Với người tu học Phật thuận thành thì Tam Bảo hay quy y Tam Bảo chắc hẳn đã khá quen thuộc. Nhưng với những Phật tử mới, hoặc những người đang mong muốn tìm hiểu về đạo Phật thì việc hiểu ý nghĩa của Tam Bảo, quy y Tam Bảo là rất cần thiết. Đức Phật từng dạy: “Tin ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Người sơ cơ mới tìm hiểu đạo Phật, trước khi phát nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng - Tam Bảo cần phải hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc quy y thì mới đem lại những lợi ích thiết thực nhất.
>>> Thế Nào Là “Quy Y Tam Bảo”? – Vấn Đáp Phật Pháp
Sau đây chùa Ba Vàng xin được giới thiệu đến quý bạn đọc, quý Phật tử bài viết với nội dung Tam Bảo là gì, ý nghĩa của quy y Tam Bảo qua bài giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Từ đó giúp quý Phật tử, quý bạn đọc có thêm kiến thức trên con tìm hiểu và tu học Phật.
Tam Bảo là gì? Tại sao Phật, Pháp, Tăng lại quý báu?
“Tam Bảo” là danh từ chữ Hán Việt, được dịch nghĩa như sau: “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu. Hiểu một cách đơn giản, Tam Bảo là ba ngôi quý báu; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Tại sao Đức Phật lại cao quý?
Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật, chúng ta thấy Ngài là một con người vĩ đại, phi thường. Ngài là Thái tử con vua, sống trong nhung lụa êm ấm. Nhận thấy bản thân tuy sống trong nhung lụa nhưng vẫn không được thỏa mãn, vẫn thấy bị khổ; Ngài thấy chúng sinh quá khổ nên đã quyết chí bỏ ngôi vị quyền quý, xuất gia tu hành cần cầu giác ngộ. Sau khi chứng được quả vị Phật, Ngài đã truyền dạy cho tất cả chúng sinh phương pháp đi tìm hạnh phúc và giải thoát mọi khổ đau.
>>> Đức Phật Có Thật Hay Không? Hay Chỉ Là Biểu Tượng Do Con Người Dựng Lên?
Quả thật, Đức Phật là người có lòng từ bi vô lượng, bậc phúc trí vẹn toàn mà thế gian không ai sánh bằng. Sư Phụ chia sẻ: “Đức Phật là người đã tu A-tăng-kỳ kiếp, rèn luyện thân tâm mình, trau dồi đức hạnh, tất cả các công đức đầy đủ, viên mãn và trở thành Phật. Hay Phật còn gọi là bậc Lưỡng Túc Tôn, nghĩa là phúc đức, trí tuệ đầy đủ. Đức Phật là bậc toàn giác. Tất cả mọi cái đều viên mãn ở Phật. Và cũng có thể gọi Đức Phật là cha lành của tất cả muôn loài chúng sinh. Lòng từ của Phật là vô biên, không có giới hạn, không chỉ thương ai riêng cả, mà thương tất cả muôn loài chúng sinh. Vậy cho nên, Đức Phật là bậc tối tôn, tối quý mà tất cả chúng ta rất cần, rất nên nương tựa vào Phật”. Đức Phật là bậc tôn quý, từ bi và trí tuệ. Thật hạnh phúc thay khi chúng ta được là con của Ngài. Vì vậy, quy y, nương tựa Đức Phật, được Ngài soi sáng, dẫn lối, chỉ đường là phước duyên lớn trong cuộc đời mỗi người.
Tại sao giáo Pháp (những lời dạy của Phật) lại quý báu?
Đức Phật là bậc toàn giác. Ngài đã tìm ra con đường chân lý đưa chúng sinh thoát khỏi mọi đau khổ, mọi phiền não của kiếp nhân sinh. Giáo Pháp của Ngài có thể giúp cho chúng sinh vượt qua được mọi sự khổ não. Nếu chúng sinh nghèo khổ, bần hàn thì Ngài dạy cho chúng sinh cách làm giàu trong nhân quả của đạo Phật. Nếu chúng sinh khổ vì bệnh tật đau ốm thì Ngài dạy về nhân quả của bệnh tật. Cũng có những người thấy cái khổ của sinh già bệnh chết thì Ngài dạy phương pháp thoát khỏi sinh tử luân hồi. Giáo Pháp của Phật như con thuyền đưa chúng sinh qua khỏi biển sinh tử.
