lễ Tết, đầu xuân năm mới hoặc khi có vấn đề khó khăn, chúng ta thường cầu nguyện để ước mong một năm an lành, may mắn hay tháo gỡ những khúc mắc cho bản thân. Vậy để lời cầu nguyện được may mắn và linh ứng thì chúng ta cần lưu ý 02 yếu tố quan trọng sau.

Điều thứ nhất đó là: Tâm thành kính, tha thiết khi cầu nguyện. Mọi người khi đi chùa đều mong cầu mình được may mắn, bình an. Vậy nên, những ngày đầu năm đi lễ chùa thì chúng ta cần chuẩn bị tâm thái ngay từ khi ở nhà, đó là khi đến chùa chúng ta sẽ khấn nguyện điều gì; cần chuẩn bị những vật phẩm gì để cúng dường,... Tất cả những việc làm đó thể hiện tâm tư của bản thân muốn gửi tới Đức Phật, các vị Thánh Hiền. Bởi trong nhà Phật, tâm thành thì cảm ứng, còn tâm loạn mà khấn cầu thì rất khó cảm ứng.

Tâm chí thành chí thiết là yếu tố đầu tiên để cầu nguyện được thành tựu.

Tâm chí thành chí thiết là yếu tố đầu tiên để cầu nguyện được thành tựu.

Điều thứ hai đó là: Phúc báu dự trữ khi cầu cầu nguyện. Đối với nhà Phật, cầu nguyện suông không thể thành tựu mà phải có sự tu tập, tích lũy phước báu từ trước. Nếu có phúc báu thì cầu lễ, khấn bái sẽ dễ dàng thành tựu. Nếu chúng ta không tích lũy, dự trữ phước báu từ trước thì cầu nguyện không thể thành tựu được ngay.

Các Phật tử tích cực nghe học Phật Pháp, áp dụng vào cuộc sống để tích lũy phước báu

Các Phật tử tích cực nghe học Phật Pháp, áp dụng vào cuộc sống để tích lũy phước báu

Bên cạnh đó, để lời cầu nguyện được thành tựu cần phải có đủ 05 nhân duyên sau:

- Thứ nhất là nội dung cầu nguyện chân chính hay bất chính

- Thứ hai là đối tượng hướng đến để dâng lời cầu nguyện

- Thứ ba là tâm tha thiết chí thành hay hời hợt khi cầu nguyện

- Thứ tư là phát nguyện tu tập chuyển hóa để lời cầu nguyện được cảm ứng

- Thứ năm là người cầu nguyện tích lũy nhiều phước báu, thiện nghiệp

3. Đi nhiều chùa được nhiều lộc - Đúng hay sai?

Chúng ta biết rằng phúc lộc không phải do đi chùa nhiều mà sinh ra. Bởi chùa không phải là nơi cấp lộc cho mọi người mà mỗi người phải biết ứng dụng Phật Pháp vào tu tập để sinh ra phúc lộc cho bản thân. Nếu chùa giúp mình tu tập Phật Pháp thì chùa đó sinh ra phúc lộc, còn đến chùa chỉ để ngắm và khấn Phật thì chưa hẳn sinh ra phước báu.

4. Chỉ tham quan vãng cảnh chùa có sinh phước báu?

Tham quan vãng cảnh chùa cũng là cái duyên. Nếu là duyên tốt thì mình sẽ nhận được lợi ích, nếu là duyên không tốt thì sẽ không có lợi ích. Duyên tốt nghĩa là cảnh chùa mang đến lợi ích cho mình, khiến tâm mình được an lạc, thanh thản. Ngược lại, nếu chùa tổ chức các hoạt động mê tín không đúng với giáo lý Phật dạy sẽ không mang đến lợi ích cho người dân.

Tham quan vãn cảnh chùa giúp tâm hồn chúng ta trở nên an lạc, tự tại

Tham quan vãn cảnh chùa giúp tâm hồn chúng ta trở nên an lạc, tự tại

5. Đi chùa lễ Tam Bảo hay lễ Đức Ông trước?

Khi đến chùa, mỗi người hành lễ theo trình tự khác nhau, có người lễ Đức Ông trước mới đến lễ Đức Phật, có người đến thẳng ban Tam Bảo chắp tay lạy Phật…

Để trình tự hành lễ khi vào chùa được đúng Pháp thì khi đã bước vào Chính điện, chúng ta nên đảnh lễ Tam Bảo trước. Bởi Tam Bảo là cao nhất, là trung tâm quan trọng của ngôi chùa và trong Tam Bảo có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.

Còn Đức Ông theo lịch sử Phật giáo chính là Ngài Cấp Cô Độc. Ngài đã sử dụng gia sản của mình để mua đất, cất Tinh xá Kỳ Hoàn để cúng dường Phật và Tăng chúng. Cho nên, Ngài Cấp Cô Độc xứng danh là vị đại Hộ Pháp và trở thành vị Hộ Pháp trong chùa.

 Ban Tam Bảo là trung tâm quan trọng của ngôi chùa thờ tôn tượng chư Phật, kinh Pháp và các vị Thánh Tăng

Ban Tam Bảo là trung tâm quan trọng của ngôi chùa thờ tôn tượng chư Phật, kinh Pháp và các vị Thánh Tăng

Mong rằng, qua bài viết trên, quý Phật tử có thêm tri kiến khi đi chùa để có được lợi ích to lớn đối với bản thân cũng như mọi người xung quanh. Kính chúc quý Phật tử thân tâm an lạc, được kết thiện duyên với Phật Pháp để được hạnh phúc, an lạc trong hiện tại và vị lai.

Tịnh Duyên

Bài liên quan