Sư Phụ chia sẻ: “Đức Phật Thích Ca ra đời ở đất nước Ấn Độ, cách chúng ta đến nay cũng là hơn 2500 năm rồi. Ngài sinh ra là con vua, lớn lên xuất gia tu hành và chứng thành quả vị Phật. Ngài đã giao giảng những lời dạy đến với chúng sinh. Những lời dạy đó được gọi là Pháp, hay còn gọi là giáo Pháp. Giáo Pháp của Phật hiện nay được lưu truyền trong Tam Tạng Kinh Điển. Trong đó chứa tất cả những lời dạy quý báu để giúp cho chúng ta biết sống, tu dưỡng để chúng ta hết đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn”. Những lời dạy của Đức Phật thật quý báu. Nếu nương tựa vào giáo Pháp của Ngài, chúng sinh có thể thoát khỏi mọi sự đau khổ của thế gian này.
>>> Những Chứng Tích Lịch Sử Khẳng Định Đức Phật Có Thật
Tại sao Chư Tăng là một trong ba ngôi báu?
Tăng đoàn là toàn thể những người xuất gia theo Phật tu hành, là những người lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình. Những con người với chí nguyện rộng lớn “Trên cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”; giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến chúng sinh thì gọi là Tăng và gọi là Tăng đoàn. Tăng cao quý bởi đó là những người bỏ được những điều thế gian khó bỏ, nhẫn được những điều thế gian khó nhẫn. Sư Phụ chia sẻ: “Chư Tăng là những người bỏ được những cái khó bỏ, làm những việc khó làm. Đi xuất gia phải bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ anh em. Ai đã có gia đình thì phải bỏ vợ, bỏ con; bỏ chồng, bỏ con mới đi xuất gia được. Bỏ nhà cửa, tài sản, bỏ công danh sự nghiệp ở đời mới đi xuất gia được. Những cái đó là những cái rất khó bỏ. Rồi vào chùa, theo Thầy học đạo thì phải sao? Phải thức khuya, dậy sớm. Ăn cơm thì tương chao chay lạt, chứ cũng không có mùi vị mặn mà gì. Thế rồi phải học kinh, học kệ, thực hành giới luật. Phật tử tại gia thì chỉ giữ 5 giới. Nhưng đi xuất gia mà làm Sa di, bây giờ là phải thọ 10 giới. Rồi đến Tỳ-kheo phải thọ 250 giới, Tỳ-kheo Ni phải thọ 348 giới. Phải giữ gìn rất là nghiêm túc”.
>>> Tâm Nguyện Độ Người Xuất Gia | Thầy Thích Trúc Thái Minh
Quy y Tam Bảo là gì? Ý nghĩa của quy y Tam Bảo?
Lời giảng của Sư Phụ cho thấy ba ngôi Tam Bảo thật cao quý, hiếm gặp trên đời. Người tu học Phật muốn tăng trưởng trong việc thực hành Pháp thì việc đầu tiên cần làm là cần quy y Tam Bảo, thọ trì 5 giới (5 điều đạo đức) của Phật tử tại gia. Tuy nhiên, trong đạo Phật không có sự bắt buộc, ép buộc ai phải quy y, thuận theo Phật; mà đó là quyền tự do, tự quyết định của mỗi người. Trong một bài giảng, Sư Phụ chia sẻ: “Quý vị trước hết hãy nghe quý Thầy giảng trạch về nghĩa quy y Tam Bảo. Sau khi chúng ta hiểu biết rõ ràng rồi, chúng ta mới phát nguyện quy y. Vì đối với Phật giáo không phải là một sự bắt buộc, khiên cưỡng. Cái gì chúng ta cũng phải hiểu, rồi chúng ta mới thực hành. Như vậy không gọi là mê tín. Chúng ta hiểu, thấy lợi ích rồi, chúng ta làm thì cái đó là đúng tinh thần của đạo Phật, không phải là bắt buộc chúng ta phải thực hành, phải tin ngay”.
>>> Pháp Thoại: Công Đức Tam Bảo và Tụng Kinh Tam Bảo
Quy y Tam Bảo là gì?
Đây là một cụm từ tiếng Hán. “Quy” có nghĩa là quay về; “Y’’ có nghĩa là nương tựa, cậy nhờ. “Quy y Tam Bảo’’ hiểu đơn giản là quay về, hướng về nương tựa ba ngôi quý báu là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

Vào mồng 8 hàng tháng, chùa Ba Vàng đều tổ chức lễ quy y Tam Bảo cho hàng ngàn Phật tử
>>>Thế Nào Là “Quy Y Tam Bảo”? – Vấn Đáp Phật Pháp
Quy y Tam Bảo có ý nghĩa gì?
Tất cả chúng ta hầu hết đều có một mong mỏi, đó là có chỗ để nương tựa, cậy nhờ. Khi sinh ra, chúng ta nương tựa vào cha mẹ. Lớn lên đi học chúng ta nương tựa vào thầy giáo, cô giáo; nhờ sự chỉ dạy của các thầy cô. Khi xây dựng gia đình thì chúng ta nương tựa vào vợ hoặc chồng. Lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con, nuôi dưỡng con cái trưởng thành, đến lúc già chúng ta nương tựa vào con. Cả cuộc đời mình gần như ai cũng phải đi tìm chỗ để nương tựa. Nhưng thật sự những chỗ dựa ấy có vững chắc để chúng ta nương tựa suốt đời hay không?
>>> Chết không phải là hết! Vậy sau khi chết con người sẽ tái sinh về đâu?
Sư Phụ chia sẻ: “Chúng ta thấy những cái nương tựa mà chúng ta chọn trong đời đâu có chắc. Nương tựa cha mẹ thì cha mẹ không sống đời với mình, cũng có ngày cha mẹ phải ra đi. Nương tựa thầy cô thì thầy cô cũng đâu có dõi theo mình suốt cả cuộc đời được. Nương tựa vào vợ, vào chồng; vợ chồng cũng không chắc đã là người cho mình nương tựa được ổn thỏa. Có khi người ta thay lòng đổi dạ. Rồi nương tựa vào con cũng đã chắc đâu. Chắc gì con mình đã hiếu thảo, chắc gì con mình đã thương mình khi mình già yếu, mình bệnh tật. Đều là không chắc, các quý đạo hữu ạ”. Từ lời giảng của Sư Phụ chúng ta hiểu rằng, thật sự những nơi nương tựa mà chúng ta xem là vững chắc nhất cũng có lúc bị tan hoại, đổi rời; những người mà chúng ta yêu thương nhất cũng có lúc phải rời xa. Vậy đâu mới là nơi vững chắc nhất để chúng ta nương tựa, cậy nhờ?

Quy y Tam Bảo chính là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng
Sư Phụ chỉ dạy: “Tam Bảo cũng giống như kiềng ba chân rất vững chãi. Nương tựa Tam Bảo, chúng ta không sợ đổ vỡ. Tam Bảo là vững chãi. Tam Bảo cũng là hải đảo cho tất cả chúng sinh nương về. Vì trong Tam Bảo có đầy đủ tất cả những giá trị để giúp chúng sinh được giác ngộ, đi đến giải thoát luân hồi sinh tử, muôn đời vĩnh kiếp được an lạc. Đó là giá trị của Tam Bảo. Tam Bảo có công năng bảo hộ cho chúng sinh, là ruộng phước điền bậc nhất cho tất cả chúng sinh, là chỗ cứu độ cho tất cả chúng sinh. Không có một ai có thể thay thế được Tam Bảo. Cho nên Tam Bảo vô cùng cao quý. Duy chỉ có Tam Bảo là thật sự từ cái đức của Phật buông xuống thương xót tất cả muôn loài chúng sinh. Lòng từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát là vĩnh hằng, là không bao giờ dứt, không bao giờ dừng, là vô biên. Chư Tăng là những người học theo hạnh của Phật cũng vậy, đang ngày ngày trưởng dưỡng tâm đức của mình cho rộng lớn như vậy. Cho nên Tam Bảo chính thực là chỗ dựa vững chắc nhất cho tất cả chúng sinh. Khi ta thấy Tam Bảo cao quý như vậy rồi thì chúng ta nên quay về xin được nương tựa vào Tam Bảo. Từ ngày hôm nay, con xin được quay về nương tựa vào Tam Bảo. Đó chính là ý nghĩa của lễ quy y”. Như vậy, Tam Bảo là nơi nương tựa thật sự vững chắc cho chúng ta. Mọi khổ đau, phiền não đều được giải quyết tận gốc khi tìm đến nơi Tam Bảo cao quý. Mỗi chúng sinh nếu được quay về nương tựa, quy ngưỡng ba ngôi báu thì thế giới này thật hạnh phúc an vui.

Phật tử hoan hỷ khi nhận được những tấm điệp quy y tại chùa Ba Vàng

Cả gia đình về chùa cùng quy y Tam Bảo, làm người con Phật
Trên đây là bài viết về quy y Tam Bảo và ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo dựa trên lời dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Mong rằng với bài viết trên, các Phật tử, những người có nhu cầu tìm hiểu về đạo Phật, về ba ngôi báu Phật Pháp Tăng sẽ được thêm kiến thức để có quyết định đúng đắn về việc quy y Tam Bảo. Kính chúc quý Phật tử phát khởi tín tâm sâu sắc nơi Tam Bảo để tiến tu trên con đường tu học Phật Pháp.
Đức Tín
[TRỰC TIẾP] "Học từ mặt trăng" - câu 204 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp | Thầy Thích Trúc Thái Minh
[TRỰC TIẾP] "Học từ mặt trăng" - câu 204 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp | Thầy Thích Trúc Thái Minh. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi video trên đây...
27/12/2020
1 Lượt xem
Kinh Giữ gìn tài sản
24/04/2020
1 Lượt xem
Kinh Người cư sĩ
11/06/2019
1 Lượt xem
Xem thêm
Các thành viên Trung tâm Nghị Lực Sống kính dâng Sư Phụ lẵng hoa tươi thắm
Học pháp thường kỳ🞄 05/01/2021
Lần thứ hai về chùa, các thành viên Trung tâm Nghị Lực Sống đã dâng lẵng hoa thơm cúng dường Tam Bảo, cúng dường Sư Phụ để thể hiện tấm lòng kính quý của mình...
Các thành viên Trung tâm Nghị Lực Sống kính dâng Sư Phụ lẵng hoa tươi thắm
Học pháp thường kỳ 🞄 05/01/2021
Lần thứ hai về chùa, các thành viên Trung tâm Nghị Lực Sống đã dâng lẵng hoa thơm cúng dường Tam Bảo, cúng dường Sư Phụ để thể hiện tấm lòng kính quý của mình...
5 Bài học ý nghĩa từ hư không
Học pháp thường kỳ🞄 04/01/2021
Ngày 29 /10/Canh Tý (tức 13/12/2020), sau thời khóa sám hối chuyển hóa, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã quang lâm và giảng giải cho đại chúng câu số 202: “Bài học từ hư không” trong lộ trình kinh Mi Tiên Vấn Đáp...
5 Bài học ý nghĩa từ hư không
Học pháp thường kỳ 🞄 04/01/2021
Ngày 29 /10/Canh Tý (tức 13/12/2020), sau thời khóa sám hối chuyển hóa, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã quang lâm và giảng giải cho đại chúng câu số 202: “Bài học từ hư không” trong lộ trình kinh Mi Tiên Vấn Đáp...
5 Bài học ý nghĩa từ mặt trăng
Học pháp thường kỳ🞄 03/01/2021
Ngày 14 /11/Canh Tý (tức 27/12/2020), sau thời khóa sám hối chuyển hóa, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã quang lâm và giảng giải cho đại chúng câu số 204: “Bài học từ mặt trăng” trong lộ trình kinh Mi Tiên Vấn Đáp...
5 Bài học ý nghĩa từ mặt trăng
Học pháp thường kỳ 🞄 03/01/2021
Ngày 14 /11/Canh Tý (tức 27/12/2020), sau thời khóa sám hối chuyển hóa, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã quang lâm và giảng giải cho đại chúng câu số 204: “Bài học từ mặt trăng” trong lộ trình kinh Mi Tiên Vấn Đáp...
Thông báo chương trình trực tuyến ngày 08/11/Canh Tý
Thông Báo🞄 19/12/2020
Thông báo chương trình trực tuyến ngày 08/11/Canh Tý (tức 21/12/2020). Nội dung chi tiết: 8h00: Thọ nhận Bát Quan Trai giới, 15h00: Thính Pháp...
Thông báo chương trình trực tuyến ngày 08/11/Canh Tý
Thông Báo 🞄 19/12/2020
Thông báo chương trình trực tuyến ngày 08/11/Canh Tý (tức 21/12/2020). Nội dung chi tiết: 8h00: Thọ nhận Bát Quan Trai giới, 15h00: Thính Pháp...
11 điều Phật dạy người phụ nữ nên nhớ: Điều thứ 7 càng đọc càng thấy đúng!
Học pháp thường kỳ🞄 10/12/2020
Theo lời Phật dạy, có 11 điều quý giá người phụ nữ nên thực hành để tô bồi vẻ đẹp đạo đức, tạo giá trị bền vững cho bản thân. Vậy 11 điều đó là gì?...
11 điều Phật dạy người phụ nữ nên nhớ: Điều thứ 7 càng đọc càng thấy đúng!
Học pháp thường kỳ 🞄 10/12/2020
Theo lời Phật dạy, có 11 điều quý giá người phụ nữ nên thực hành để tô bồi vẻ đẹp đạo đức, tạo giá trị bền vững cho bản thân. Vậy 11 điều đó là gì?...
Phật Pháp nhiệm màu - Chuyển hóa bệnh đau thần kinh liên sườn
Bài viết🞄 03/12/2020
“Suốt hơn 5 năm, nhiều lần mình đau khắp lồng ngực...lời chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Duy Phương về bệnh đau thần kinh liên sườn của mình...
Phật Pháp nhiệm màu - Chuyển hóa bệnh đau thần kinh liên sườn
Bài viết 🞄 03/12/2020
“Suốt hơn 5 năm, nhiều lần mình đau khắp lồng ngực...lời chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Duy Phương về bệnh đau thần kinh liên sườn của mình...
Xuất gia là gì? Điều kiện để xuất gia tầm cầu giác ngộ giải thoát
Học pháp thường kỳ🞄 01/12/2020
Mục đích tối hậu của Sa-môn, của người xuất gia tu sĩ đạo Phật là diệt hết phiền não, đạt được Niết bàn đấy là mục đích cứu kính tối hậu. Vậy xuất gia là gì?
Xuất gia là gì? Điều kiện để xuất gia tầm cầu giác ngộ giải thoát
Học pháp thường kỳ 🞄 01/12/2020
Mục đích tối hậu của Sa-môn, của người xuất gia tu sĩ đạo Phật là diệt hết phiền não, đạt được Niết bàn đấy là mục đích cứu kính tối hậu. Vậy xuất gia là gì?
Lễ Hằng thuận là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa việc tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa
Học pháp thường kỳ🞄 28/11/2020
Lễ Hằng thuận là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam nhiều bạn trẻ đã lựa chọn tổ chức Hằng thuận. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của buổi lễ này là gì
Lễ Hằng thuận là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa việc tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa
Học pháp thường kỳ 🞄 28/11/2020
Lễ Hằng thuận là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam nhiều bạn trẻ đã lựa chọn tổ chức Hằng thuận. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của buổi lễ này là gì
Thông báo chương trình trực tuyến
Học pháp thường kỳ🞄 22/11/2020
Thông báo chương trình trực tuyến. Ngày 08/10/Canh Tý (tức 22/11/2020). Nội dung chi tiết:- 7h40: Thọ nhận Bát Quan Trai giới...
Thông báo chương trình trực tuyến
Học pháp thường kỳ 🞄 22/11/2020
Thông báo chương trình trực tuyến. Ngày 08/10/Canh Tý (tức 22/11/2020). Nội dung chi tiết:- 7h40: Thọ nhận Bát Quan Trai giới...
Mộ kết là gì? Giải mã hiện tượng mộ kết qua lăng kính của đạo Phật
Học pháp thường kỳ🞄 18/11/2020
Hiện nay rất nhiều người lo sợ về hiện tượng mộ kết. Họ không biết phải giải quyết khi sang cát (bốc mộ) mà xác chết người thân vẫn chưa phân hủy thế nào?
Mộ kết là gì? Giải mã hiện tượng mộ kết qua lăng kính của đạo Phật
Học pháp thường kỳ 🞄 18/11/2020
Hiện nay rất nhiều người lo sợ về hiện tượng mộ kết. Họ không biết phải giải quyết khi sang cát (bốc mộ) mà xác chết người thân vẫn chưa phân hủy thế nào?
Phật tử tinh tấn tham gia thời khóa sám hối trực tuyến - ngày 29/9/Canh Tý
Học pháp thường kỳ🞄 16/11/2020
Dù không thể về chùa nhưng hiểu được lợi ích của Pháp sám hối trong nhà Phật, Phật tử chùa Ba Vàng đã đồng hướng tâm, tinh tấn tu tập và thực hành...
Phật tử tinh tấn tham gia thời khóa sám hối trực tuyến - ngày 29/9/Canh Tý
Học pháp thường kỳ 🞄 16/11/2020
Dù không thể về chùa nhưng hiểu được lợi ích của Pháp sám hối trong nhà Phật, Phật tử chùa Ba Vàng đã đồng hướng tâm, tinh tấn tu tập và thực hành...
“Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình là đúng nhân quả”!
Học pháp thường kỳ🞄 03/11/2020
Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình đây là việc chưa bao giờ là việc dễ dàng! Trong cuộc sống, khi có ai đó mắc lỗi với mình chúng ta sẽ cần phải
“Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình là đúng nhân quả”!
Học pháp thường kỳ 🞄 03/11/2020
Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình đây là việc chưa bao giờ là việc dễ dàng! Trong cuộc sống, khi có ai đó mắc lỗi với mình chúng ta sẽ cần phải
Phật tử tinh tấn tu tập - thiết thực báo đền ân Sư Tổ
Học pháp thường kỳ🞄 10/10/2020
Ở tại gia, các Phật tử đã cùng nhau theo dõi chương trình trực tuyến qua mạng Internet, phát nguyện thọ trì Bát quan trai giới... tinh tấn tu tập...
Phật tử tinh tấn tu tập - thiết thực báo đền ân Sư Tổ
Học pháp thường kỳ 🞄 10/10/2020
Ở tại gia, các Phật tử đã cùng nhau theo dõi chương trình trực tuyến qua mạng Internet, phát nguyện thọ trì Bát quan trai giới... tinh tấn tu tập...
Dấu ấn đặc biệt về vị Tổ Sư tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn tạo tự chùa Ba Vàng
Học pháp thường kỳ🞄 08/10/2020
Nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Tổ Sư Tuệ Bích Phổ Giác. Vậy Ngài là ai?...
Dấu ấn đặc biệt về vị Tổ Sư tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn tạo tự chùa Ba Vàng
Học pháp thường kỳ 🞄 08/10/2020
Nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Tổ Sư Tuệ Bích Phổ Giác. Vậy Ngài là ai?...
Pháp thoại ý nghĩa trong ngày giỗ Đức Tổ sư: “Người cư sĩ cao quý”
Học pháp thường kỳ🞄 08/10/2020
Nhân ngày giỗ Tổ sư Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác, Sư Phụ đã truyền trao cho hàng đệ tử Phật Pháp thoại: “Người cư sĩ cao quý”...
Pháp thoại ý nghĩa trong ngày giỗ Đức Tổ sư: “Người cư sĩ cao quý”
Học pháp thường kỳ 🞄 08/10/2020
Nhân ngày giỗ Tổ sư Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác, Sư Phụ đã truyền trao cho hàng đệ tử Phật Pháp thoại: “Người cư sĩ cao quý”...
Kinh doanh dẫn đến thua lỗ phải làm cách nào để hóa giải vận đen?
Học pháp thường kỳ🞄 05/10/2020
Bên cạnh những người thành công vượt ngoài mong đợi lại có người vận đen liên tục kéo đến dẫn tới thất bại. Điều này có do luật nhân quả chi phối hay không?
Kinh doanh dẫn đến thua lỗ phải làm cách nào để hóa giải vận đen?
Học pháp thường kỳ 🞄 05/10/2020
Bên cạnh những người thành công vượt ngoài mong đợi lại có người vận đen liên tục kéo đến dẫn tới thất bại. Điều này có do luật nhân quả chi phối hay không?
Lý giải quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” theo lăng kính đạo Phật
Học pháp thường kỳ🞄 03/10/2020
“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Chó đến nhà, gia chủ sẽ được nhiều điều may mắn, tốt đẹp, gia đình sẽ gặp những chuyện xui xẻo khi mèo vào nhà
Lý giải quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” theo lăng kính đạo Phật
Học pháp thường kỳ 🞄 03/10/2020
“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Chó đến nhà, gia chủ sẽ được nhiều điều may mắn, tốt đẹp, gia đình sẽ gặp những chuyện xui xẻo khi mèo vào nhà
Tết Trung thu: Hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của đêm Trăng rằm tháng 8
Học pháp thường kỳ🞄 28/09/2020
Tết Trung thu trong mắt trẻ em là mâm cỗ bánh kẹo đủ đầy hấp dẫn, là được cùng nhau vui đùa, hát ca, rước đèn ông sao rộn rã.
Tết Trung thu: Hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của đêm Trăng rằm tháng 8
Học pháp thường kỳ 🞄 28/09/2020
Tết Trung thu trong mắt trẻ em là mâm cỗ bánh kẹo đủ đầy hấp dẫn, là được cùng nhau vui đùa, hát ca, rước đèn ông sao rộn rã.